Cần lộ trình và quy định “mở”
“Không xử phạt đối với những ai đi xe mượn, thuê”. Thông tin này được một lãnh đạo Tổng cục CSQLHX về TTATXH (Bộ Công an) khẳng định đã khiến người dân cả nước an tâm phần nào.
Tuy nhiên, quy định xử phạt lên tới 10 triệu đồng đối với chủ sở hữu phương tiện không làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện theo Nghị định 71 vừa có hiệu lực vẫn nảy sinh rất nhiều rắc rối, vướng mắc. Cụ thể, bằng cách nào để CSGT chứng minh được những người đi xe ở ngoài đường nhưng đăng ký phương tiện không phải của họ mà là xe đi mượn hay xe đã mua bán không làm các thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Và liệu khâu kiểm tra có làm phát sinh thêm những thủ tục hành chính rườm rà, “hành” dân hay không. Nếu chỉ huy các đơn vị không quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm tra sẽ khiến tiêu cực có cơ hội phát sinh.
Thống kê chưa đầy đủ hiện cả nước có tới 30 đến 40% số xe chưa làm thủ tục sang tên chuyển quyền sở hữu trong tổng số phương tiện. Trong số đó đa phần đều là những phương tiện có giá trị thấp, được người dân lao động sử dụng. Việc siết chặt công tác đăng ký, quản lý phương tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý Nhà nước trên nhiều mặt là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, với số lượng lớn phương tiện “trôi nổi” về giấy tờ như trên cộng với mức thu lệ phí trước bạ quá cao, đồng thời lực lượng CSGT lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là xe chính chủ, xe đi mượn thì nên chăng, cần có lộ trình phù hợp hoặc một khung thời gian nhất định để người dân chuẩn bị trước khi các cơ quan chức năng thực hiện quy định xử phạt.
Đối với những phương tiện đã bị mất hết giấy tờ, không tìm thấy người bán, cần tạo điều kiện cho người dân được phép đăng ký lại khi họ đã làm đơn cam đoan về quyền sở hữu phương tiện đó có xác nhận từ các cấp chính quyền, cơ quan chức năng. Nếu làm như vậy, không những Nhà nước không bị thất thu thuế mà còn tạo điều kiện cho người dân, nhất là những người lao động nghèo có cơ hội sở hữu chiếc xe đang sử dụng một cách hợp pháp. Cùng với việc hạ mức lệ phí trước bạ, quy định “mở” này sẽ giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý được số phương tiện trên.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bắt chứng minh 'xe chính chủ' là vô lý
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
- Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS Lê Hồng Sơn.
- Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang "ép" quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Ngày 15/11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
- Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
- Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
- Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... Quan điểm của ông về quy định trên?
- Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Theo VNE
Xử phạt "xe không chính phủ": Các chuyên gia nói gì? Phải làm cho rõ ràng, minh bạch thẩm quyền của cơ quan công quyền đến đâu và với người dân, trách nhiệm của họ thế nào chứ không phải thực hiện tùy tiện. Người dân lo lắng trước quy định xử phạt xe không chính chủ. GS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội: Quy định...