Cần lật lại vụ án con giết mẹ
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã chuyển hồ sơ vụ án Huỳnh Văn Quyên phạm tội giết người, Lê Thị Tám phạm tội che giấu tội phạm (vừa được cho tại ngoại ngày 21-7) sang VKSND tỉnh Vĩnh Long.
Với những mâu thuẫn trong kết luận điều tra lần này, liệu vụ án có được làm sáng tỏ?
Sự thật ở đâu ?
Điểm đặc biệt trong kết luận điều tra lần này là CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã chuyển tội danh đối với bị can Lê Thị Tám từ giết người sang che giấu tội phạm nhưng lại không giải thích lý do chuyển đổi tội danh cũng như nguyên nhân vì sao trước đây bị can Tám nhận tội? (Trong khi hồ sơ thể hiện ban đầu bị can Quyên không nhận tội nhưng khi bị can Tám khai nhận đã đè chân để Quyên bóp cổ mẹ chồng, từ đó Quyên mới nhận tội).
Bên cạnh lời khai của nhân chứng Trần Thị Ngọc Yến (người có nhiều lời khai bất nhất ngay từ giai đoạn điều tra cho đến phiên tòa phúc thẩm), trong kết luận điều tra mới xuất hiện thêm nhân chứng thứ hai là anh Dương Quang Phuông (viết đơn tố giác sau khi vụ án xảy ra đã hơn 3 năm và sau khi phiên tòa phúc thẩm hủy án) và 6 nhân chứng ở cùng buồng giam từng nghe bị can Quyên – Tám kể lại chuyện giết mẹ.
Những nhân chứng này hầu hết không nhớ số buồng giam và tên những người bị giam chung, vậy mà họ nhớ rất chi tiết từng lời tâm sự về việc giết mẹ của Quyên – Tám, đặc biệt nhớ cả tên ấp, xã – nơi cư ngụ của hai bị can này (?!).
Bà Lê Thị Tám (phải) rời trại giam. Ảnh: MINH SƠN
Theo đó, cả 6 nhân chứng đều khai nghe Quyên – Tám kể lại vì Quyên tức giận nên bóp cổ mẹ chết, tuy nhiên trong đó có nhân chứng khai Quyên kể bóp cổ mẹ nhưng mẹ vùng vẫy nên gọi vợ đến đè hai chân, có nhân chứng lại khai Quyên bóp cổ mẹ chết rồi gọi vợ đè hai chân. Cả hai lời khai này đều khó có thể chấp nhận.
Video đang HOT
Bởi nếu vì tức giận dẫn đến bóp cổ mẹ, một người đàn ông 45 tuổi, cao 1,80 m, nặng gần 90 kg trong trạng thái tinh thần tức giận, bóp cổ một người già gần 80 tuổi, vì sao không để lại một dấu vết nào trên thân thể nạn nhân như kết luận pháp y? Còn nếu bóp cổ mẹ chết rồi, Quyên còn kêu vợ đến đè chân để làm gì? Vậy vì sao các nhân chứng đưa ra những lời khai này? Sự thật nằm ở đâu?
Nhiều vấn đề chưa sáng tỏ
Trước hết, về động cơ giết người cũng thể hiện rất mơ hồ trong kết luận điều tra mới. Trước đây, CQĐT cho rằng do không muốn mẹ chia đất cho các chị cộng thêm việc bà Dương Thị Tám (mẹ Quyên) cằn nhằn về việc làm đám giỗ sơ sài dẫn đến việc cự cãi và Quyên bóp cổ giết chết mẹ có sự trợ giúp của vợ. Trong kết luận điều tra mới, Quyên gọi bà Dương Thị Tám dậy đi Cà Mau, bà tiếp tục rầy la Quyên về việc ép chuối, tổ chức đám giỗ không đúng ý bà và vì bà không chịu đi Cà Mau nên Quyên đến bên giường bà, dùng tay trái nắm vào cổ bà, tay phải Quyên ôm sau lưng kéo lại.
