“Cạn lời” với trang phục dân tộc của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2018
Hơn 70 bộ trang phục trong cuộc thi Miss Grand Thailand 2018 vô cùng độc đáo, tất cả đều lấy cảm hứng từ nét văn hoa vung miên tiêu biểu của Thái Lan. Nhiều khán giả phải tròn xoe mắt trước phần thi mang nhiêu mau săc thu vi va đươc trông đơi nhất.
Tối 11/10, cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thái Lan – Miss Grand Thailand 2018 đã diễn ra tại thủ đô Băng Cốc. Trong đó, phải kể đến phần thi trang phục truyền thống vô cùng sáng tạo và mang lại nhiều ấn tượng. Cac thí sinh đã tỏa sáng trong đêm diễn với những bộ cánh độc đáo, mới lạ, thể hiện rõ những nét đặc trưng văn hoa vung miên thú vị.
Có thể nói đây là một trong những phần thi quan trọng giúp thí sinh thể hiện hết khả năng, đồng thời cũng là cơ hội giới thiệu rõ nét về bản sắc dân tộc cho khán giả gần xa. Hơn 70 người đẹp đại diện cho 77 tinh thanh xuất hiện trong những bộ trang phục được thiết kế tinh tế, cầu kỳ. Họ lần lượt bước ra, tỏa sáng và thể hiện bản thân, mang đến những màn trình diễn trang phục đặc sắc, mang đâm ban săc vung miên.
Cùng ngắm nhìn những bộ trang phục đặc sắc, ấn tượng trong đêm thi trang phục dân tộc Miss Grand Thailand 2018 nhé!
Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ lúa vô cùng đặc biệt.
Bộ trang phục được đánh giá là lộng lẫy hơn cả những bộ cánh của những thiên thần Victoria Secret.
Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ chim công.
Những nét truyền thống dân tộc của những thí sinh khiến công chúng cảm nhận về nền văn hoá.
Còn có cả nàng tiên cá trên sân khấu của cuộc thi.
Có vẻ như đây là bộ váy được lấy cảm hứng từ chú cá vàng?
Ngay khi tin tức này được lan truyền trên mạng, đã có những ý kiến sau
Những bộ trang phục khiến công chúng vô cùng bất ngờ.
Còn cưỡi cả chằn tinh lên màn trình diễn sân khấu tại một cuộc thi Hoa hậu.
Theo trí thức trẻ
Thiên tình sử của "người Vĩ Dạ" phá bỏ luật tục giữa đại ngàn Trường Sơn
Giữa đại ngàn Trường Sơn xanh thẳm và cao vợi, anh là người Kinh đầu tiên dám kết hôn với một người phụ nữ Ma Coong - một dân tộc mà sự lạc hậu chỉ "xếp sau" với dân tộc Arem. Cũng vì nghĩa cử này, anh trở thành người đầu tiên và duy nhất phá bỏ được một hủ tục hết sức man rợ - tục chôn sống trẻ con theo mẹ, đem đến cho nhiều trẻ nhỏ Ma Coong nơi đây sự hồi sinh thành người.
Quặn lòng một tập tục
Trên địa bàn xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) là người thiểu số, sống ở nơi hưu quạnh, vùng khí hậu khắc nghiệt, có ít giao lưu giữa 2 nước Việt - Lào nên ngày trước đồng bào Ma Coong nơi đây đã phát sinh nhiều hủ tục. Ngoài các hủ tục như ở Sụ (ở rể), hút thuốc... thì có một hủ tục đến nay nếu được nghe kể lại ai lấy đều phải kinh hãi đó là hủ tục chôn sống trẻ theo mẹ.
Hủ tục này được thực thi khi một người phụ nữ xấu số nào đó lìa giã cõi đời, nếu con họ sinh ra chưa đầy 3 tháng tuổi thì phải chôn sống cùng mẹ. Lệ tục là lệ tục, bất biết có một sự can thiệp nào, bất biết gia đình người ta có đồng ý hay không thì đứa trẻ đó bắt buộc phải chung giáo đã từng lên đây dậy học, nhiều cán bộ cắm bản thuở xưa mà tôi đã từng tiếp xúc để tìm hiểu lệ tục vẫn còn "xanh mặt" khi kể chuyện này. Có người bảo, cả đời họ, chiến tranh, đói khổ, dịch bệnh có thể quên nhưng họ không thể quên được tiếng đau xé lòng của những đứa trẻ vọng lên khi bị những xẻng đất, những nhát cuốc nơi mộ huyệt vùi lấp.
