Căn nhà 16m2 của người chi nửa tỷ nuôi đàn Poodle: Nấu ăn, tắm, vệ sinh chung chỗ, rợn người nhất là chiếc giường ngủ
Một căn nhà nhỏ, đồ đạc lộn xộn 50% của chủ, 50% của đàn cún khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Ở Hà Nội, nhiều người đã không còn xa lạ với hình ảnh một người phụ nữ cùng chiếc xe chở hàng chục chú chó Poodle. Được biết, danh tính của người phụ nữ này là bà Kim Quý (73 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bà đã nuôi dàn cún cưng này từ vài năm nay, trong đó có con được người gửi nhờ nuôi, có những con là bị bỏ rơi, được bà mang về chăm sóc.
Song dù đã biết đến bà Quý cùng những chú chó đáng yêu nhưng đến gần đây, dân tình mới được chiêm ngưỡng nơi ở cũng nơi bà nuôi đàn cún. Theo đó, trên kênh TikTok của Maysaa (2001) – nữ sinh Lào đang học tập và sinh sống tại Việt Nam đã đăng tải một đoạn clip đến thăm nhà của bà Quý. Đoạn clip hiện đang thu hút gần 700k lượt xem và hàng ngàn những bình luận bởi hé lộ nhiều điều độc lạ bên trong căn nhà.
Cụ thể, bà Quý cho biết căn nhà đang ở chỉ vỏn vẹn 16m2. Tuy nhiên, khi bước vào trong, không ít người phải ngỡ ngàng bởi không gian sống độc lạ, thậm chí có phần “rùng mình”. Bởi, trong một căn phòng rất nhỏ, chật hẹp, bà Quý bày biện đồ đạc kín bưng. Từ chiếc tủ chạn, nồi cơm điện, bếp núc cho đến cả một chiếc… bồn cầu đều ở chung trong một không gian.
Căn nhà nhỏ có bếp ăn, vệ sinh chung một chỗ.
Đồ đạc bày biện lộn xộn, chồng chất như núi.
Trong đoạn clip, bà Quý cũng tiết lộ mọi sinh hoạt đều chỉ ở trong căn nhà nhỏ xíu này. Vừa nấu ăn, vừa vệ sinh cá nhân một chỗ, khi nào cần đi tắm, sẽ quây nilon lại. Ngoài ra, vì nuôi hơn chục chú chó, bà Quý cũng để rất nhiều đồ đạc cho các bé như bếp nấu ăn riêng, bát, tủ thuốc,… Và một chuồng chó riêng dành cho những bạn cún đặc biệt ngay trong nhà.
Tiếp theo, để chuyển sang phòng ngủ, bà Quý chỉ lách que một khe rất hẹp. Xung quanh đó cũng được chất rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh như bạt, túi, hay những bức ảnh lưu niệm. Bước vào phòng ngủ, dù vẫn rất nhỏ nhưng có đầy đủ như tivi, ban thờ,… Tuy nhiên điều khiến mọi người chú ý là chiếc giường nhỏ xíu của bà Quý, chỉ nằm vừa đủ đúng một người.
Song, bà Quý cho biết chiếc giường này thường xuyên bị những chú chó leo lên, thậm chí đi vệ sinh tại đây nên bà phải dải thêm một chiếc khăn. Còn tối khi đi ngủ, sẽ dải thêm chiếu lên trên. Dẫu vậy, nhiều người vẫn cảm thấy ngỡ ngàng vì cách sinh hoạt cũng như mọi thứ trong căn nhà 16m2 này.
Một chuồng chó ngay trong nhà
Video đang HOT
Chiếc tủ thuốc của các bé cún
Chiếc giường của bà Quý vừa đúng 1 người nằm
Đặc biệt, trong nhà bà Quý còn có một món đồ nhìn “rùng rợn” khiến không ít người phải giật mình đó chính là bộ áo dài làm bằng tóc thật. Zoom kỹ từng chi tiết, dân tình “bật ngửa” vì những bộ tóc để hơn cả chục năm, những người cho tóc có người vẫn còn sống, có người đã qua đời. Bà Quý trưng bày trong một góc tại căn nhà của mình, và vẫn luôn tự hào khi giới thiệu về tác phẩm của mình.
