Cân nhắc thu phí khí thải: Phí có chồng phí?
Các ý kiến đều khẳng định việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, tránh phí chồng phí.
Dư luận đang rấ quan tâm đến việc Bộ Tài chính thúc giục các Bộ, ngành khẩn trương cho ý kiến về phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải để Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thu phí theo thẩm quyền.
Bày tỏ quan điểm về đề xuất thu phí môi trường đối với khí thải, các ý kiến đều khẳng định việc thu phí phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, tránh phí chồng phí, cuối cùng người thiệt thòi lãnh đủ vẫn là người dân.
Theo GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, xu hướng chung ở các nước đều đánh thuế, phí môi trường, nhưng ở Việt Nam hiện nay, người dân đã phải đóng thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu, nếu lại thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, liệu có khiến phí chồng phí?
“Thu thuế, phí môi trường là đúng nhưng thu bao giờ, vào thời điểm nào? Nếu thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì không được thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu mà từ 1/1/2019 sẽ tăng kịch trần (lên 4.000 đồng/lít xăng – PV) nữa. Nếu thu như vậy, khác nào người dân chạy xe bằng nhiên liệu hóa thạch lại phải đóng phí lần nữa.
Bên cạnh đó, nếu thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, phạm vi, đối tượng nộp phí sẽ rất lớn, liệu người ta có chịu nộp hay không? Vì vậy, Việt Nam cũng phải hết sức thận trọng, phân loại cho rõ để không trùng lặp và tính toán thời điểm vì việc thu phí động chạm đến nhiều người”, GS.TSKH Phạm Phố phân tích.
Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cùng chia sẻ quan điểm, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cũng cho rằng, việc thu thuế, phí bảo vệ môi trường là đúng và nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nhưng ở Việt Nam lại có điểm khác. Đó là việc quản lý các loại khí thải chưa được quy định chi tiết, dễ dẫn đến phí chồng phí, điển hình là việc chủ phương tiện giao thông đã phải đóng thuế bảo vệ môi trường khi mua xăng, nếu lại đóng thêm phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì không hợp lý.
Chưa kể, không phải loại hình nào, động cơ nào, phương tiện nào cũng xả thải ra môi trường giống nhau. Chính vì thế, “đối tượng nào phải nộp phí thì phải tính toán rất kỹ càng, cụ thể do liên quan đến nhiều ngành nghề, từ đó nghiên cứu đề xuất phương án thu phí sao cho công bằng, minh bạch, tránh phí chồng phí, đừng để cuối cùng người dân phải gánh chịu tất cả”, ông Bùi Danh Liên nói.
Các ý kiến đều nhấn mạnh, phải làm sao thu ít nhất đối với người dân vì phạm vi thu phí môi trường rất rộng.
GS.TSKH Phạm Phố lo ngại: “Một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người của người dân mới hơn 2.200 USD/người/năm lại phải gánh chịu nhiều loại thuế, phí thì khó phát triển. Không thể vì tăng thu cho ngân sách nhà nước mà quên mất đời sống của nhân dân”.
Cũng theo vị chuyên gia, nếu chỉ tính riêng mặt hàng xăng dầu, nếu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được áp dụng, cùng với các loại thuế, phí khác đã áp dụng với mặt hàng này trước đó (chẳng hạn, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp), chắc chắn giá xăng dầu sẽ bị đẩy lên. Hệ quả là nó sẽ kéo giá thành sản xuất tăng theo bởi đây là đầu vào của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế, dù tăng giá thế nào thì người dân, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng.
“Giá các mặt hàng tăng cao sẽ khiến người dân thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp không bán được hàng, mà như vậy không có động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Thuế, phí là nguồn thu quan trọng của ngân sách, nhưng đừng chỉ chăm chăm nghĩ đến chuyện thu sao cho nhiều, phải khoan sức dân, nghĩ đến đời sống nhân dân.
Hiện nay, giá nhiên liệu trên thế giới giảm thì trong nước có giảm theo nhưng giá các mặt hàng, loại hình khác không giảm, như giá vận tải, giá hàng tiêu dùng. Lương tối thiểu tăng lên kéo theo nhiều thứ khác tăng lên, từ bảo hiểm xã hội đến giá y tế… Thử hỏi người dân được hưởng lợi chỗ nào và được bao nhiêu?
Mỗi năm Việt Nam thu được bao nhiêu tiền thuế, phí môi trường, thất thoát vì tham ô, lãng phí là bao nhiêu, ai sẽ tính?”, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn trăn trở.
Theo Datviet
Ngày mai, giá xăng dầu sẽ giảm ở đợt điều chỉnh cuối cùng của năm 2018?
Khi giá xăng dầu trên thế giới vẫn tiếp tục đi xuống thì rất có thể giá xăng dầu trong nước sẽ giảm vào kỳ điều chỉnh ngày mai 21/12 - kỳ điều hành giá cuối cùng của năm 2018.
Lần điều chỉnh giá xăng dầu cuối cùng của năm 2018 vào ngày mai 21/12, giá xăng rất có thể sẽ tiếp tục giảm.
Theo chu kỳ, ngày mai (21/12) liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ công bố thông tin về việc điều hành giá xăng dầu.
Số liệu về giá xăng thành phẩm bình quân tại thị trường Singapore do Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 19/12 cho thấy, mặt hàng này tiếp tục có xu hướng giảm.
Cụ thể, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ mới đối với RON 92 là hơn 59 USD một thùng, giảm 3,4% so với chu kỳ trước. Còn RON 95 là hơn 61 USD một thùng, giảm gần 3%.
Trước đà giảm giá của thị trường xăng dầu thế giới, rất có thể tại kỳ điều chỉnh mới vào ngày mai (21/12), giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm giá.
Tuy nhiên, theo dự đoán, mức giảm giá xăng dầu ngày mai sẽ không mạnh như tại 3 kỳ điều chỉnh gần đây.
Theo tính toán, nếu cơ quan quản lý giữ nguyên quỹ bình ổn, giá xăng chỉ có thể giảm quanh mức 200-400 đồng/lít.
Trước đó, bình quân giá thành phẩm xăng thế giới 15 ngày trươc ngày 6/12 năm 2018 là: 61,016 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 62,845 USD/thùng xăng RON95; 74,325 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 76,287 USD/thùng dầu hỏa; 408,155 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.
Nếu kỳ điều chỉnh ngày mai 21/12 tiếp tục được giảm thì giá xăng đã có tổng cộng 5 lần điều chỉnh giảm liên tiếp kể từ ngày 22/10. Tại kỳ điều chỉnh gần đầy nhất vào ngày 6/12, giá các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm khá mạnh. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 1.446 đông/lit; xăng RON95 giảm 1.513 đông/lit. Còn dầu diesel giảm 1.379 đông/lit; dầu hỏa giảm 990 đông/lit; Dầu mazut giảm 784 đông/kg.
Kỳ điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày mai (21/12) sẽ là lần điều hành giá cuối cùng của năm 2018, khép lại một năm với nhiều biến động của giá xăng dầu.
Theo Danviet
Thêm thuế phí đánh mạnh vào túi tiền dân: Ai còn dám mơ đi ô tô Để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao. Cho nên nếu ô tô, xe máy "gánh" thêm phí bảo vệ...