Cần minh bạch 2% kinh phí công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam cần công khai minh bạch các khoản đã sử dụng từ nguồn kinh phí 2% mà doanh nghiệp đóng từ quỹ lương (làm căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động). Đó là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy quy định này tốt như thế nào.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sắp công bố kết quả “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”. Đây là cuộc bình chọn của cộng đồng doanh nghiệp đối với các quy định pháp luật về kinh doanh được ban hành bởi các cơ quan nhà nước cấp trung ương trong thời gian qua.
Trong số các đề cử “quy định tồi” có quy định “doanh nghiệp phải “đóng tài chính” cho công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Bên đề cử cho rằng khoản tiền 2% từ quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ người lao động là chi phí xã hội rất lớn nhưng không mang lại hiệu quả rõ ràng. Nếu số tiền đó được chủ sử dụng lao động giữ lại thì có thể giúp tăng lương cho người lao động hoặc tăng đầu tư cho tư liệu sản xuất giúp tăng năng suất lao động. Hơn nữa việc yêu cầu doanh nghiệp đóng “công đoàn phí” sẽ làm giảm tính độc lập của công đoàn.
Phản hồi lại những thông tin trên, TLĐ đã gửi công văn đề nghị VCCI dừng việc bình chọn trên, “nhất là bình chọn những quy định không tốt đối với TLĐ”. “Việc bình chọn này đã phủ nhận một quy định tốt cho người lao động mà gần 55 năm qua Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã quan tâm chăm lo cho người lao động và tổ chức công đoàn” – công văn do Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải ký ngày 16-5 nêu rõ (đăng tải trên báo Lao Động – cơ quan ngôn luận của TLĐ)
Theo lập luận của TLĐ, Luật Công đoàn năm 1957, 1990, 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có quy định về kinh phí công đoàn và quy định này đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những phản ứng của doanh nghiệp quanh khoản trích nộp 2% tạm gọi là “phí công đoàn”. Trong quá trình thảo luận việc sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012, đã có nhiều đề nghị nên bỏ quy định này vì sẽ làm tăng chi phí, tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Báo cáo tác động của Luật Công đoàn được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần sửa đổi năm 2012 cũng chỉ ra, nếu quỹ tiền lương của DN chiếm 20% cơ cấu giá thành sản phẩm, khi chi phí tiền lương tăng 2% (do trích phí công đoàn) thì giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 0,4%.
Về lý thuyết, công đoàn là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ”. Nghĩa là trên thực tế, họ đứng ở phía đối diện so với giới chủ, doanh nghiệp. Việc bắt doanh nghiệp trích quỹ lương để đóng tài chính cho một tổ chức đối đầu với mình là không hợp lý. Nguồn thu của công đoàn chỉ nên đến từ các thành viên.
Cũng có ý kiến cho rằng, trước đây công đoàn sử dụng phần kinh phí thu được để chăm lo mọi điều kiện cho người lao động, nhưng từ năm 1995 trở lại đây, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng góp phần chăm lo cho người lao động. Theo đại biểu quốc hội Chu Sơn Hà: “Không phải chỉ có công đoàn mới chăm lo cho người lao động. Người lao động, theo nghĩa rộng thì tất cả các tổ chức đều chăm lo.
Thực tế cho thấy, sau khi trích 2% từ quỹ lương, công đoàn cơ sở chỉ được giữ lại một phần, còn lại phải trích nộp cho công đoàn cấp trên. Trước năm 2011, tỷ lệ dành cho công đoàn cơ sở là 50%; năm 2012 là 60%; năm 2013 (sau khi Luật CĐ có hiệu lực) là 65%; năm 2016 là 66%.
Video đang HOT
Nhưng từ nhiều năm qua, số tiền nộp cho công đoàn cấp trên được chi như thế nào, vào mục đích gì, … thì công đoàn cơ sở và doanh nghiệp – là người nộp tiền, đều không được biết.
Cuộc bình chọn trên, giống như một khảo sát ý kiến của doanh nghiệp. Họ hoàn toàn có quyền bày tỏ suy nghĩ về những quy định mà họ cảm thấy còn bất hợp lý, thậm chí có quyền kiến nghị sửa đổi. Đó là việc làm bình thường.
TLĐ – một tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và những người lao động, không nhất thiết phải yêu cầu VCCI dừng bình chọn.
Thay vào đó, TLĐ nên công khai việc báo cáo kết quả quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn, các khoản do đoàn viên đóng góp được sử dụng vào mục đích gì, hiệu quả ra sao. Đó là câu trả lời rõ nhất chứng tỏ quy định trên tốt như thế nào.
Không có lý gì, một quy định tốt như vậy, lại không được mọi người ủng hộ.
Theo Danviet
Tái hiện cuộc hải chiến Gạc Ma trên 2,5 hecta
Hơn chục nghệ nhân dựng lều trú tạm bên công trường, làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, xẻ những phiến đá nguyên khối để tạc tượng người lính hải quân trong dự án xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa.
