Càn Long để lộ tư tưởng “Ếch ngồi đáy giếng” sau bức thư gửi quốc vương nước Anh
Câu từ trong bức thư của Càn long giàu ý văn chương nhưng lại bị hậu thế chê cười vì thói “ tự cao tự đại”.
Càn Long thẳng thừng từ chối lễ vật nước Anh
Nhắc đến hoàng đế Càn Long, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến câu nói “Khang Càn thịnh thế” (ý nói thời hoàng kim của nhà Thanh là 2 triều đại dưới sự cai trị của Khang Hi và Càn Long). Không thể phủ nhận rằng triều đại của Càn Long, đất nước đang ở giai đoạn cực thịnh nhưng cũng có những lúc, vị hoàng đế này đã thể hiện tư duy thiển cận khiến quốc gia rơi vào mối nguy hiểm.
Sự thiển cận và tầm nhìn hạn hẹp ấy của vị hoàng đế nhà Thanh này đã thể hiện rõ trong lần tiếp đãi sứ thần nước Anh đến tham gia đại tiệc mừng thọ 80 tuổi của bản thân.
Chuyến đến chúc thọ Càn Long này của đoàn sứ giả nước Anh thực ra có 1 dụng ý khác. Đó là muốn bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Hoa. Tại thời điểm đó, công cuộc cải cách công nghiệp của nước Anh rất phát triển với thời kỳ chủ nghĩa thực dân. Nước này sớm đã dòm ngó đến “mảnh đất màu mỡ” Trung Hoa. Nên lợi dụng dịp đại thọ của Càn Long, nước Anh đã mang theo biết bao lễ vật mừng thọ để tiện cho việc bày tỏ nguyện vọng hợp tác của mình.
Tranh vẽ mô tả khung cảnh đoàn sứ giả nước Anh yết kiến vua Càn Long. Ảnh:Baidu.
Bức thư mang đậm tư tưởng “Ếch ngồi đáy giếng”
Không những vậy, hoàng đế Càn Long còn đích thân viết 1 bức thư giàu ý văn chương gửi lại cho quốc vương nước Anh. Hiện bức thư vẫn được lưu giữ, trưng bày tại Viện bảo tàng Vương quốc Anh với cái tên “Thư vua Càn Long gửi quốc vương nước Anh”. Nội dung bức thư sau khi dịch ra ngôn ngữ hiện đại đại khái là:
“Ta đã xem thư của ngài, vương quốc của ngài đối với ta rất có thành ý. Ta rất vui mừng vì điều đó và cũng đã ban thưởng cho đoàn sứ giả ngài phái đến. Vậy nhưng, việc ngài tận dụng chuyến đi này để bày tỏ mục đích muốn hợp tác thương mại với đất nước ta là không phù hợp với thể chế của Đại Thanh.
Đại Thanh ta lãnh thổ bao la bát ngát, tài nguyên dồi dào, không cần thiết phải hợp tác với đất nước của ngài. Nếu ngài ngưỡng mộ thiên triều ta, ngài có thể quan sát học tập. Hệ thống kỷ cương, phép tắc của Đại Thanh ta hoàn toàn không giống với nước ngài. Tư tưởng tiến tiến của thiên triều ta, đất nước ngài cũng sẽ không cách nào học theo được. Và cho dù các ngài có học được cũng sẽ không biết dùng như thế nào. Như vậy, có học cũng vô dụng!”.
Bức thư của vua Càn Long gửi quốc vương nước Anh. Ảnh: Baidu.
Theo như nội dung trong bức thư, dường như trong mắt Càn Long, đoàn sứ giả nước Anh lặn lội từ xa đến Trung Hoa là để học tập văn hóa tinh túy của đất nước mình! Ngôn từ trong thư mang đậm tư tưởng của 1 kẻ thống trị tự cho quyền lực của bản thân là tuyệt đối và cao nhất.
Nhưng có điều mà Càn Long đã không biết, tại thời điểm đó, nước Anh đã là 1 cường quốc chủ nghĩa tư bản rất giàu có và đồng thời cũng là “lãnh chúa” của khu vực Châu Âu.
Chuyến đi đến mừng thọ Càn Long năm đó của đoàn sứ giả nước Anh cũng hàm chứa 1 mục đích thâm sâu khác. Đó là thăm dò tình hình đất nước này, xem xét xem liệu có thể biến mảnh đất này thành thuộc địa của chính mình hay không.
Không biết liệu sau khi đọc hết thư của vua Càn Long, quốc vương nước Anh sẽ có cảm xúc như thế nào? Là cảm kích lòng thành của vị vua đến từ phương Đông xa xôi này? Là kinh ngạc trước sự lớn mạnh của Trung Quốc như Càn Long tự diễn tả trong thư? Hay là cười không ngớt trước tư tưởng “ếch ngồi đáy giếng” của vị hoàng đế này?
