Cân nhắc dừng dự án chưa giải phóng mặt bằng
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong bối cảnh thị trường khó khăn kéo dài, để tránh thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp bất động sản nên cân nhắc dừng những dự án chưa giải phóng xong mặt bằng.
Thị trường bất động sản đang trong bối cảnh khó khăn, giá nhà ở sụt giảm ở tất cả các phân khúc trên thị trường. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch .
Việc khó khăn kéo dài đã khiến các doanh nghiệp bất động sản suy kiệt về tài chính đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án. Khi thị trường trầm lắng, những doanh nghiệp này đã bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Video đang HOT
Vì vậy, tại buổi họp báo với các doanh nghiệp bất động sản mới đây, trả lời báo chí, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã đưa ra lời khuyên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp phải tự chủ động tìm cách tháo gỡ khó cho chính mình.
Trong đó, những dự án nào chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng thì nên dừng và có chính sách động viên nhà đầu tư, tránh tình trạng thu hồi tràn lan, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
“Thời điểm này, những dự án chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng nên dừng lại thì sẽ tốt hơn… Nếu cứ tiếp tục triển khai đầu tư theo phong trào như trước đây sẽ đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản do nguồn hàng tồn kho lớn hơn so với nhu cầu thực” – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, trước mắt, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện chính sách và việc giải quyết bài toán về thị trường bất động sản hiện nay sẽ phải xuất phát từ chính thực tiễn. Bộ Xây dựng đang giao các đơn vị chức năng tập trung tính toán lại tổng thể cung – cầu trên phương diện vĩ mô, thông qua việc đánh giá lại toàn bộ quỹ đất của các dự án đã được duyệt.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương rà soát tình hình các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dựng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo Dantri
Cân nhắc một dự án thủy điện
Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai để trao đổi những vướng mắc dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A - Ảnh: K.C
Ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Đức Long Gia Lai (viết tắt ĐLGL), nêu vướng mắc: "Với hơn 5 năm chuẩn bị thủ tục, cùng hàng trăm văn bản nhưng đến nay dự án vẫn chưa được triển khai". ĐB Dương Trung Quốc chia sẻ: "Ý kiến của nhà đầu tư đáng phải suy nghĩ. Một doanh nghiệp chuẩn bị dự án trong thời gian dài, thực hiện đúng quy trình, nhưng không có một cơ quan nào phản biện lại đánh giá tác động môi trường, mà thay vào đó chỉ có các nhà khoa học".
PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện TN-MT (đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường), cho biết thủy điện Đồng Nai 6 có công suất 180 MW, thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau đó, ĐLGL đã thay đổi dự án thành 2 bậc thang là Đồng Nai 6 và 6A với tổng công suất 241 MW, có tổng sản lượng điện trên 929 triệu KWh/năm. Theo phương án này, diện tích chiếm đất của 2 thủy điện là 1.954 ha. Trong đó 372 ha thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên và 1.222 ha diện tích đất thuộc rừng phòng hộ của Đắk Nông và Bình Phước. Số dân bị ảnh hưởng phải tái định cư là 33 hộ (165 nhân khẩu) và phải di dời 3 công trình công cộng.
Dự án thủy điện được thiết kế theo dạng bậc thang, nhà máy đặt sau đập (tương tự như nhà máy thủy điện Trị An), nước tràn qua tua bin phát điện trả lại ngay dòng sông nên không gây ra "đoạn sông chết". Quá trình thực hiện dự án, đã có 7 bộ, ngành và UBND các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông phê duyệt và cho phép chuyển đổi các phần diện tích chiếm đất tương ứng từ đất lâm nghiệp sang xây dựng thủy điện. Bộ NN-PTNT đánh giá 2 dự án này có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, tuy nhiên không đến mức thay đổi tiêu chí, mục đích nội dung xác lập Vườn quốc gia Cát Tiên.
Tham gia ý kiến, ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT Đồng Nai, cho rằng: "Dù dự án không nằm trên địa bàn, nhưng rõ ràng khi xây dựng thủy điện trên sông Đồng Nai, thì phía hạ lưu ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tôi cũng băn khoăn với đánh giá tác động môi trường khi mà trước đây các nhà khoa học phát biểu hoàn toàn trái ngược. Họ cho rằng dự án thủy điện 6 và 6A ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, bảo tồn thủy văn, ảnh hưởng dòng chảy, khu vực ngập nước Bàu Sấu... Do đó, cần phải đánh giá thêm". Ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đồng Nai, đề nghị ĐLGL làm rõ báo cáo đánh giá tác động môi trường ảnh hưởng thế nào đến diện tích rừng bị mất, và tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia. "Vừa qua động đất tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gây hoang mang cho người dân, không biết chủ đầu tư làm thủy điện có tính đến yếu tố động đất hay không?", ông Vở đặt câu hỏi.
Kết thúc cuộc họp, ĐBQH Dương Trung Quốc cho biết vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến 2 dự án này, tuy nhiên Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp, ghi nhận ý kiến (kể cả trách nhiệm quản lý nhà nước) để phản ánh tại diễn đàn Quốc hội trong thời gian tới.
Theo TNO
Tăng phí trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài: Nghịch lý Phí qua trạm thu Bắc Thăng Long - Nội Bài dự kiến sẽ tăng lên 1,5 lần so với hiện tại. Thông tin này vừa đưa ra đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ dư luận. Nghịch lý là người tham gia giao thông sẽ phải bỏ thêm tiền để mua một loại hàng hóa đã cũ nát, chất lượng kém....