Cần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thông báo thi hành án
Thông báo về thi hành án là việc người có thẩm quyền thực hiện việc truyền tải thông tin về thi hành án cho người được thông báo theo trình tự, thủ tục nhất định để họ biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Hình minh họa
Thông báo nhằm công khai và minh bạch hóa các hoạt động của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự ( THADS). Thông qua hoạt động thông báo, người dân có điều kiện thực hiện quyền theo dõi, giám sát các hoạt động của cơ quan THADS nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung.
Vấn đề thông báo trong THADS được quy định từ Điều 39 đến Điều 43 Luật THADS; Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS( Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS (Thông tư số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC).
Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối chặt chẽ về trình tự, thủ tục thông báo về thi hành án. Tuy nhiên, thực tiễn về thông báo thi hành án hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
Theo khoản 1 Điều 39 Luật THADS, quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. Vấn đề đặt ra là ” Văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án” là những loại văn bản nào?
Do Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể nên việc hiểu và áp dụng quy phạm này còn chưa thống nhất. Thực tiễn cho thấy trong quá trình tổ chức thi hành án phát sinh rất nhiều các loại văn bản khác nhau. Số lượng văn bản cần thông báo trong THADS phát sinh nhiều dẫn đến CHV mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện.
Video đang HOT
Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả THA. Do đó cần thiết phải có các quy định hướng dẫn cụ thể “văn bản khác…” là những loại văn bản nào cơ quan THADS phải thực hiện việc thông báo cho đương sự, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan, đồng thời giới hạn về các văn bản phải thông báo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho CHV.
Theo quy định hiện hành, các hình thức thông báo về thi hành án bao gồm: Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, trường hợp do đường sá xa xôi, giao thông không thuận tiện; người được thông báo có nhiều địa chỉ liên lạc, nơi ở không cố định, thường xuyên vắng mặt ở nhà vào giờ hành chính; đương sự đang bị giam, tạm giam; người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và các trường hợp khác mà việc thông báo trực tiếp có khó khăn thì việc thông báo được thực hiện qua dịch vụ bưu chính bằng thư bảo đảm.
Trong điều kiện việc ứng dụng công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay), phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thông minh và các chức năng sẵn có của điện thoại,…thì việc thông báo thi hành án gần như vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống như thông báo trực tiếp, niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó việc thông báo trực tiếp vẫn là một trong những hình thức ưu tiên sử dụng.
Các hình thức như gửi thông báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai do CHV hoặc Thư ký thi hành án thực hiện đã cho thấy tính không hiệu quả của các quy định hiện hành. Thực tế cho thấy quá trình tổ chức thi hành án thường mất nhiều thời gian và có rất nhiều thông báo, cùng một thời điểm mỗi CHV lại phải thi hành đồng thời nhiều vụ việc.
Hơn nữa, khoảng cách đến nơi được thông báo không phải lúc nào cũng gần, việc di chuyển, đi lại mất nhiều thời gian, công sức và việc thông báo trực tiếp không phải lúc nào cũng thành công. Với hệ thống máy tính được kết nối internet như hiện nay, có thể xem xét bổ sung các quy định mở rộng hơn về cách thức thực hiện thông báo như: CHV có thể gửi các Thông báo về UBND cấp xã qua hình thức thư điện tử, đính kèm file thông báo, hoặc gửi bản fax thông báo, sau đó cán bộ cấp xã được giao phụ trách có thể in thông báo ra và niêm yết công khai tại trụ sở của UBND cấp xã sẽ hạn chế việc đi lại của CHV hoặc Thư ký thi hành án.
Hoặc có thể gửi trực tiếp thư điện tử đính kèm thông báo, bản fax trực tiếp tới đối tượng được thông báo. Thông báo thi hành án cũng có thể được gửi cho đối tượng được thông báo thông qua việc sử dụng các ứng dụng của điện thoại thông minh. Hiện nay, một trong những phương tiện liên lạc phổ biến nhất là điện thoại; việc sử dụng điện thoại để thông báo là rất thuận tiện, tuy nhiên, việc lưu giữ tài liệu thể hiện các thông tin và nội dung trong cuộc liên lạc lại khó có thể được thể hiện trong hồ sơ thi hành án.
