Căn nhà trống trơn của gia chủ mắc ‘bệnh’ ngăn nắp
Nhờ 40 m2 tủ, gia đình chị Vũ Lê Thu Trang dù nhiều đồ đạc vẫn trông như trống trơn.
Tự nhận mình là người mắc “bệnh” ngăn nắp, chị Vũ Lê Thu Trang muốn nơi ở của mình có thể “hô biến trong một nốt nhạc”, tức là gia chủ chỉ cần cất hết vào tủ là nhà lại trống trơn như chưa từng có gì.
Để đáp ứng nhu cầu này, căn hộ rộng 136 m2 gia đình chị đang ở được bố trí nhiều loại tủ.
Phòng khách và phòng ăn nhà chị Trang. Gia chủ không sử dụng bàn trà để có thêm khoảng trống. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Căn hộ của gia đình chị Trang vốn có ba phòng ngủ, sau được cải tạo thành hai phòng ngủ và một phòng làm việc thiết kế theo không gian mở. Mọi phòng, từ phòng ngủ, phòng làm việc đến phòng khách, bếp, hai toilet và nhà kho đều có tủ.
Căn nhà có ba kiểu tủ. Tủ thấp tích hợp bên dưới các băng ghế ngồi, tủ cao từ sàn tới trần và tủ chạm trần nhưng cách mặt sàn một khoảng. Diện tích các tủ đều từ 5 m2 trở lên. Tổng cộng, căn hộ có khoảng 40 m2 tủ.
Nhờ hệ tủ lớn khắp nhà, gia đình có trẻ sơ sinh, con gái lớn thích làm bánh và tập ba loại nhạc cụ, mẹ “nghiện” nấu bếp và bố mê pha chế rượu của chị Trang thoải mái cất đồ nghề, máy móc. “Chỉ cần đóng tủ là cảm giác nhà mình chẳng bao giờ nấu nướng, không hề bỉm sữa”, chị Trang nói.
Video đang HOT
Nhà nhiều tủ, chị Trang còn có thể tối ưu hóa không gian cho con nhỏ bò, chạy, chơi mô hình to mà không sợ vướng víu. Như vậy, bố mẹ cũng yên tâm hơn khi trông con, thỉnh thoảng cho phép mình lơ là để làm việc khác.
Ngoài hệ tủ, vợ chồng chị Trang dành nhiều tâm huyết cho nội thất. Để có được các đồ dùng như hiện tại, họ mất gần 10 năm mua sắm. Thay vì mua những thứ bắt mắt, gia chủ ưu tiên tính tiện nghi và lâu bền. Bên cạnh đó, trước khi sắm bất cứ món nội thất nào, họ đều cân nhắc và tìm hiểu rất lâu, nhờ đó không tốn tiền vô ích và không bị chật nhà. “Mỗi món đồ hiện có trong nhà đều nặng tình nặng nghĩa”, chị Trang nói.
Nhờ thiết kế nhà theo tông trầm và tối giản, vợ chồng chị Trang có những bức ảnh đẹp mà không lo nội thất “đẹp và bắt sáng” hơn mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Một điều nữa chị Trang thích ở căn hộ là “ánh sáng và gió tươi”. Tùy theo mỗi khung giờ và nắng mưa, không gian lại có một gam màu khác, tạo nên sự thú vị chứ không hề u buồn. Kết hợp với rèm sáo gỗ ở khung cửa sổ ngay chính phòng khách và bàn ăn, căn nhà giúp gia chủ dễ dàng tạo bóng, đánh sáng để có những tấm hình nghệ thuật ngay trong chính tổ ấm của mình.
Minh Trang
Không gian sống tràn ngập màu sắc, tươi mới với nội thất họa tiết hình học
Đẹp, độc đáo và hiện đại trong bộ sưu tập nội thất với các họa tiết hình học trên chất liệu gỗ đã tạo nên một phong cách mới lạ, phù hợp cho lựa chọn của gia đình, home stay hay hotel, resort.
Với họa tiết hình học kết hợp với màu sắc nổi bật trên nội thất gỗ đã phá bỏ mọi nguyên tắc thiết kế cổ điển, cứng nhắc, đem tới cảm giác phóng khoáng, thời thượng nhưng không kém phần tinh tế.
Dưới đây là một vài gợi ý về nội thất gỗ có họa tiết hình học do Công ty thiết kế nội thất Woodecor thiết kế, theo Woodecor các họa tiết hình học được thực hiện hoàn toàn thủ công bằng cách cắt xếp, dán ép từng thanh gỗ tự nhiên với màu sắc khác nhau, có thể tô thêm màu để tạo nên sự thú vị.
Không gian phòng khách không cần các chi tiết quá rườm rà, chỉ cần một bộ sofa với bàn trà tone màu xanh - vàng đồng màu với kệ trang trí và bức tranh treo tường, kết hợp với sàn gỗ tạo nên một vẻ đẹp hài hòa đầy thanh lịch.
Những gam màu tươi sáng, bắt mắt cùng sự kết hợp khéo léo để tạo điểm nhấn bài trí giúp không gian ngôi nhà thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đối với bếp ăn bố trí một chiếc bàn có họa tiết hình học trong không gian mở giúp gia chủ cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Không gian phòng ngủ đơn giản, mộc mạc nhưng tạo cảm giác bình yên, thư thái. Đồ nội thất tối giản giúp tiết kiệm diện tích tối đa. Theo Công ty thiết kế nội thất Woodecor để thiết kế đầy đủ bộ nội thất trong một phòng ngủ cho gia đình bằng chất liệu gỗ tần bì có chi phí khoảng 40 triệu đồng.
Căn phòng nhỏ vẫn đẹp tinh tế bởi sự kết hợp giữa nội thất gỗ họa tiết hình học và đồ decor phù hợp với không gian
Ở từng góc nhỏ những họa tiết cùng màu sắc đều mang đến sự tinh tế, nhẹ nhàng.
NGA NGUYỄN/ẢNH: WOODECOR
Thiết kế nhà trong nhà đặc biệt ở Đà Nẵng Thiết kế một căn nhà nhỏ nằm trong căn nhà lớn hơn như thể nhà trong nhà là sáng tạo của KTS Lê Vinh, Nguyễn Cường (IZ Architects) trong dự án DT house. DT house là một ngôi nhà nhỏ với diện tích 100 m, được hình thành từ ý tưởng về một không gian sống dễ chịu, thoải mái trong khí hậu...