Không ít dân tình bày tỏ, có thể đây là lối sống, cách mà bà Quý yêu thích và lựa chọn bởi nhà 16m2 vẫn có thể thiết kế hay bày biện khoa học, gọn gàng hơn. Netizen sau khi xem xong, đều cảm thấy vừa lo lắng, vừa “khó thở” bởi không gian sống rất chật hẹp, lẫn lộn mọi công năng, hay đồ của người và của các bạn cún đều để chung một chỗ.
Một số bình luận của cộng đồng mạng:
- “Nhìn căn nhà của bà mà mình ngộp thở luôn. Đúng là ai ở đâu có lẽ quen đó chứ mình chắc chắn sẽ không thể ở được”.
- “Cái này do bà thích vậy nhỉ, cảm giác lộn xộn quá, đồ đạc tùm lum”.
- “Nhà nhỏ mà còn rất nhiều đồ, điều dễ thấy trong những căn nhà phố nhỏ ở Hà Nội”.
- “Nhưng bày biện đồ đạc và sống như vậy cứ thấy bất an ấy mọi người. Đồ của người và cún cũng lẫn lộn nữa”.
Bộ áo dài bằng tóc do bà Quý làm
Bà bày tỏ cuộc sống này là do bản thân lựa chọn nên cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
Được biết, bà Kim Quý từng học làm tóc ở nước ngoài và bà là một người nghệ sĩ tóc chính hiệu. Nhiều người cũng cho hay, cuộc sống của bà trước đây rất khá giả, không giống như hiện tại. Chia sẻ trên truyền thông, bà Quý cho biết từ sau khi li dị chồng, cuộc sống của bà có nhiều thay đổi, có giai đoạn từng rơi vào trầm cảm.
Ngoài ra, cuộc sống như hiện tại là do bà yêu thích và lựa chọn bởi các con cũng rất thành công và nhiều lần ngỏ ý đưa mẹ về sống chung. Tuy nhiên, bà Quý muốn ở một mình, tự làm mọi thứ mình thích để không quá phiền tới ai.
Về những chú chó Poodle, bà Quý đầu tư rất nhiều tiền để nuôi và chăm sóc chúng. Mỗi ngày, bà phải chi từ 200.000 – 300.000 đồng để mua thức ăn cho đàn cún của mình. Chiếc xe mà bà thường sử dụng để chở chúng đi chơi cũng có giá lên tới 50 triệu đồng. Cộng thêm những chi phí khác, bà Quý từng cho biết đã chi cả 500 triệu đồng để nuôi được đàn cho đẹp như hiện tại.
Căn nhà 2 tầng của đại gia miền Tây từng tiêu hết 5 tấn vàng, mua máy bay riêng chỉ để đi thăm ruộng lúa
Hiện căn nhà này thành điểm đến thu hút nhiều người khi ghé Bạc Liêu.
Trong hành trình khám phá miền Tây sông nước, bạn không nên bỏ qua Bạc Liêu. Cách trung tâm TP.HCM khoảng 280km, với 6h đi ô tô, nơi đây mang nét yên bình vùng sông nước, với những địa danh lâu đời cùng nhiều giai thoại ly kỳ.
Một trong những điểm đến bạn không nên bỏ qua khi về thăm xứ đờn ca tài tử là ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy), người từng tiêu hết 5 tấn vàng của cha mẹ, theo sách "Công tử Bạc Liêu". Thậm chí, ông còn sắm cho mình cả máy bay riêng nhằm thăm ruộng vườn cho khỏi mệt và phục vụ các cuộc phiêu lưu của mình.
Nằm ở số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, TP.Bạc Liêu, căn nhà do ông Trần Trinh Trạch - cha của Công tử Bạc Liêu xây dựng trong vòng 2 năm, từ 1917-1919. Đến nay, công trình tồn tại hơn 100 năm nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành điểm check-in được nhiều du khách lựa chọn.
Mặt tiền căn nhà của gia đình Công tử Bạc Liêu. Ảnh: Henry Dương
Theo đó, căn nhà này do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây. Tuy nhiên, nội thất bên trong lại toát lại lên nét đẹp của kiến trúc phương Đông với 2 màu chủ đạo là vàng và trắng.
