Cần một cơ chế điều hành, kiểm tra, giám sát thường xuyên
Tờ báo Yomiuri Shimbun phản ánh việc Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam hơn 80 triệu yên (tương đương 16 tỷ đồng) để trúng gói thầu tư vấn dự án đường sắt đô thị số 1 tại Hà Nội. Chưa biết thông tin trên báo chí Nhật thực hư ra sao, song sự việc trên đang gây chấn động dư luận.
Trong một phản ứng khá nhanh của phía Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã họp khẩn với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm, dù người đó là ai. Hàng loạt hành động, phản ứng mau lẹ, kiên quyết của các cơ quan chức năng được dư luận rất hoan nghênh và tin rằng với sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt như vậy thì những thông tin mà báo chí Nhật phản ánh, sẽ sớm được làm rõ. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra bê bối liên quan các dự án ODA từ Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam. Nhưng nếu so sánh con số 16 tỷ đồng tiền “lại quả” cũng như tầm quan trọng của dự án đường sắt đô thị Hà Nội với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây thì những con số thể hiện một điều, dự án càng to quy mô tham nhũng càng lớn hơn, nghiêm trọng hơn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng lời tố cáo của JTC ít nhiều đã cho thấy được sự gian dối trong xây dựng công trình như thế nào. Điều này có thể lý giải những tồn tại mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh – đề cập khi thảo luận về Luật Đầu tư công, đó là các dự án tăng giá gấp 3 so với ban đầu. Liên danh nhà thầu JTC – đơn vị dính nghi án hối lộ quan chức Việt Nam đã trúng thầu dự án với mức giá gần 900 tỷ đồng, sau hai năm được điều chỉnh lên hơn 1.226 tỷ đồng. Có những dự án đường cao tốc ở Việt Nam thường đắt gấp đôi ở Mỹ, Trung Quốc nhưng thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà.
Vụ việc này cũng bộc lộ rõ những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý cán bộ, cũng như sự thiếu sát sao trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thường xuyên của lãnh đạo ngành này đối với dự án. Phải chăng năng lực chuyên môn yếu kém không phát hiện ra sai phạm hay chính những người “trong cuộc” – những người biết rõ hành vi tiêu cực, tham nhũng đã tiếp tay cho tham nhũng. Để rồi tham nhũng ngày càng lộng hành, làm tha hóa đời sống và các mối quan hệ xã hội. Và thật tai hại khi những hành vi này ngày càng được coi là những chuyện bình thường, cần phải có.
Video đang HOT
Hầu hết các vụ việc tham nhũng đều không do bộ máy giám sát của Nhà nước phát hiện được mà là do dân chúng hay báo giới phát hiện ra. Theo báo chí Nhật, nhờ kiểm soát thuế chặt chẽ, cục thuế Tokyo đã lần ra những khoản chi bất minh cả trăm triệu yên mà vị Chủ tịch JTC phải thừa nhận. Ước gì ở ta cũng có những công cụ kiểm soát thu nhập, tài sản của các quan chức hữu hiệu tương tự. Bởi vốn vay ODA chính là khoản nợ công mà mỗi công dân Việt đã, đang và sẽ phải gánh trả, người dân có quyền đòi hỏi nguồn vốn này phải được quản lý chặt chẽ, không lãng phí, thất thoát.
Theo ANTD
Nghi án nhận lại quả 80 triệu yên: Nhật chỉ cung cấp thông tin khi có kết luận điều tra
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Bộ này và JICA chưa có thông tin về tình hình điều tra vụ việc liên quan đến nghi án lại quả 80 triệu yên. Thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận điều tra và được sự cho phép của Chính phủ.
Nhật Bản vẫn chưa cung cấp danh tính quan chức ngành đường sắt nghi nhận lại quả 80 triệu yên
Tối qua 28-3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã về nước sau nhiều ngày làm việc với các cơ quan hữu quan của Nhật Bản nhằm làm rõ các thông tin mà báo Nhật Bản (Yomiuri Shimbun) đưa tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ các cán bộ ngành đường sắt Việt Nam.
Bộ GTVT cho biết, trong thời gian tại Nhật Bản, Đoàn đã gặp và làm việc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản -JICA. Tại các buổi làm việc này, Thứ trưởng Bộ GTVT đã thông báo với các cơ quan này về quan điểm, chỉ đạo và hành động của Chính phủ Việt Nam cũng như của Bộ GTVT Việt Nam khi biết thông tin nêu trên.
Ông Nguyễn Ngọc Đông cũng đề nghị Bộ Ngoại giao và JICA xác minh thông tin mà báo chí đã nêu, cung cấp và chia sẻ thông tin về tình hình điều tra vụ việc, và phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc tăng cường công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
"Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đánh giá cao quan điểm chỉ đạo cũng như phản ứng nhanh chóng, tích cực, quyết liệt của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Quốc hội và đặc biệt là người dân Nhật Bản rất quan tâm đến vụ việc này, vì vậy nếu vụ việc xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là một vấn đề rất đáng tiếc và hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của Nhật Bản", đại diện Bộ GTVT cho hay.
Theo thông tin từ phía Nhật Bản, hiện nay vụ việc đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế) điều tra. Hiện, Bộ Ngoại giao và JICA chưa có thông tin về tình hình điều tra vụ việc và thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận điều tra và được sự cho phép của Chính phủ.
Tuy nhiên, phía Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đề nghị, trong khi công tác điều tra đang được tiến hành tại Nhật Bản, hai bên Việt Nam- Nhật Bản khẩn trương làm rõ, công khai minh bạch về vụ việc xảy ra; phối hợp để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA. Nhật Bản cũng đề nghị Việt Nam cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nếu vụ việc được cơ quan điều tra kết luận là có thực.
Tại buổi làm việc với JICA, Thứ trưởng Bộ GTVT Việt Nam đã đề nghị JICA nghiên cứu cải tiến quy chế vốn vay theo hình thức STEP để tăng tính cạnh tranh, tránh trường hợp đến giai đoạn mở thầu chỉ có 1 nhà thầu tham gia, dẫn đến việc chi phí bỏ thầu tăng cao.
Trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhật Bản để xác minh, điều tra sớm làm rõ nội dung báo chí đưa tin.
Trước đó, theo thống nhất giữa Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Ngài Fukada Hiroshi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản và được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật lần thứ 1 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 3-4-2014.
Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ GTVT và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng chủ trì. Với mục tiêu trao đổi thông tin và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng chống tái phát và thảo luận về đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án GTVT sử dụng vốn vay.
Theo ANTD
Nghi án nhận hối lộ 16 tỷ: Họp Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí tổ chức họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật lần thứ 1 tại Hà Nội để tìm ra cơ chế hạn chế tiêu cực trong các dự án có vốn ODA. Qua nghi án hối lộ 80 triệu yen, Bộ Giao thông vận tải đã gấp rút họp với phía Nhật Bản để tìm...