Căn nhà “chắp vá” xinh xắn ở Hội An
Gọi là căn nhà “chắp vá ” vì được sửa sang từ những thứ “có gì dùng nấy”, nhưng điều này lại tạo nên nét độc đáo.
Là người Bảo Lộc chuyển đến làm việc và sinh sống ở Hội An, một nhóm bạn trẻ đã thuê và cải tạo lại một căn nhà, biến nó trở thành nơi nghỉ ngơi ấm cúng.
Căn nhà được gọi với cái tên vô cùng giản dị: “chắp vá”. Cái tên đó bắt nguồn từ việc được sửa sang từ những thứ “có gì dùng nấy”.
Cấu trúc nhà có sẵn, sau đó được trang trí và sửa sang lại theo nhu cầu.
Nhà có 3 phòng và 1 nhà gỗ nhỏ.
Tất cả đều làm từ cảm nhận và vật dụng cũng chủ yếu dùng đồ cũ mua lại, đồ gỗ đi lượm nhặt ngoài biển, ngoài đồng về tái chế sử dụng. Nhóm bạn trẻ cho hay, đi ngoài đường thấy cái gì người ta bỏ thì lại nhặt về đặng có lúc cần lại lấy ra dùng.
Luôn có mảng xanh trong nhà và cây cối được chọn là những loại dễ sống trong nhà, cây thủy sinh.
Vì khí hậu Hội An khá khắc nghiệt nên họ rất chú trọng vào mảng xanh để hè luôn cảm thấy mát mẻ và dễ chịu.
Phòng ngủ theo phong cách cổ điển. Tranh treo tường, đèn ngủ đều là đồ lượm và chế lại.
Video đang HOT
Vườn nhìn từ ban công phòng tầng 3.
Cầu thang lên lầu 3.
Khoảng sân vườn ngập cây xanh.
Góc thư giãn gần gũi với thiên nhiên.
Những món đồ nhặt nhạnh để trang trí trông khá vui mắt.
Một góc phòng dành cho con trai./.
Hà Phương
Chia sẻ cách làm bể cá siêu đẹp từ 2 thùng xốp của ông chồng quốc dân Hà Nội
Những ngày nghỉ dịch ở nhà, vợ chồng chị Mai Phương tận hưởng cuộc sống thật chậm rãi và ý nghĩa, đọc sách, ngắm cá, hít hà mùi hương thảo bay trong gió.
Ngắm nhìn bể cá cùng cây mọc xung quanh vô cùng xanh tươi, đẹp mắt, ai cũng sẽ bất ngờ khi chị Mai Phương tiết lộ chi phí "thi công" của hai vợ chồng.
5 mẹo hay giúp bạn có được một bể cá Aquarium đẹp hút hồn
Chị Mai Phương và anh Tuấn Anh đã từng sinh sống và học tập tại Ukraina. Hai vợ chồng chị về nước được vài năm và mới kết hôn gần đây.
Cuộc sống của chị cũng khá bận rộn với công việc hàng ngày làm về giáo dục tại một tập đoàn giáo dục.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị ở riêng tại một khu chung cư. Sẵn có khoảng ban công xinh xắn, thêm tình yêu với cá cảnh và thủy sinh, vợ chồng chị đã mua thùng xốp để tạo nên góc nhỏ sinh động cho căn nhà của mình.
Vợ chồng chị Mai Phương, anh Tuấn Anh đều yêu thích nuôi cá, trồng cây.
Hai vợ chồng quyết định tự làm bể thủy sinh bằng thùng xốp để thảnh thơi ngắm cá, đọc sách trong những ngày ở nhà.
Chị Mai Phương cho biết: "Mình và chồng đều yêu cá cảnh, thích trồng cây, đặc biệt là cây thủy sinh. Trước khi làm bể thủy sinh hiện tại, hai vợ chồng đã từng tập tành làm những bể kính nhỏ trong nhà. Vì thích nên tham gia rất nhiều nhóm thủy sinh, cũng như theo dõi nhiều kênh youtube về thủy sinh.
Khi có thời gian rảnh, vợ chồng mình bắt đầu suy nghĩ xem nên làm gì ngoài ban công cho thật độc đáo và sinh động. Bài toán được mình giao, chồng đã giải một cách nhanh chóng, thành quả ngoài sức mong đợi của mình".
Chồng chị Phương đã tham khảo và học được cách làm trên youtube nên đã mua vật liệu để mày mò hoàn thiện. Chi phí bao gồm thùng xốp, phân nền, đá nham thạch, đá kẹp kem, cây và cá khoảng 1 triệu rưỡi.
Góc bể thủy sinh được gắn keo và trát xi măng.
Quá trình hoàn thiện bể thủy sinh tại ban công nhà mình.
Chia sẻ về cách làm, vợ chồng chị Mai Phương cho biết: "Đầu tiên là thùng xốp mua về dính lại với nhau bằng keo silicon, sau đó cắt dáng thùng theo ý muốn. Khi keo khô bắt đầu trát xi măng. Lớp xi măng đầu tiên được trộn cùng cát, 2 lần sau chỉ trát mình xi măng.
Sau mỗi lần trát, chờ khoảng 1 - 2 ngày thì trát lớp tiếp theo. Sau khi đã trát đủ các lớp, đổ nước đầy bể xi măng để ra hết nhớt và mùi xi măng, làm đi làm lại vài lần, mỗi lần 1 ngày.
Chờ khi bể sạch, không còn mùi, tiếp tục trải đá nham thạch viền quanh bể, đổ phân nền vào giữa, sau đó trải một lớp nham thạch nữa để đảm bảo kín đáy và cuối cùng là trải sỏi sạn suối".
Góc bể xanh mát với những chú cá tung tăng bơi lội.
Góc nhỏ đẹp mát mắt ngay tại ban công.
Chị trồng thêm một số cây phía rìa bể tạo vẻ đẹp xanh tươi.
Khi hoàn thành bể, vợ chồng chị tiếp tục trồng các loại cây theo ý thích. Sau khi trồng thì đổ nước đầy bể và trong vòng một tuần thường xuyên thay nước giúp cây có nhiều CO2 để phát triển nhanh hơn. Khi cây phát triển ổn định, vợ chồng chị thả cá tạo vẻ đẹp sinh động cho bể thủy sinh.
Anh Tuấn Anh cũng thường 1 - 2 tuần thay nước, thay nửa bể. Khoảng 3 - 4 tuần sẽ tỉa cây. Bể để ngoài trời nên không tránh được rêu hại. Để hạn chế tình trạng này, anh Tuấn Anh mua tép và cá mún để chúng ăn rêu và ốc Nerita để ăn rêu ở thành bể.
Anh chị còn trồng thêm cây cảnh thủy sinh bên trong nhà.
Sở hữu góc xanh tươi, mát mắt sinh động với cá và cây, những ngày nghỉ dịch ở nhà trở thành những ngày vô cùng thảnh thơi, vui vẻ của cả hai vợ chồng.
Nhật Ánh
Ngôi nhà nhỏ được thiết kế theo phong cách nhà cổ Hội An đẹp bình yên dưới bóng cây xanh Ngôi nhà ở Hội An đẹp thân quen và ấm cúng này được các KTS kế thừa những tinh hoa, truyền thống của những ngôi nhà cổ Hội An kết hợp với đường nét hiện đại của kiến trúc đương thời. Nếu những ai có dịp đi ngang qua ngôi nhà trong một con phố nhỏ ở thành phố Hội An, mọi người...