Căn nhà Nobita đang ở có giá bao tiền?
Nghiên cứu về nhà đất của một tác giả viết tiểu thuyết tại Nhật Bản sẽ khiến người xem phải bất ngờ về sự thú vị xoay quanh căn nhà của Nobita.
Nếu là một fan hâm mộ anime cứng cựa, chắc hẳn bạn đã từng xem qua những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật như Doraemon, thủy thủ Mặt Trăng, thám tử lừng danh Conan, v.v… . Không giống như các bộ phim hiện đại lấy đề tài cổ trang hay xuyên không, các bộ anime truyền thống thường lấy bối cảnh ở thời điểm hiện tại, nơi các nhân vật chính thường có lối sống bình thường như những người khác trong xã hội.
Rất nhiều fan đã xem phim và đều có nhận xét chung rằng, nhà của các nhân vật chính như Nobita hay Usagi trong thủy thủ mặt trăng tuy trông khá cơ bản, nhưng đều rất ấm cúng và phù hợp để sống trong thời gian dài. Một số người thậm chí còn dò hỏi xem sẽ phải chi ra bao nhiêu để có được một căn nhà trông giống như vậy.
Nhà của Nobita trong Doremon
Mới đây, một tác giả tiểu thuyết tại Nhật có biệt danh là Sow đã chia sẻ lên trang mạng xã hội Twitter về vấn đề khá thú vị này. Anh đã so sánh những căn nhà nổi tiếng trên anime với giá cả những căn nhà ngoài đời thực và đưa ra kết luận cuối cùng rằng – bạn phải là đại gia thì mới mua nhà như trên anime được.
Anh ta đưa ra ví dụ đầu tiên về căn nhà trong bộ phim Sazae-san, một trong những bộ anime nổi tiếng nhất tại xứ hoa anh đào. Theo đó, một căn nhà đủ lớn để chứa được 2 thế hệ gia đình và nằm ở thành phố Tokyo có giá là 1,3 triệu USD (khoảng 30 tỷ VND). Đây là một mức giá không mềm tí nào, kể cả với một đất nước có đời sống và kinh tế khá tốt như Nhật Bản.
Tiếp theo là căn nhà của gia đình Nobi, một căn nhà mang phong cách của những năm 1970. Một căn nhà 2 tầng như thế này nằm ở khu Nerima, phía Tây Bắc Tokyo có giá vào khoảng 616 nghìn USD (khoảng 14 tỷ VND). Nếu nhà Nobi không mua mà đi thuê căn nhà này thì mỗi tháng cũng sẽ phải bỏ ra tầm 32 – 35 triệu VND.
Video đang HOT
Nhà của cậu nhóc Shinnosuke trong bộ Shin, cậu bé bút chì nằm ở Kasukabe, tỉnh Saitama. Giá nhà đất ở tỉnh này có vẻ “mềm” hơn so với Tokyo khá nhiều, nên căn nhà chỉ tốn khoảng 176 nghìn USD (khoảng 4 tỷ VND) mà thôi. Ngoài ra, Sow cũng chỉ ra rằng mẹ của cậu nhóc Shin cũng chỉ ở nhà làm nội trợ mà gia đình họ vẫn có xe riêng, có nghĩa là người cha kiếm tiền khá tốt.
Cuối cùng là căn nhà của cô bé Usagi, thủy thủ Mặt Trăng nằm ở khu Azabu-Juban, Tokyo. Một căn biệt thự với vườn như thế này hiện giờ đang có giá khoảng… 4 triệu USD (khoảng 93 tỷ VND). Mà đó là chưa kể giá nhà đất hiện nay đã giảm đáng kể so với lúc thủy thủ Mặt Trăng bắt đầu lên sóng, có nghĩa là căn nhà của gia đình Usagi lúc mới mua còn đắt hơn thế rất nhiều!
Một điều khá thú vị mà Sow cũng chỉ ra trong nghiên cứu của mình là việc Tokyo thay đổi đã ảnh hưởng tới cốt truyện anime – manga như thế nào. Giờ đây, mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn nên các tác giả thường không ở lại Tokyo nữa mà chuyển sang các vùng lân cận. Tương tự như thế, các nhân vật của họ cũng được chuyển sang ở vùng lân cận Tokyo. Ngoài ra, bối cảnh của hầu hết các nhân vật anime – manga hiện đại là sống một mình mà không có gia đình, thay vì việc sống chung cùng gia đình với người bố là trụ cột tài chính như trước đây.
Thủy thủ Mặt Trăng từng suýt trở thành 'nàng công chúa Disney'
Nhờ việc thâu tóm các công ty khác vào cuối thập niên 1990, Disney từng có lúc giữ bản quyền "Sailor Moon" trong tay để làm phim điện ảnh.
Disney giờ đã trở thành đế chế hùng mạnh, luôn biết cách chiều lòng khán giả đại chúng. Không chỉ phát hành những tựa phim nổi tiếng toàn cầu, "nhà Chuột" còn sở hữu "con gà đẻ trứng vàng" là kho tàng phim vốn đã rất thành công để làm ra thêm vô số phiên bản mới.
Nhưng Disney không phải lúc nào cũng là ông lớn. Vị thế hiện tại của hãng chỉ chớm nở sau một chuỗi tác phẩm thành công những năm cuối 1980 và 1990, hay còn được gọi là "thời kì Phục hưng của Disney", với Aladdin (1992) hay The Lion King (1994).