Do bà vùng vẫy nên Quyên bóp mạnh tay. Khoảng 3-5 phút, bà không còn cử động nữa. Như vậy mâu thuẫn, nếu có, liệu có đến mức khiến Quyên phải giết người? Chưa nói đến tình tiết vợ chồng Quyên có ý thức dìm xác mẹ xuống sông nhưng lại chỉ nhặt 4 viên gạch thẻ rồi đi tìm bao cho vào, trong khi Quyên có sức khỏe, xung quanh nhà có nhiều gạch bê tông nặng 5-10 kg? Chưa nói đến việc muốn dìm xác nạn nhân xuống sông nhưng lại chỉ quấn dây hờ hững (bằng chứng thi thể nạn nhân không có dấu vết bị cột dây) là điều khó chấp nhận.
Cơ chế để lại dấu vết và khả năng chết lâm sàng là hai câu hỏi cực kỳ quan trọng để làm sáng tỏ vụ án nhưng trong kết luận điều tra cũng chỉ nói chung chung, không giải thích rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn.
Một điểm bất thường ở kết luận điều tra lần này là không nói rõ kết luận điều tra được thành lập trên cơ sở bao nhiêu tập, bao nhiêu bút lục? Được biết, theo hồ sơ tại VKSND tỉnh Vĩnh Long, hồ sơ CQĐT tỉnh Vĩnh Long chuyển qua có số bút lục cuối cùng là 1939 với 8 tập (trong đó biên bản bàn giao vụ án từ CQĐT tỉnh Vĩnh Long sang VKSND tỉnh Vĩnh Long không có bút lục).
Sẽ yêu cầu khởi tố nhân chứng
Trao đổi với chúng tôi ngày 2-8, luật sư Trương Đình Tùng (Đoàn Luật sư TPHCM), người nhận bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho hai bị can Quyên – Tám, nói có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ vụ án chứng minh nhân chứng Trần Thị Ngọc Yến cố tình khai man và vì vậy, luật sư Tùng đang lập hồ sơ yêu cầu khởi tố người này.
Ngoài ra, theo luật sư Tùng, trong các phiên tòa trước đây, ông đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án cho Bộ Công an điều tra vì không tin tưởng vào sự điều tra khách quan của CQĐT tỉnh Vĩnh Long. Trong lần điều tra lại này, có sự tham gia hỏi cung của cán bộ điều tra Bộ Công an nhưng kết luận điều tra vẫn là của CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Long.
Theo Người Lao Động
Con dâu thoát tội giết mẹ chồng sau 4 năm tạm giam
Báo PLVN đã có loạt tin, bài phản ánh việc TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Quyên tù chung thân, phạt bị cáo Lê Thị Tám (SN 1967, vợ ông Quyên) 13 năm tù về tội "Giết người". Ngày 3/3/2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại do vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và thiếu chứng cứ buộc tội.
Ảnh minh họa
Mới đây, Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo, công bố kết luận điều tra (lần 2) vụ án "rủ vợ giết mẹ" xảy ra ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, và chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh đề nghị truy tố hai bị can: Huỳnh Văn Quyên về tội "Giết người". Riêng Lê Thị Tám (vợ bị can Quyên) không còn bị truy tố về tội "Giết người" nữa mà chỉ bị đề nghị truy tố về tội "Che giấu tội phạm".
Một tội ác bị... điều tra lại
Đây là thay đổi mới so với kết luận điều tra (KLĐT), cáo trạng trước đây. Đồng thời do hết hạn tạm giam đặc biệt nên CQĐT cũng có quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng cấm đi khỏi nơi cư trú, cho Lê Thị Tám được tại ngoại.
