Cần “mặt trận kiên quyết” ở biển Đông
Mỹ đang gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc với hành động triển khai hàng loạt máy bay ném bom tầm xa hạng nặng B-52H Stratofortress
Mỹ xem Việt Nam là một trong các đối tác của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đề cập rằng tất cả các nước ASEAN là trọng tâm của chiến lược.
Đó là khẳng định của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế và kinh doanh Manisha Singh trong cuộc họp báo qua điện thoại từ Singapore, với sự tham gia của Báo Người Lao Động ngày 31-8.
Nhấn mạnh vị trí quan trọng của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ở khía cạnh địa chính trị cũng như là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, nữ quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ nói rằng suốt nhiều thập kỷ qua, Washington không ngừng theo đuổi chính sách thúc đẩy một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do.
Trong nỗ lực tăng cường đầu tư, mở ra cơ hội hợp tác cho các đồng minh và đối tác trong khu vực, Ngoại trưởng Pompeo đã công bố gói đầu tư trị giá 113 triệu USD cho các sáng kiến phát triển công nghệ mới, năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Washington coi ASEAN là trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hiện là nhà đầu tư số 1 ở Đông Nam Á.
Hồi đầu tháng này, ngoại trưởng Mỹ cũng thông báo khoản tài trợ mới gần 300 triệu USD nhằm giúp các nước Đông Nam Á tăng cường bảo đảm an ninh và duy trì ổn định tại khu vực.
Video đang HOT
Máy bay ném bom tầm xa hạng nặng B-52H Stratofortress của Mỹ trong một chuyến tuần tra biển Ảnh: NATIONAL INTEREST
Các sáng kiến mới của Mỹ về hợp tác về kinh tế – thương mại ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nói trên đang được bà Singh nêu cao ở chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Philippines, Singapore và Ấn Độ từ ngày 26-8 đến 5-9, trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng kinh tế trong khu vực.
Về mặt quân sự, trang Business Insider của Mỹ cùng ngày đưa tin Mỹ đang gửi một thông điệp “không thể rõ ràng hơn” tới Trung Quốc với hành động triển khai hàng loạt máy bay ném bom tầm xa hạng nặng B-52H Stratofortress qua biển Đông và Hoa Đông gần đây. Theo đó, trong tháng 8, các pháo đài bay này đã thực hiện 4 đợt bay qua 2 vùng biển vốn đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đây là một phần trong sứ mệnh của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ mang tên Duy trì Hiện diện liên tục của máy bay ném bom (CBP).
Không quân Thái Bình Dương Mỹ (PACAF) xác nhận dữ liệu theo dõi chuyến bay mới nhất từ trang mạng theo dõi máy bay quân sự Aircraft Spots cho thấy 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã diễn tập trên biển Đông hôm 30-8. Trước đó 3 ngày, 2 chiếc B-52 của Phi đội Ném bom viễn chinh số 96 Mỹ (EBS) cũng tiến hành các chiến dịch CBP tại biển Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc các máy bay ném bom Mỹ đã hoạt động tại điểm nóng khu vực này ít nhất 2 lần trong tuần.
Bên cạnh đó, thông báo chính thức của PACAF cho thấy một máy bay ném bom B-52 ngày 22-8 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam tới tham gia chiến dịch huấn luyện CBP tại biển Hoa Đông. Trước đó, cũng tại vùng biển này, 2 chiếc B-52 thuộc Phi đội EBS 96 tham gia huấn luyện chống ngầm chung với 2 máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ vào ngày 1-8.
“Sau cùng, cuộc diễn tập nhằm tăng cường sự sẵn sàng của chúng tôi với vai trò lực lượng răn đe đáng tin cậy và luôn hiện diện trong khu vực tác chiến” – thiếu tá John Radtke, người lên kế hoạch cho sứ mệnh của EBS, giải thích.
Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông và quân sự hóa những đảo này gây thách thức địa chiến lược lớn nhất trong khu vực, theo cựu chỉ huy NATO James Stavridis. Phát biểu tại diễn đàn ở Đài Bắc về thúc đẩy một Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do hôm 30-8, vị đô đốc Hải quân Mỹ về hưu này kêu gọi các nước trong khu vực đoàn kết, hình thành một “mặt trận kiên quyết” để chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc – bị cho là có nguy cơ gây xung đột cao nhất tại đây.
