Cần minh bạch và hợp tác về nguồn nước trên dòng Mekong!
Nạn hạn hán trầm trọng nhất trong 60 năm được cho là có liên quan đến những con đập của trung quốc trên dòng Mekong.
Số liệu vệ tinh chỉ ra Trung Quốc đang kiểm soát thô bạo trên thượng nguồn dòng huyết mạch sông Mekong.
Cần minh bạch và hợp tác về nguồn nước trên dòng Mekong!
Cuộc điều tra nguyên nhân gây ra hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 60 năm qua trên lưu vực sông Mekong đang bước vào giai đoạn gay gắt khi liên tiếp nhiều báo cáo, nghiên cứu và số liệu vệ tinh chỉ ra Trung Quốc đang kiểm soát thô bạo trên thượng nguồn dòng huyết mạch này của Đông Nam Á. Đáp lại những lời cáo buộc, Trung Quốc chỉ đưa ra những lập luận thiếu cơ sở, kèm theo đó là những lời hứa hợp tác vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Với chiều dài trên 4.500km, Mekong là nguồn sống và nước tưới cho hơn 60 triệu dân của các quốc gia hạ nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhưng từ khi các công trình thủy điện lớn của Trung Quốc đi vào hoạt động từ năm 2012, hạn hán diễn ra thường xuyên và ngày càng tồi tệ hơn. Đợt hạn hán vào cuối năm ngoái có lưu lượng dòng chảy và chu kỳ nước dâng khá bất thường, mực nước lòng sông có nơi chỉ còn 33cm, theo Ủy hội Sông Mekong (MRC).
Sản lượng cá đánh bắt ở Campuchia đã giảm từ 80-90%. Theo Krungsri, một ngân hàng Thái Lan, khô hạn đã làm xứ sở chùa vàng thiệt hại 1,5 tỉ USD. Ở Việt Nam, dòng chảy ít đã thúc đẩy xâm nhập mặn ở đồng bằng, khiến nhiều người dân không có nước ngọt để uống và 1/3 diện tích canh tác lúa bị ảnh hưởng trực tiếp (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Thông qua phân tích các hồ sơ về lượng mưa, tuyết và mực nước trước khi hầu hết các đập được xây dựng để phát triển mô hình lượng nước thường chảy vào Thái Lan trong các điều kiện thời tiết khác nhau, Alan Basist và Claude Williams, đồng Giám đốc Điều tra, khẳng định đã có rất nhiều nước từ cao nguyên Tây Tạng đổ về thượng nguồn sông Mekong tại Trung Quốc đúng vào giai đoạn chính quyền Bắc Kinh tuyên bố phía Trung Quốc cũng bị hạn hán. Nếu tất cả lượng nước đó chảy về hạ lưu, dòng sông sẽ có độ sâu cao hơn bình thường từ 7-8m khi chảy vào Thái Lan. Nhưng con số thực tế là ít hơn 3m.
Đáng nói là theo kết quả nghiên cứu mới nhất của công ty nghiên cứu Eyes on Earth được Mỹ tài trợ, công bố ngày 12.4.2020, 11 đập thủy điện được xây dựng trên thượng lưu sông Mekong mà Trung Quốc gọi là Lan Thương đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước. Tổng lượng nước mà các đập thủy điện của Trung Quốc đã giữ lại của dòng sông trong 28 năm qua tương đương với chiều cao khoảng 130m, trung bình cao hơn 4,6m so với mức nước tự nhiên. Ngay khi kết quả điều tra của Mỹ được công bố, phía Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ và khẳng định miền Tây Nam nước này cũng vừa hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái.
Ông Alain Basist nhấn mạnh: “Không thể bác bỏ được các dữ liệu từ vệ tinh, trong khi có rất nhiều nước trên cao nguyên Tây Tạng, thì những nước như Campuchia và Thái Lan lại lâm vào cảnh thiếu nước, rõ ràng đã có một lượng nước khổng lồ bị Trung Quốc giữ lại”. Các chuyên gia Trung Quốc lại chuyển hướng phản bác rằng tổng lượng nước của sông Lan Thương chỉ chiếm 13,5% của sông Mekong, do đó “việc xây dựng đập của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lưu vực sông Mekong” là một tuyên bố không hợp lý.
Nhưng báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London lại cho thấy tất cả nước của sông Mekong ở Lào đều chảy từ tỉnh Vân Nam ở phía Bắc. Tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào, 60% nước vẫn đến từ sông Lan Thương, trong khi lượng nước chảy vào Việt Nam và Phnom Penh lần lượt là 15-20% và 16%, đều cao hơn mức 13,5% mà Trung Quốc nêu ra.