Theo đánh giá của trang tin QQ, dưới sự trị vì trong hơn 200 năm của nhà Thanh, Trung Hoa luôn trong tình trạng lạc hậu. Nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến điều đó có thể bắt nguồn từ sự tự cao tự đại của những người thống trị vương triều này.
Bài viết tham khảo từ trang tin QQ của Trung Quốc.
Nơi duy nhất trong Cố Cung chưa mở cửa cho khách tham quan: Phổ Nghi tiết lộ lý do bất ngờ
Nơi này không chỉ được trang hoàng vô cùng tráng lệ mà chỉ có duy nhất hoàng đế mới được ra vào.
Nhắc đến những công trình kiến trúc có tính biểu tượng của lịch sử Trung Quốc hầu hết chúng ta thường nhớ tới Cố Cung. Cố Cung có thể coi là thánh địa du lịch của du khách và người dân Bắc Kinh. Cố Cung không chỉ là 1 trong năm cung điện lớn nhất thế giới mà nơi này còn đại diện cho nhiều triều đại và chất chứa rất nhiều bí ẩn đến nay chưa có lời giải đáp.
Cố Cung là một trong những công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử to lớn của Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Trong những năm gần đây, Cố Cung trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ có mức độ bảo tồn hoàn chỉnh nhất thế giới. Nơi đây đã tiếp đón tới hàng trăm triệu lượt khách du lịch. Tuy nhiên không ít du khách phát hiện đến nay một số nơi trong Cố Cung chưa từng mở cửa, trong đó có một lầu các thần bí được gọi tên là Vũ Hoa Các.
Vũ Hoa Các là công trình kiến trúc vô cùng nổi bật của Cố Cung. Từ trên cao nhìn xuống, dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy trên mái của Vũ Hoa Các sáng lấp lánh một màu vàng ánh kim tựa như được dát vàng. Mỗi một góc của lầu các này có một con rồng mạ vàng được điêu khắc sống động như thật.
Trong Vũ Hoa Các rốt cuộc cất giấu điều gì?
Cách trang trí trong Vũ Hoa Các vô cùng xa hoa, mái các được lợp bằng ngói lưu ly xanh với phần viền trang trí bằng ngói lưu ly vàng. Trên 4 trụ cột của lầu các là 4 con rồng được làm từ đồng mạ vàng, bên trên treo tấm hoành " Trí châu tâm ấn" do hoàng đế Càn Long đích thân ngự bút.
Trên mỗi cột trụ của Vũ Hoa Các đều có 1 con rồng được làm bằng đồng mạ vàng. (Ảnh: Baidu)
Theo các ghi chép trong sử sách, Vũ Hoa Các vốn được cải tạo từ các tòa nhà từ thời nhà Minh để thành Phật đường lớn nhất trong Tử Cấm Thành. Vì thế, bên trong Vũ Hoa Các có rất nhiều tượng Phật, tháp Phật, trăm nghìn vật phẩm, văn vật về Phật giáo vô cùng quý giá. Vũ Hoa Các cấm tuyệt đối không cho bất kì ai vào ngoại trừ người trong hoàng tộc.
Cho đến nay Vũ Hoa Các chưa từng mở cửa cho du khách vào tham quan. Rất nhiều người đồn đoán rằng lý do Vũ Hoa Các không mở cửa là bởi bên trong có cất giấu vô số bảo vật vô giá. Tuy nhiên, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh - Phổ Nghi đã tiết lộ một sự thật bất ngờ về Vũ Hoa Các.
Bên trong Vũ Hoa Các có rất nhiều tượng Phật và bảo vật Phật giáo quý giá. (Ảnh: Baidu)
Theo Phổ Nghi, Vũ Hoa Các thật ra là một Phật đường bí mật của hoàng gia. Trên thực tế nơi này chỉ duy nhất hoàng đế được phép ra vào. Các hoàng đế trước sử dụng Vũ Hoa Các như là nơi để học hỏi Phật pháp. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do không gian nơi đây quá nhỏ hẹp nên không thích hợp cho du khách vào tham quan. Hơn nữa, đây lại là Phật đường cần được giữ thanh tịnh, sạch sẽ nên rất khó để chuyển thành nơi mở cửa công cộng.
Tuy rằng, Vũ Hoa Các không mở cửa cho công chúng tham quan nhưng sự tồn tại của nó dường như đã làm tăng thêm phần bí ẩn của Cố Cung và khiến cho không ít du khách hiếu kỳ tìm cách ghé thăm nơi đây 1 lần dù chỉ là ngắm nhìn từ xa.
Gia tộc của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 HỌ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
Kinh hãi phát hiện bức thư 'chết chóc' trên tay búp bê vải trong căn nhà cũ Một chủ nhà đã bị sốc khi phát hiện ra con búp bê bằng vải cũ rách, đang cầm tờ giấy có nội dung ai đọc cũng thấy lạnh sống lưng, ngay bên trong bức tường của căn nhà mới mua. Jonathan Lewis đập tường để kiểm tra tình trạng nhà Jonathan Lewis, 32 tuổi, vừa mới mua một ngôi nhà mới ở...