Vợ chồng anh Diệu cùng đứa con nuôi và thiếu ta Hoàng Minh Đức - Cán bộ biên phòng cắm bản
Lý giải về sự phát sinh của tập tục này có nhiều căn cứ. Theo lý giải của ông Đinh Hợp, một người Ma Coong chính gốc hiện đang làm chủ tịch xã, thì ngày xưa người Ma Coong chôn trẻ theo mẹ là do cuộc sống khó khăn quá. Đứa trẻ Ma Coong sinh ra, lớn lên chỉ nhờ nguồn sữa từ cơ thể người mẹ. Đường, sữa, bột lúc đó không có, người ta cũng chưa biết nuôi bộ trẻ nhỏ, trước sau gì thì đứa bé ấy cũng sẽ chết do đói ăn. Đằng nào cũng là một lần đau, tốt nhất là chôn nó theo để cho "mẹ con có nhau".
Vì tập tục này, những năm trước, đã có rất nhiều những đứa trẻ bị chôn sống theo kiểu này. Đi khắp 18 thôn bản của người Ma Coong ngày nay, người ta không thể thống kê được có bao nhiêu rừng mộ như vậy. Và người càng không thể thống kê được những ngôi mộ có những đứa trẻ bị chôn theo hủ tục này. Đau xót và thảm thương vô cùng.
Người hồi sinh cho trẻ
Giữa những năm âm u của hủ tục, giữa nỗi đau gào thét của đại ngàn, anh Nguyễn Xuân Diệu đã có mặt. Anh Diệu sinh năm 1962, anh quê gốc tại thôn Vĩ Dạ (nay là Phường Vĩ Dạ), Hưng Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do quê nhà đói kém, năm 1990, theo cánh bạn, anh Diệu đã tìm lên mảnh đất có người Ma Coong này để kiếm sống tại khu vực Đồn biên phòng 593. Nghề nghiệp của anh lúc này là kết hợp với Đồn buôn bán, tiêu thụ nông lâm sản cho bà con. Trong quá trình giao thương đi lại, tiếp xúc với người Ma Coong anh cũng đã từng chứng kiến hủ tục chôn sống trẻ. Đau xót, anh để tâm và quyết định tìm cách để xóa bỏ hủ tục, cứu sống cho được những đứa trẻ vô tội.
Nhiều đêm mất ngủ anh nghĩ cách. Nhưng như đã nói ở trên, việc thức tỉnh suy nghĩ với người dân Ma Coong lúc này thật khó. Ngay người Ma Coong của họ thôi, ai có ý định này đã bị thôn bản, bà con loại trừ khỏi cuộc sống chứ nói chi đến anh, một người Kinh ở mạn dưới di lên.
Để có tiếng nói, để có ý định, chỉ còn cách duy nhất là anh phải trở thành người Ma Coong. Rỗi lúc nào là anh tìm đến những thôn bản có người Ma Coong để chuyện trò học tiếng. Trong thời gian đi lại ở bản Cà Ròong 1, anh có quen và để ý đến một thân phận, đấy là cô Y Nhoong. Y Nhoong vốn là cô gái thùy mị, nết na nhất bản Cà Roòng 1 nhưng đường tình duyên lại trắc trở. Cô lấy chồng, sinh được 2 con, nhưng do chồng rượu chè quá nên tình duyên đứt gánh. Cô ở vậy nuôi con. Cám cảnh với thân phận cô, chàng thanh niên Nguyễn Xuân Diệu lúc có việc tạt qua thường đến động viên và giúp đỡ. Hai người coi nhau như anh em.
Ơn nghĩa nhất của người phụ nữ Ma Coong này với anh Diệu ấy là năm 1987. Do lăn lộn ở miền sơn thẳm, như bất cứ người Kinh nào lên đây anh cũng bị sốt rét. Mùa hè năm này, cơn sốt rét ác tính đã đến cùng anh. Anh được đưa đến trạm xá của đồn biên phòng, nhưng do cơ thể suy nhược nên các y tá ở đây đã bó tay, anh cầm chắc cái chết. Tin dữ của anh theo gót chân trần của người Ma Coong đã về đến bản. Nghe tin, không nề hà Y Nhoong đã cùng cha đẻ tất tưởi tìm lên. Bằng những bó lá thuốc cổ truyền lấy từ sơn thẳm cùng sự chăm sóc của Y Nhoong và cha cô, lạ thay anh đã hồi tỉnh.