Sailor Moon từng có lúc thuộc quyền sở hữu của Disney tại Mỹ.
Năm 1996, Disney mua lại Công ty Phát sóng Mỹ (ABC) và thôn tính luôn đơn vị sản xuất hoạt hình trực thuộc có tên DiC. Người hâm mộ trung thành của DiC lập tức hiểu ra rằng "nhà chuột" muốn tận dụng tài nguyên giàu có của đơn vị này để làm phim, bao gồm Sailor Moon.
Ở thời điểm đó, phim chuyển thể từ anime do người đóng (live-action) chưa phổ biến như hiện nay. Song, Disney đã nung nấu ý định đưa các nữ thủy thủ lên màn ảnh lớn.
Thời cơ tưởng chừng chín muồi khi DiC đã cắt dựng lại bộ phim hoạt hình ưa thích của nhiều thế hệ khán giả trở nên phù hợp hơn với thị trường Mỹ, còn giám đốc điều hành của Disney khi đó là Michael Eisner nắm quyền quyết định đối với hai mùa đầu tiên của series.
Nhưng "nhà chuột" rốt cuộc không bao giờ có cơ hội biến cô gái Usagi Tsukino trở thành Công chúa Serenity của Disney.
Usagi Tsukino trong hình dáng Thủy thủ Mặt Trăng.
Những tin đồn xoay quanh phiên bản điện ảnh của Thủy thủ Mặt Trăng
Rất ít tin tức trong ngành về bộ phim còn sót lại. Điều đó chứng tỏ rằng dự án chưa bao giờ chính thức khởi động. Trong bài viết nói về bản-live action của Mr. Magoo vào năm 1997, tạp chí Variety tiết lộ Đường Quý Lễ (Stanley Tong) được chỉ định làm đạo diễn cho Sailor Moon phiên bản Mỹ hóa.
Ông vốn là người đứng sau nhiều tựa phim võ thuật đỉnh cao như Rumble in the Bronx hay loạt phim Câu chuyện cảnh sát đình đám của Thành Long. Động thái cho thấy dự án Sailor Moon năm ấy dự kiến có nhiều phân đoạn hành động.
Thành Long bên cạnh đạo diễn Đường Quý Lễ.
Tuy nhiên, các tác phẩm chuyển thể cho khán giả Mỹ dưới trướng Disney của Đường Quý Lễ không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Mr. Magoo là một thảm họa khi phung phí tài năng của Leslie Nielsen, và không có gì mới mẻ so với nguyên tác hoạt hình.
Giới thạo tin, bao gồm trang Movie City News, cho biết ngôi sao Thelma & Louise là Geena Davis đã tham gia thương thảo để vào vai Nữ hoàng Beryl trong Sailor Moon. Ngoài ra, Wynona Ryder hay Elizabeth Shue có thể tham gia hàng ngũ các nữ thủy thủ cai quản Hệ Mặt Trời.
Nữ hoàng Beryl trong Sailor Moon.
Dự án tan tành khi DiC rời cuộc chơi
DiC "đường ai nấy đi" với Disney trước khi dự án được "bật đèn xanh". Xét đến chuyện những nội dung "nhà chuột" chuyển thể thành bản live-action quanh thời điểm đó như Inspector Gadget với Matthew Broderick đóng chính, Meet the Deedles (1998) hay Jungle 2 Jungle (1997) đều thất bại, đây có lẽ là tin mừng đối với người hâm mộ Thủy thủ Mặt Trăng. Họ chắc chắn không muốn các nhân vật mình yêu mến phải chịu chung số phận hẩm hiu.
Không chỉ vậy, Disney vào thập niên 1990 không phải là nhân tố duy nhất sẽ đẩy Sailor Moon vào ngõ cụt, nếu bộ phim thành hình. Bản thân DiC thường thẳng tay loại bỏ các nhân vật thuộc cộng đồng LGBTQ , giống như những gì Disney đã và đang làm.
Phiên bản live-action dành cho Thủy thủ Mặt Trăng của người Nhật Bản ra đời đầu thế kỷ XXI.
Ngoài ra, Sailor Moon chắc chắn gặp trắc trở trong khâu đầu tư, bởi Mr. Magoo và Inspector Gadget đều ưu tiên lợi nhuận chứ không phải nội dung hoặc fan nguyên tác.
Ngày nay, mọi chuyện đã đổi khác với hàng trăm triệu USD được Disney rót vào thể loại siêu anh hùng hay loạt Star Wars. Khi xưa, phim chuyển thể từ truyện siêu anh hùng, trừ Batman, đều thuộc hàng kinh phí thấp. Chỉ đến khi X-Men và loạt Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi chào sân, phản ứng từ thị trường mới khiến các nhà đầu tư bỏ thêm nhiều tiền hơn.
Sau này, đã có một series Sailor Moon do người đóng lên sóng truyền hình tại Nhật Bản. Suy cho cùng, khán giả có lẽ không có gì phải tiếc nuối về dự án đổ bể năm xưa.
Khám phá ứng dụng đang chiếu độc quyền bom tấn cung đấu Phượng Khấu Bên trong ứng dụng POPS cập nhật khá nhiều thể loại phim, nội dung gốc, TV Shows, các bộ phim hoạt hình nổi tiếng có bản quyền để người dùng tha hồ chọn lựa. Bên cạnh đó, tính năng cũng là một trong những điểm đáng chú ý của app. Ra mắt cuối năm 2019, POPS là ứng dụng xem nội dung giải...