Ảnh: Henry Dương
Căn nhà của gia đình Công tử Bạc Liêu bao gồm 2 tầng và một sân thượng. Tầng 1 được chia thành 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và khu vực cầu thang dẫn lên lầu trên. Cầu thang lên tầng 2 được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn gồm 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Khu vực tầng 2 có 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh khác vô cùng tiện nghi.
Bước chân vào căn nhà này, bạn sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Theo đó, tất cả hoa văn trên trần nhà đều do họa sĩ người Pháp vẽ. Trải qua hơn 100 năm nhưng nước sơn, nét vẽ vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, những giá trị kiến trúc, nghệ thuật không những không bị lạc hậu so với thời thế mà trái lại càng trở nên quý giá hơn.
Hiện nay, bên trong ngôi nhà này, nhiều món đồ, vật dụng mà gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Thậm chí nhiều đồ dùng như máy nghe nhạc, điện thoại bàn vẫn còn hoạt động. Đặc biệt, chiếc ô tô được ông Trần Trịnh Trạch mua năm 1930 để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp về vẫn được trưng bày tại khu vực tầng 1.
Chiếc ô tô được mua từ năm 1930. Ảnh: Henry Dương
Hiện nay khi vào thăm nhà của Công tử Bạc Liêu, du khách sẽ phải mất khoản phí 30.000 đồng/người lớn/lần và 20.000 đồng/trẻ em/lần. Ngoài ra, để có thêm thông tin từng món đồ được trưng bày và những giai thoại cuộc đời công tử Bạc Liêu, bạn có thể cân nhắc thuê hướng dẫn viên.
Nhà của Công tử Bạc Liêu có vị trí khá thuận lợi. Sau khi ghé thăm nơi này, bạn có thể di chuyển để check-in một vài điểm đến khác như: chợ Bạc Liêu (300m), chùa Ông (800m), khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1,3km), Quảng trường Hùng Vương (1,5km).
Ngoài ra, khi về thăm xứ đờn ca tài tử, bạn có thể cân nhắc ghé thăm một vài điểm đến dưới đây
Cánh đồng điện gió
Điểm đến này hay Nhà máy Điện gió Bạc Liêu nằm ở ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm TP hơn 20km. Đây cũng là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa bên bờ biển với 62 trụ turbine. Việc nhà máy bố trí các turbine kết hợp với con đường nổi bằng bê tông, đi lại giữa các khu vực trong cánh đồng điện gió một cách dễ dàng, du khách đến đây có thể tha hồ check-in sống ảo trong khung cảnh đẹp tựa trời Âu.
Để có ảnh đẹp, bạn đứng càng xa càng tốt để có thể lấy hết toàn cảnh turbine.
Để sẵn ảnh đẹp, bạn nên đến đây vào thời điểm sáng sớm hoặc sau 16h, lúc trời không còn nắng quá gắt. Để tham quan và chụp hình tại đây, du khách cần mua vé vào cửa.
Chùa Xiêm Cán
Đây là ngôi chùa đặc trưng của người Khmer nằm ở xã hiệp Thành, TP. Bạc Liêu. Ấn tượng của du khách khi đến chùa là cổng được mô phỏng kiến trúc Angkor, phía trên có tượng rắn nhiều đầu, hình ảnh những thiếu nữ nhảy múa.
Du khách dễ dàng cảm nhận được không gian trang nghiêm và thanh bình của một ngôi chùa cổ hơn trăm năm.
Vào những dịp lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Sêne Đôlta (cúng ông bà), Ok Om Bok (cúng trăng), chùa thu hút đông đảo du khách nhất.
6 năm khó tin của 1 gia đình: Dung mạo lão hoá ngược của đôi vợ chồng nói lên tất cả! Ước mong của nhiều vợ chồng trẻ chỉ thế này thôi. Những bức ảnh chụp cùng gia đình, tưởng chừng đơn giản, nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn. Bởi khi nhìn vào các bức ảnh, bạn như sống lại trong quãng thời gian hạnh phúc và đáng nhớ trong quá khứ. Mỗi bức hình chỉ tốn vài giây để chụp, nhưng khi...