Nhờ sự cứu mạng này, để trả ơn anh đã nhận ông Đinh Keo làm bố nuôi và quyết định lấy Y Nhoong làm vợ. Lấy Y Nhoong anh vừa trả được ơn, vừa có điều kiện giúp cô, vừa trở thành người Ma Coong để tuyên chiến với hủ tục chôn sống trẻ. Sau khi lấy Y Nhoong, 7 năm sau, ấy là năm 1994, trong bản Cà Roòng 1 có đứa trẻ xấu số, là con của Y Soang, một người đàn bà điên trong xã. Do bệnh tật, vệ sinh và ăn ở kém nên Y Soang đã chết ngay sau khi đứa con chào đời.
Theo lệ tục, đứa trẻ này sẽ bị chôn sống cùng mẹ. Không nề hà, anh Diệu đã cùng vợ tìm đến. Anh lên tiếng can thiệp và đã gặp ngay những sự phản ứng quyết liệt của dân bản. Không chịu bó tay, sau một ngày trời thương thuyết, anh đã được người Ma Coong ở Cà Roòng 1 cho nhận làm con nuôi cùng một "cam kết" đi cùng: Anh sẽ phải chịu phạt vạ, chịu mọi hiện vật để cúng Giàng nếu như có điều xấu xẩy ra hay để cho đứa trẻ chết. Đứa trẻ con Y Soang sinh thiếu tháng, trông như một con khỉ con. Nhận về anh cũng hết sức lo toan. Nghe tin anh là người đầu tiên thương thuyết được và cứu đứa trẻ không bị chôn sống cùng mẹ nên lính cũng như chỉ huy đồn biên phòng đóng trên địa bàn đã cử người xuống hỗ trợ. Sữa, đường theo chế độ ốm đau của lính đồn đã được anh em nhất trí dồn lại gùi xuống để anh nuôi đứa trẻ. Sau 3 tháng, bằng nguồn sữa, đường của lính biên phòng, bằng sự tân tâm chăm sóc của vợ chồng anh, bằng những thìa nước cơm được chắt ra trong mỗi bữa, thằng bé đã kháu khỉnh, đã qua được những nguy kiệt suy dinh dưỡng ban đầu.
Lễ đặt tên được anh và người vợ Y Nhoong tổ chức, có rượu mời khắp dân bản. Người Ma Coong rầm rập kéo đến, uống rượu để chứng kiến một đứa trẻ được coi là "con của ma" lần đầu tiên thành người mà xóm làng không gặp tai họa gì. Đứa trẻ sống được là nhờ đường, sữa của lính biên phòng, ơn nghĩa nên anh Diệu và người vợ Y Nhoong đã quyết định đặt tên cháu là Đường - Nguyễn Xuân Đường.
Đường là thằng bé người Ma Coong đầu tiên có họ người Kinh ở đất này, hiện em đang học lớp 9 và năm nào cũng đạt học sinh chuyên cần. Là người Kinh đầu tiên lấy vợ Ma Coong, là người đầu tiên dám dấn thân, tuyên chiến và xóa bỏ đi một hủ tục khủng khiếp nên giờ đây với nhiều đứa trẻ Ma Coong Nguyễn Xuân Diệu trở thành ân nhân. Nói về vai trò của anh Diệu, ông Quách Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã tâm sự: Nếu không có sự hy sinh cao cả như anh Trần Xuân Diệu, hết lòng vì dân, vì trẻ Ma Coong thì không biết đến bao giờ hủ tục chôn trẻ theo mẹ sẽ được loại bỏ trên đất này. Nhờ anh Diệu mà nhiều đứa trẻ đã được cứu sống, lớn lên thành người.
ĐƠN THƯƠNG
Theo ĐSPL
Venezuela tái khẳng định tăng cường quan hệ với Triều Tiên Ngày 11/8, Triều Tiên công bố bức thư mà Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã gửi cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong đó tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ giữa hai nước. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: breitbart Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ông...