Video đang HOT
Mặc dù chỉ 1/5 dòng chảy của sông Mekong hằng năm đến từ Trung Quốc, nhưng tỉ lệ trong mùa khô thường trên 40%. “Vào tháng 4, khoảng 45% nước của Campuchia cũng đến từ sông Lan Thương”, Hans Guttman, đại diện Ban Thư ký MRC, từng chia sẻ với báo giới
Sự minh bạch và hợp tác về nguồn nước trong khu vực là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh việc khai thác thủy điện quá mức trên dòng sông Mekong đang để lại những hệ quả sâu sắc cả về kinh tế lẫn chính trị. Đó là lý do động thái ngừng triển khai các dự án thủy điện trong 10 năm tới của Campuchia đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt.
Trước những yêu cầu minh bạch thông tin thủy văn từ Thái Lan, Lào, Campuchia để điều tra nguyên nhân hạn hán, tháng 2.2020, trong một cuộc họp với các đồng nhiệm Đông Nam Á tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc từng hứa hẹn sẽ chia sẻ thông tin về các đập thủy điện. MRC cũng đã yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp số liệu nước đập thủy điện về mùa khô, nhưng tới nay hai bên chưa có thỏa thuận chính thức nào. Khó khăn là Trung Quốc chưa tham gia MRC và cũng chưa ký Hiệp định sông Mekong có tính ràng buộc. Tất cả thỏa thuận chỉ mang tính cân nhắc, xem xét trên tinh thần tự giác của Trung Quốc.
Dịch Covid-19, khô hạn, nạn đói, mất mùa và hàm ý với nước Nga - 'vựa ngũ cốc' của thế giới
Trong thế kỷ XXI, công nghệ nông nghiệp tiên tiến có thể cho phép con người trồng dâu tây trên sa mạc hay dưa hấu, dưa mật ở vùng cực Bắc, nhưng thật không may, hàng trăm triệu người có thể chết đói vì thiếu ngũ cốc.
Một con voi chết vì thiếu thức ăn tại Công viên Quốc gia Hwange ở Zimbabwe, số voi chết do hạn hán đã lên tới 200 con. (Nguồn: AP)
2020 - năm "họa vô đơn chí"
2020 chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với không chỉ khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự hoành hành của dịch bệnh, mà còn là khởi đầu của một nạn đói lớn, có thể tấn công hàng chục quốc gia.
Ông David Beasley, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc nhận định, "con ma đói hiển hiện và nguy hiểm hơn bao giờ hết; trong trường hợp xấu nhất, nạn đói đe dọa khoảng ba chục quốc gia".
Theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia (NCEI) Nga, nhiệt độ trên hành tinh hai tháng trước đã đạt mức cao kỷ lục. Năm 2020 có khả năng sẽ lọt vào danh sách những năm nóng nhất trong lịch sử, thậm chí là năm nóng nhất. Đại dương quá nóng đang ẩn chứa nguy cơ nhiều cơn bão hơn.
Nhưng hiệu ứng đó có một đặc điểm là những cơn mưa chủ yếu đổ xuống đại dương, gần như không đến được đất liền. Điều này đe dọa con người và môi trường không chỉ bởi mức nóng, mà còn hạn hán quy mô lớn. Đã vậy, mực nước của các hồ chứa ở châu Âu đang ở mức báo động, đất nông nghiệp đang khô dần.
Các nhà khí hậu học cảnh báo các vụ cháy rừng khủng khiếp có thể tái diễn không chỉ ở Nga, mà cả Australia và trong các khu rừng Amazon đang cạn kiệt nước.
Mọi thứ đều phức tạp bởi vấn đề hiện hữu của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ mất mùa lớn là rất cao, nhưng tệ hơn, đại dịch Covid-19 làm tê liệt quá trình sản xuất, phá vỡ các mối quan hệ kinh doanh truyền thống, nhiều kế hoạch lớn và dài hơi lập tức sụp đổ.
Cũng do đại dịch, không có ai thu hoạch mùa màng, hậu cần giao thông vận tải bị phá vỡ, giá thực phẩm chắc chắn sẽ tăng, nhưng đó chưa phải là tất cả.
Thời tiết bất thường ở Đông Phi khiến châu chấu có điều kiện lý tưởng để nhân giống. Những "đám mây" châu chấu di chuyển, nuốt chửng tất cả các thảm thực vật trước mặt chúng. Từ Kenya, châu chấu đi qua Ethiopia, Yemen, Nam Sudan, Somalia, Uganda, Tanzania đến Iran ở Trung Đông và sau đó là Trung Quốc.
Con người vẫn có thể chống lại châu chấu, nhưng điều này làm phức tạp nghiêm trọng việc kiểm dịch nói chung, khi mọi nguồn lực đang tập trung vào cuộc chiến chống lại virus corona.
Theo Liên hợp quốc, năm nay, có khoảng 265 triệu người sẽ thực sự chết đói. Và họ không chỉ thuộc các nước nghèo nhất châu Phi, mà cả các quốc gia như Iran, Venezuela hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga là nước xuất khẩu ngũ cốc số 1 thế giới. (Nguồn: Top Cor)
Ngũ cốc - ưu thế chiến lược của Nga
Liệu Nga có bị ảnh hưởng bởi nạn đói? Một kịch bản như vậy dường như rất khó xảy ra, ngay cả khi mùa Hè khô hạn và ảnh hưởng của virus corona đã được dự báo. Nước Nga có thể đáp ứng đủ nhu cầu thịt, sữa và các sản phẩm rau quả trong nước.