Một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đang được khẩn trương thi công để kịp hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 7 tới.
Giữa công trường tiếng máy cắt, máy khoan, búa vang lên liên hồi. Những phiến đá nặng hàng chục tấn được đơn vị thi công chuyển về công trình được cắt theo kích thước từng tác phẩm. Dù nắng gắt, những người nghệ nhân dựng láng trại túc trực, miệt mài tạc tượng.
Các nghệ nhân dựa vào hình mẫu là tượng thạch cao đo vẽ chi tiết để phân chia tỷ lệ ở các phiến đá rồi tùy vào bản thảo mà có thể dùng búa, khoan hay máy cắt để tạc tượng.
Tượng đài chính của khu tưởng niệm "Những người nằm lại phía chân trời" với biểu tượng "Vòng tròn bất tử". Biểu tượng này được tạo thành từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma trong trận chiến với hải quân Trung Quốc vào ngày 14/3/1988.
Tượng của mỗi chiến sĩ đều khác nhau, buộc người thợ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu phiến đá mới chế tác đúng kích cỡ và hình dạng. "Có khi một tượng nhưng phải mất mấy tháng ròng rã, vì chỉ thực hiện bằng đục, búa do có nhiều chi tiết nhỏ trên bức tượng", một nghệ nhân cho biết.
"Làm việc ở công trình, dù vất vả nhưng nghĩ tới hy sinh của người lính, mong mỏi của gia đình về khu tưởng niệm cùng những bức tượng chiến sĩ Gạc Ma, mọi người trong nhóm đều tích cực, tập trung công việc và luôn tỉ mỉ", nghệ nhân Tạ Chắc (45 tuổi, quê Ninh Bình) nói.
Theo lời ông Chắc, nhiều nghệ nhân có chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong tạc tượng ở mọi miền đất nước, từ nhiều tháng nay đổ về công trình. "Nhóm chúng tôi cơ bản đã hoàn thành 8 trong số 9 tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma", ông Chắc cho biết.
Hơn 20 năm trong nghề, nhóm trưởng nghệ nhân tại công trình - ông Đỗ Đình Hanh - cho biết đã ở công trình từ ngày đặt viên đá khởi công. Gần đây, nhóm thợ của ông phải tăng cường thời gian, làm từ sáng sớm đến tối mịt để sớm kịp tiến độ.
"Mỗi bức tượng chiến sĩ Gac Ma luôn khắc rõ kiên cường, bất khuất trên khuôn mặt, thể hiện ý chí quên mình ngã xuống của người lính hải quân", ông Hanh khẳng định.
Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch liên đoàn Lao động Khánh Hòa - Thành viên Ban quản lý Khu tưởng niệm cho biết, các hạng mục chính Khu tưởng niệm đang triển khai đạt tiến độ và dự kiến, tháng 7 này sẽ xong giai đoạn 1. Trong đó, phần tượng đục thô cơ bản hoàn thành, bệ đài đang đổ bêtông.
Dù đã 28 năm trôi qua nhưng rất nhiều chiến sĩ tham gia trận hải chiến Gạc Ma năm nào vẫn còn nằm lại ở biển khơi. Khu tưởng niệm sẽ là nơi an ủi vong linh, thờ tự của gia đình những chiến sĩ đã ngã xuống. "Các anh đã đi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhưng thể xác mãi nằm lại với lòng biển lạnh", cựu binh Lê Hữu Thảo - người có mặt trong trận chiến Gạc Ma năm 1988 - cho hay.
Mới đây, khi kiểm tra tiến độ thi công công trình Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đôn đốc các nghệ nhân làm đúng tiến độ nhưng phải đảm bảo chất lượng.
"Khu tưởng niệm cũng sẽ tạo không gian cộng đồng cho cựu binh và thân nhân liệt sĩ Trường Sa, người dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài tới tưởng niệm; tìm hiểu về lịch sử đấu tranh giữ nước, góp phần giáo dục bồi đắp lòng yêu nước; ý chí bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, tạo thêm một điểm tham quan du lịch đầy ý nghĩa", Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nói.
Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 hecta, khởi công hồi tháng 3/2015. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, sau nữa huy động từ các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2 (rộng 2,5 ha) sẽ được xây dựng tại khu đảo Cô Lin, Len Đao, có cả nơi để thân nhân các liệt sĩ có thể ở lại, tham quan, nghỉ dưỡng...
Điểm nhấn thiết kế toàn cảnh mang chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời" với biểu tượng "Vòng tròn bất tử". Các tác giả chia sẻ về ý nghĩa của tác phẩm thiết kế với nội dung trọng tâm là "Vòng tròn bất tử" của các chiến sĩ Gạc Ma cùng tinh thần bất khuất, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Xuân Ngọc
Theo VNE
70 tỷ đồng xây khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa có diện tích gần 2ha trên núi Thới Lới, phía Đông bắc đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), kinh phí xây dựng 70 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu...