Căn nhà 10m2, 10 người ở và chuyện ăn ngủ phải canh giờ
Căn nhà vẻn vẹn chỉ 10m2 với một gác xép bé tẹo này là nơi sinh hoạt của 10 người khiến cuộc sống vô cùng bất tiện. Tất cả đều phải canh giờ ăn ngủ nghỉ, đi vệ sinh từng ly từng tí.
Con ngõ sâu hun hút đi vào căn nhà 9m2 mà người dân vẫn đồn thổi.
Nghe đồn, sống ở phố cổ “sướng lắm” vì cái gì cũng có, cái gì cũng tiện, ra đường là thấy ánh đèn văn minh. Thế nhưng chỉ có những người sống ở khu vực này mới thấm được nỗi khổ “không ai thấu” cảnh “đất chật người đông”. Trong đó, gia đình bà Đĩnh (80 tuổi) trên phố Hàng Chiếu là một ví dụ điển hình.
Nói là căn nhà cũng chẳng phải bởi vì nó không khác gì cái nhà kho cấp 4 ẩm thấp, tối tăm nằm khép nép trong con ngõ tối tăm bé tí tẹo “không lối thoát”.
Căn nhà 9m2, chiều ngang chỉ vẻn vẹn chưa đầy 1m. Nhà chỉ có một gác xép bé tẹo đến một đứa trẻ 10 tuổi nằm còn phải co quắp lại cho vừa chân. Vậy mà trong căn nhà nhỏ ấy, có đến tận 10 người cả già, cả trẻ, trải qua 3 thế hệ cùng sinh sống.
Vì nhà quá chật, lại đông người ở nên cách thức sinh hoạt của gia đình bà Đĩnh cũng việc ai nấy làm và tận dụng từng chỗ để ngủ nghỉ.
Đồ đạc nấu nướng được bày la liệt.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết trở nên oi bức, căn nhà này chẳng khác gì một lò hơi nóng hầm hập. Chỉ cần bước vào cửa, cái hơi nóng hầm hập sộc tới.
Bà Đĩnh bảo, người mà có sức khỏe không tốt lần đầu tiên mà tới nhà bà rất có thể bị “sốc nhiệt”.
Bà Đĩnh không nhớ chính xác gia đình bà đã sống ở đó bao lâu nay. Nhưng bao năm nay, ước mơ duy nhất của bà Đĩnh là thoát được khỏi đây, càng sớm càng tốt.
Trong căn nhà chật chội bà Đĩnh được ưu tiên ngủ trên giường.
Con dâu bà chia sẻ: “Trong không gian chật chội này cuộc sống sinh hoạt cứ chồng chéo nhau. Làm cái gì cũng phải ngó trước nhìn sau sợ đụng chạm. Khi người này ngồi ăn, người kia phải nằm ngủ hoặc đi ra ngoài để hít khí trời để còn tiết kiệm diện tích”.
Người phụ nữ tên M đang ăn cơm.
Video đang HOT
Thấy khách lạ tới thăm, chị M đang bưng dở bát cơm có vẻ không thích. Chị cau có: “Đang ăn em ơi”.
Nhìn quanh căn phòng ấy, diện tích chỉ để vừa 1 cái giường nhỏ, không còn lối đi lại, trải vừa 1 cái chiếu và tủ lạnh.
Chị M. – con dâu bà Đĩnh nói rằng: “Nhà cũng muốn sắm sửa vài thứ như tủ quần áo, tủ lạnh,… không phải là không có tiền mà chẳng có chỗ nào để kê. Cô chú nhìn xem, cả 10 người mà nằm ra cũng khó có thể duỗi thẳng chân”.
Một thành viên trong gia đình chia sẻ nỗi khổ của việc chờ để được đi vệ sinh.
Trong căn nhà này cũng không có nhà vệ sinh. Tất cả các thành viên trong gia đình cùng vài hộ gia đình khác trong con ngõ nhỏ đó đều chung nhà vệ sinh chung bé không kém.
Chị M. hài hước kể lại rằng: “Buổi sáng không muốn phải xếp hàng thì chỉ có nước dậy từ sáng sớm. Nhìn cảnh người người, nhà nhà, xếp hàng chẳng khác gì thời bao cấp”.
Mỗi ngày, ngán ngẩm nhất là thời gian mọi nhà bếp núc. Trong không gian bé tí, nhà nào cũng thi nhau để nấu. Bếp ga cũng có nhưng để tiện hơn, tiết kiệm hơn mọi người nấu bếp than. Nhìn cái sân bé xíu ngổn ngang xoong, nồi, niêu, chảo, bát, rau, trứng…. xếp chồng nhau mà ai cũng hãi hùng.
Hỏi anh T (một thành viên trong nhà) anh chẹp miệng: “Ôi giời, dù nhìn thấy bầu trời nhưng cái mùi bếp than, mùi thức ăn thì khỏi phải nói. Chúng tôi đã chịu đựng bao nhiêu năm nay, giờ cũng quen. Đôi khi thấy vui, nhưng đôi khi thấy cũng bức bí khó chịu lắm.
Do khoảnh sân quá nhỏ nên việc sơ chế thức ăn nấu nướng, mọi người cũng phải có giờ, chia nhau để tranh thủ làm để tránh làm ảnh hưởng tới nhau.
Chuyện đi ngủ, ngoài bà Đĩnh được ưu tiên nằm trên giường vì tuổi cao sức yếu, còn lại tất cả mọi người phải nằm sát vào nhau. Có những hôm nóng quá, không trở nổi, có người còn phải dậy để ra ngoài hóng gió cho đỡ nóng.
Nhà vệ sinh bé tí
Còn chuyện học hành của con cái cũng ảnh hưởng lớn khi bọn trẻ không có diện tích đặt bàn. Buổi tối, cả gia đình phải nhường hết diện tích để bọn trẻ được kê chiếc bàn bé tí lên giường để học. Còn ban ngày để thoải mái hơn thì có thể mang bàn học ra sân.
Nói chung, cuộc sống sinh hoạt của gia đình phố cổ 10 m2 với 10 người ở này có rất nhiều bất tiện. Nhưng khi được hỏi sao không di rời đi, một thành viên chia sẻ: “Cha ông tôi đã sống đây hàng trăm năm, sao nỡ bỏ đi đâu được. Giờ chỉ mong sao nhà nước có chính sách mới, cụ thể hơn nữa tới cuộc sống con cháu chúng tôi là vui lắm rồi”.
Theo Thanh Bình (Người đưa tin)
Cuộc sống của người thợ rèn cuối cùng ở phố cổ HN
Cứ 8h30 sáng, bất kể thời tiết, bễ lò rèn của ông Nguyễn Phương Hùng trên phố Lò Rèn lại đỏ lửa. Cả con phố nghề truyền thống nay chỉ còn duy nhất một hàng làm ra những chiếc búa, liềm, dao, kéo bên lò than rừng rực.
Người thợ rèn tâm sự, dòng họ đã có ba đời làm nghề. Bản thân ông từng chuyển nhiều công việc nhưng rồi vẫn phải quay lại với lò, với búa.
Sáng sớm khi chưa có khách, ông thường thư thái ngồi đọc báo.
Trước đó, người đàn ông sinh năm 1961 pha nước chanh với muối để uống. Ông cho biết, mùa hè nóng cao điểm mất nước rất nhiều và dễ mệt nên phải chuẩn bị, giữ gìn sức khỏe để làm việc năng suất.
Cửa hàng của ông nằm khiêm tốn trên con phố cổ, diện tích 2,2 m2, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng.
Có mặt tại xưởng một buổi chiều, khách hàng tên Việt cho biết: "Tôi làm nghề xây dựng khắp nơi, nhưng chỉ đặt hàng của nhà bác Hùng, đã 10 năm nay rồi. Đồ bằng tay tự làm nên dùng yên tâm hơn. Dù mất công đợi cũng đáng".
Lò rèn và những thùng dầu sôi sùng sục lên tới cả vài trăm độ giữa tiết trời nóng bức mùa hè. Theo ông Hùng, đây là một nghề khá vất vả, mùa hè thì nóng nực, mùa đông lại nứt nẻ vẫn phải xắn tay vào làm. "Tôi xem công việc của mình như một thú vui nên thấy rất thoải mái", ông cười.
Làm rèn còn là một nghệ thuật. Ở đó người làm nghề nếu yêu nó sẽ nắn nót từng chút sản phẩm của mình. Chiếc móc quạt trần sau khi được rèn đã đạt độ thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Những chiếc búa đã bị biến dạng vì ngón tay của người thợ rèn. Cứ mỗi năm, ông Hùng phải thay cán tới hai lần.
Dưới nắng nóng nhiều lúc lên tới hơn 40 độ của mùa hè, ông Hùng vẫn liên tục tay quai tay búa. Nhiều người thân trong gia đình từng khuyên ông cho thuê mặt tiền căn hộ sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với việc làm rèn. Tuy nhiên ông bỏ ngoài tai và cho rằng, đây là nghề truyền thống có ý nghĩa lâu đời quan trọng hơn cả tiền bạc và vật chất.
Làm nghề ngót 30 năm nhưng bàn tay của ông gần như không chai sạn. Bí quyết của ông rất đơn giản, đó là nắm chặt cán búa và lắng nghe bàn tay mình.
"Mỗi vật dụng làm ra, mình phải nâng niu chăm chút và thổi hồn cho nó. Hai điều quan trọng nhất là nhiệt độ và cách vận dụng búa. Nhiệt không được quá cao hay thấp sẽ làm mỏng vật, tay cầm búa phải nghiêng đúng độ để vật được đẹp", ông nói.
Buổi trưa, ông Hùng tranh thủ tự nấu ăn luôn trên chiếc lò rèn thân thuộc. Ông bảo "mình không được gọi là thợ cả, vì làm gì có thợ phụ, một mình làm hết".
Đến 13h chiều, tiếng quai búa lại vang lên. Trước khi vào nghề rèn, ông đã làm thợ cơ khí, nên có thể sử dụng thành thạo cả những máy móc hỗ trợ.
"Liên tục thay dầu và cặn bẩn, sẽ làm cho đồ bóng và sáng hơn, đồng thời giữ được nhiệt độ đều hơn", ông Hùng chia sẻ.
Bộ quần áo của ông Hùng thủng lỗ chỗ do những tia lửa bắn vào.
Không còn trẻ tuổi, ông Hùng vui vẻ khi nói "mình trộm vía do mê lao động nên nghề thương, chẳng bị bệnh tật gì, làm cả ngày quần quật, vậy mà lúc nào cũng thấy khỏe".
Cả khu phố cổ giờ đây cũng chỉ còn nhà ông Hùng tồn tại với nghề rèn sắt thép.
Theo_Kiến Thức
Cháy lớn ở phố Cầu Gỗ đổ thêm lửa vào trời nóng, dân phố cổ hoảng sợ Khoảng 12h20 trưa nay 16/05, một đám cháy lớn đã xảy ra tại số nhà 86 phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiếm- Hà Nội). Tin nhanh, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin ghi nhận, đám cháy xuất phát từ tầng thượng của căn nhà trên phố cầu Gỗ (theo xác định thì đây là nơi chứa hàng - PV). Tại hiện trường,...