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan về lĩnh vực thông báo thi hành án, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thông báo thi hành án, bảo đảm việc thông báo kịp thời, hiệu quả.
Thanh Hoa – Văn Nghĩa
Theo baophapluat
Phạm Công Danh xin lại sân vận động Chi Lăng
Phạm Công Danh xin HĐXX không đưa tài sản của bị cáo là sân vân động Chi Lăng vào thi hành án vụ đại án VNCB giai đoạn 1, và cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác sân vận động Chi Lăng.
Ngày 25/7, HĐXX TAND TPHCM bắt đầu xét hỏi vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB) cùng 45 đồng phạm.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, cho 29 công ty do Phạm Công Danh đứng sau vay tiền tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), tài sản bảo lãnh khoản vay là tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng trên, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.
Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX chỉ xét hỏi những vấn đề được HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung hồi tháng 2/2018 vừa qua.
Phạm Công Danh xin lại sân vận động Chi Lăng.
Là người đầu tiên trả lời HĐXX, bị cáo Phạm Công Danh xin HĐXX không đưa tài sản của bị cáo là sân vân động Chi Lăng (Đà Nẵng) vào thi hành án vụ đại án VNCB giai đoạn 1, nên tách tài sản này ra để bị cáo tự giải quyết bằng việc dân sự và xin HĐXX cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác sân vận động Chi Lăng.
"Thông qua việc hợp tác, khai thác này, số tiền có được tôi khẳng định dư để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án", Phạm Công Danh trình bày.
Bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang giữ nguyên lời khai tại phiên tòa trước và tại cơ quan điều tra. Ông Trầm Bê chỉ mong HĐXX xem xét hành vi cố ý giúp sức cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng từ Sacombank dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.
Tiếp đó, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) đồng tình với quan điểm của Viện KSND tối cao về việc đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỉ đồng từ 3 ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank để trả lại cho Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB, VNCB cũ). Tuy nhiên, Phan Thành Mai cũng khai rằng: "Đây là giai đoạn cuối cùng của đại án VNCB nên nếu đã gọi là thu hồi nguồn tiền bất hợp pháp thì HĐXX nên thu hồi những khoản tiền được đề cập ở giai đoạn 1 nhưng chưa được xét hoặc bản án giai đoạn 1 ghi nhận sẽ xem xét trong giai đoạn 2 để khắc phục hậu quả trong đại án VNCB nói chung. Đây mới gọi là thu hồi vật chứng đến cuối cùng, gồm có hơn 3.600 tỉ đồng Phạm Công Danh chuyển tiền vào VNCB để nhận một số bất động sản của Hứa Thị Phấn nhưng đến nay không nhận được".
Phan Thành Mai cho rằng CB đang được hưởng lợi kép.
Liên quan đến nội dung làm rõ 4.500 tỉ đồng được lấy từ hành vi phạm tội, Danh dùng nâng vốn điều lệ cho VNCB nhưng không được NHNN đồng ý, công văn 15 của Viện KSND tối cao nêu, trong giai đoạn từ ngày 14/2/2014 - 26/7/2014, VNCB chi trên 76.800 tỉ đồng tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (trong đó bao gồm 4.500 tỉ đồng) và thu tổng cộng hơn 69.200 tỉ đồng, như vậy là chênh lệch giảm hơn 7.614 tỉ đồng.
Lý giải về việc giảm chênh lệch này, Phan Thành Mai khai: "Hồ sơ vụ án đã liệt kê rõ lý do có sự chênh lệch này trong 7 danh mục và đều thể hiện việc chi hơn 7.614 tỉ đồng vì các mục đích hợp pháp của ngân hàng và bắt buộc phải chi trả, không làm thay đổi tổng tài sản của ngân hàng và đến nay CB đều thụ hưởng các lợi ích từ sự chi trả này".
Xuân Duy
Theo Dantri
Thượng úy công an tử vong sau va chạm với xe tải Sau cú va chạm mạnh với chiếc xe tải lưu thông hướng ngược lại, Thượng úy công an tử vong còn người bạn đi cùng trên xe máy bị thương nặng... Chiều 9/7, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi Thượng úy Đinh Duy Toản (30 tuổi, ngụ huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình)...