THU HẰNG
Theo nld.com.vn
Tổng thống Mỹ Donald Trump "ra đòn" gây áp lực với Triều Tiên
Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ hủy bỏ chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được xem là cú "ra đòn" mới nhằm gây áp lực để Bình Nhưỡng phải thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo hủy chuyến thăm Triều Tiên vào phút chót
Chuyến thăm Triều Tiên vào tuần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã không thể diễn ra dù cả hai bên đã chuẩn bị kỹ từ lâu cho chuyến thăm của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ tới Bình Nhưỡng. Chuyến công du được chờ đợi này đã bị hủy vào phút chót bằng quyết định được thông báo trên mạng xã hội Twitter vào ngày 24-8 vừa qua của Tổng thống Donald Trump khi ông yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo "không tới Triều Tiên vào thời điểm hiện tại".
Đáng chú ý là quyết định của Tổng thống Donald Trump được công bố chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Pompeo vừa thông báo vào ngày 23-8 rằng ông sẽ trở lại Triều Tiên vào tuần tới để bước vào giai đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo "sự phi hạt nhân hóa Triều tiên lần cuối, có thể kiểm chứng đầy đủ". Ông Pompeo đã 3 lần tới thăm Triều Tiên, trong đó lần đầu tiên với cương vị Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hồi tháng 4-2018 và 2 lần trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào tháng 5 và tháng 7 vừa qua.
Giải thích về quyết định bất ngờ khi yêu cầu Ngoại trưởng Pompeo hủy chuyến thăm Triều Tiên vào phút chót, Tổng thống Donald Trump cho biết, tới thời điểm hiện tại, ông vẫn chưa cảm thấy có đủ tiến triển liên quan đến việc phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ hoài nghi về sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc hỗ trợ quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Việc hủy chuyến thăm Triều Tiên đã được lên kế hoạch của Ngoại trưởng Pompeo không phải là quyết định bất ngờ duy nhất của Tổng thống Donald Trump. Vào thời điểm trước cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra đầu tháng 6 vừa qua ở Singapore, Tổng thống Donald Trump cũng đã khiến tất cả ngỡ ngàng với tuyên bố hủy cuộc gặp được cả thế giới trông đợi này.
Tuyên bố của ông Donald Trump được "giải mã" là nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên phải có nhượng bộ và cam kết cụ thể về vấn đề phi hạt nhân hóa trong cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên-Mỹ. Tổng thống Donald Trump ngay sau đó đã đồng ý tới Singapore để tiến hành cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi những cam kết từ Bình Nhưỡng đáp ứng yêu cầu.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đã tạo bước đột phá mang tính bước ngoặt để hướng tới hòa giải, kết thúc tình trạng chiến tranh và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, điều khiến không chỉ những bên liên quan trực tiếp mà thế giới cùng e ngại là việc thực thi những cam kết trong cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un trên thực tế.
Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ đã có những động thái được cho nhằm thực hiện cam kết như dừng các cuộc bắn thử tên lửa, thả tù nhân Mỹ và nhất là bắt tay tháo dỡ một số công trình tại bãi thử hạt nhân chính của nước này. Thế nhưng, tất cả những việc làm này, theo đánh giá của chính quyền Tổng thống Donald Trump, là chưa đủ, chưa chứng tỏ chắc chắn Bình Nhưỡng đang tiến hành phi hạt nhân hóa một cách "không thể đảo ngược và có kiểm chứng".
Trong bối cảnh đó, việc hủy chuyến thăm Triều Tiên đã được lên kế hoạch của ông Pompeo được xem là lặp lại cú "ra đòn" hồi cuối tháng 5 vừa qua của Tổng thống Donald Trump nhằm gây áp lực với Bình Nhưỡng. Việc cải thiện quan hệ Mỹ - Triều Tiên cũng như phi hạt nhân hóa Triều Tiên vốn đã vô cùng khó khăn, càng trở nên khó khăn hơn khi sự nghi kỵ, ngờ vực còn đang lấn át lòng tin giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Theo anninhthudo
Chóng mặt vì ngoại giao hạt nhân kiểu "nhào lộn" của Mỹ và Triều Tiên Mỹ và Triều Tiên như đang chơi "tàu lượn nhào lộn" trong vấn đề hạt nhân khi các quan chức ngoại giao 2 bên vừa lịch sự, vừa công kích nhau tại ARF. Ngoại giao về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã "nhào lộn" lên cao rồi lại xuống thấp chỉ trong 1 ngày, khi các quan chức...