Cuối tháng 4 vừa qua, Nga đã tạm ngừng xuất khẩu ngũ cốc cho đến ngày 1/7 - quyết định đã dẫn đến một sự khuấy động trong thị trường thực phẩm toàn cầu. Lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc từng được đưa ra vào năm 2010 - khi hạn hán tạo ra sự đình trệ, gây ra lo ngại một vụ mùa thất bát sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngũ cốc ở nước này.
Thiếu hụt cũng xảy ra đối với thị trường lúa gạo, cây trồng nông nghiệp chính của châu Á. Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc áp đặt các hạn chế đối với hàng xuất khẩu của mình để tích lũy dự trữ cho nhu cầu của dân chúng. Kazakhstan đã đình chỉ việc xuất khẩu lúa mì, kiều mạch, đường, dầu hướng dương, khoai tây, cà rốt và củ cải đường.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà chức trách Nga chọn giữ dự trữ lúa mì, lúa mạch đen, ngô và lúa mạch trong nước cho đến thời điểm tốt hơn.
Xuất khẩu thực phẩm là động lực tăng trưởng ngoại thương chính của Nga. Theo người đứng đầu Bộ Nông nghiệp nước này, năm 2019, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Nga đã kiếm được 25 tỷ USD từ thị trường ngoài nước, gấp đôi so với ngành công nghiệp quốc phòng (khoảng 13 tỷ).
Nga bán nông sản cho 160 quốc gia, bao gồm Trung Đông, châu Á, châu Phi, Liên minh châu Âu, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, và đang tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hóa thu nhập xuất khẩu.
Trong những năm tới, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến thị trường ngũ cốc toàn cầu, đất sẽ đóng băng vào mùa Đông - điều làm tăng tính thấm khí, và tàn dư cây trồng với phân bón hữu cơ phân hủy nhanh hơn. Trong mùa Đông ấm áp, thực vật nhận được ít chất dinh dưỡng hơn và năng suất giảm (điều mà Ukraine phải đối mặt trong năm nay).
Nga đang tích cực áp dụng các công nghệ mới trong nông nghiệp, khi thị trường có lợi nhuận này chưa được phân chia giữa các cường quốc khác. Dễ dàng thấy rằng sự cạnh tranh trong thị trường thực phẩm toàn cầu đang trở nên khốc liệt hơn, ngày càng có nhiều "người chơi" tham gia.
Để mở rộng thị phần trên thị trường lúa mì toàn cầu, Chính phủ Nga dự định phân bổ vốn cho các thiết bị hiện đại, tăng năng suất và chất lượng đất, đồng thời đưa thêm 10 triệu ha đất nông nghiệp vào lưu thông vào năm 2030, sẽ mang lại cho ngành nông nghiệp 7.000 tỷ Ruble giá trị gia tăng trong sản xuất.
Một trong những yếu tố quan trọng là cơ sở hạ tầng giao thông, do đó, các nhà ga bốc dỡ ngũ cốc đang được mở rộng ở nhiều cảng của Nga và các tuyến đường sắt chuyên chở ngũ cốc đang được hình thành.
Bất chấp trở ngại, trong tương lai, Nga không có ý định từ bỏ vị trí của một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Có những lo ngại rằng năm nay sản lượng ngũ cốc ở Nga sẽ không cao do điều kiện thời tiết. Đáng chú ý là mùa Xuân năm nay tại vùng Krasnodar và Stavropol, các khu vực cung cấp cho quốc gia một lượng lớn ngũ cốc, gần như không có mưa.
Mặc dù vậy, Chính phủ Nga rất lạc quan về sản lượng ngũ cốc của vụ mùa tới với dự báo 125,3 triệu tấn so với 121,2 triệu tấn năm ngoái. Dự kiến thu nhập từ xuất khẩu nông sản vào cuối năm nay sẽ lên tới gần 25 tỷ USD, và theo kế hoạch của Tổng thống Putin, thậm chí tăng lên 54 tỷ USD vào năm 2024.
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy, đối với bất kỳ quốc gia nào, dự trữ ngũ cốc còn quan trọng hơn cả dự trữ nhiên liệu. Với thực phẩm, nhu cầu đối với con người sẽ không bao giờ biến mất trong bất kỳ trường hợp nào. Ngoài ra, bất chấp chiến tranh và dịch bệnh, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, có nghĩa là nhu cầu và giá thực phẩm cũng không ngừng tăng lên.
Hậu quả của virus corona có thể trở nên rất nghiêm trọng khi nguyên nhân "Mùa xuân Arab" đã bùng lên dữ dội ở Bắc Phi và Trung Đông, được cho phần lớn là do giá thực phẩm tăng vọt trong năm 2007-2008.
Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong Trung Quốc ngày 20-2 tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: REUTERS Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5, Ngoại...