Theo KLĐT ban đầu, sáng 7/2/2007, bà Dương Thị Tám (mẹ của Quyên) cằn nhằn vợ chồng Quyên không ép chuối và không chịu làm đám giỗ lớn nên mất mặt bà. Quyên cự lại và đến chỗ giường bà Tám đang ngồi, dùng hai tay bóp cổ bà Tám đè xuống giường. Lúc này, bà Tám giãy giụa nên Quyên kêu vợ đè hai chân, còn Quyên tiếp tục bóp cổ cho đến khi bà Tám nằm bất động. Sau đó, vợ chồng Quyên dùng xuồng chở xác bà Tám đi giấu dưới sông Lăng thuộc xã Tân Hạnh.
Để xác bà Tám không bị trôi mất và tránh bị phát hiện, vợ chồng Quyên dùng bao thức ăn gia súc (loại 5 ký) đựng gạch cột ngang bụng bà Tám. Có người đã chứng kiến quá trình vợ chồng Quyên chuyển xác bà Tám từ nhà xuống sông. Vợ chồng Quyên, Tám bị bắt và năm 2007 CQĐT đã ra KLĐT (lần 1) đề nghị truy tố cả hai về tội "Giết người".
Tháng 9/2009, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt Quyên tù chung thân và Tám 13 năm tù cùng về tội "Giết người".
Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo đều kháng cáo kêu oan, VKSND tỉnh cũng kháng nghị đề nghị mức án tử hình đối với Quyên. Đến tháng 3/2010, TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án. Theo đó, HĐXX nhận định: Ngoài việc vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, lời khai của nhân chứng gián tiếp duy nhất có nhiều mâu thuẫn, bất nhất; kết luận giám định pháp y ngược với cáo trạng... Thấy chưa đủ căn cứ buộc các bị cáo phạm tội giết người, HĐXX đã hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ về CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Long để điều tra lại.
Vừa thoát tội "Giết người", vừa được cho tại ngoại
Trong lần điều tra này, ngoài Công an tỉnh Vĩnh Long còn có sự tham gia của điều tra viên Bộ Công an và VKSND Tối cao. Trong bản KLĐT mới nhất, CQĐT vẫn kết luận rằng ngày 6/3/2007, Quyên bị bắt, ban đầu không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng sau đó qua nhiều bản cung, Quyên đã thừa nhận hành vi lỡ tay giết mẹ và khẳng định những đồ vật buộc trên người nạn nhân như bao đựng gạch nhãn hiệu Vina, dây nilon, gạch... là của gia đình. CQĐT cũng thu giữ mẫu gạch cũ sau nhà Quyên gửi đi giám định, kết quả là cùng loại gạch thu giữ được dưới sông, buộc vào người nạn nhân vớt được.
Từ đó, Trung tá Nguyễn Công Dự - Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Vĩnh Long, trong buổi tiếp xúc với báo chí cho biết hành vi phạm tội của Huỳnh Văn Quyên đủ yếu tố cấu thành tội "Giết người".
Ngoài ra, bản KLĐT xác định hành vi "lỡ tay giết mẹ" của Quyên được thực hiện độc lập do một phút nóng giận, không có sự bàn bạc, tham gia, giúp sức, hứa hẹn trước của Tám. Tám chỉ tham gia sau khi Quyên gọi và thông báo mẹ đã chết. Sau đó, cả hai mới bàn bạc đem giấu xác.
"Xét thấy hoàn cảnh gia đình của bị can Tám khó khăn, hai vợ chồng bị tạm giam hơn 4 năm, còn 3 con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc. CQĐT quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn cho bị can Tám được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú", một lãnh đạo CQĐT cho biết.
Theo Pháp Luật VN
Lời của kẻ giết mẹ bằng 11 nhát búa Bị cáo Chỉnh tại phiên tòa sơ thẩm "Bị cáo đã không thương mẹ mà phạm vào tội bất hiếu, đại nghịch..." - Chỉnh thành khẩn xin tha tội chết. "Mẹ thường nói tôi bị bệnh gan, nên cai rượu, nghỉ ngơi ở nhà khi nào khoẻ hãy đi làm. Bị cáo đã không thương mẹ mà phạm vào tội bất hiếu, đại...