Cần làm rõ sai phạm của sư trụ trì để ổn định an ninh trật tự
Vụ việc sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (thôn 4, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đang ngày một căng thẳng khi mới đây rất nhiều người dân xã Chàng Sơn đã viết đơn gửi đến các cấp chính quyền xã và huyện đề nghị chính quyền có biện pháp bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia là ngôi cổ tự Chân Long; đồng thời trục xuất sư trụ trì Thích Minh Phượng khỏi địa phương.
Sư Phượng vẫn qua lại chùa thường xuyên
Trong lá đơn có tên của trưởng, phó thôn, bí thư chi bộ, hội cựu chiến binh tại các thôn. Đồng thời, tờ đơn kiến nghị này cũng được gửi đến Mặt trận Tổ quốc xã, Đảng ủy xã. Theo những người dân đã ký tên vào đơn kiến nghị trên, sở dĩ sự việc ngày càng căng thẳng như hiện nay là bởi trong những ngày vừa qua, người dân Chàng Sơn vẫn nhiều lần thấy sư Thích Minh Phượng trở về địa phương. Trong khi đó, những yêu cầu xác minh về việc có hay không chuyện mất cổ vật ở chùa Chân Long của người dân vẫn không được đáp ứng. Thậm chí, cửa chùa vẫn khóa trái không cho người dân được tự do thờ tự. Được biết, cửa chùa chỉ mở vào ngày rằm, mùng một. Còn bình thường, muốn vào thăm chùa, phải báo cáo chính quyền xã có ý kiến với người giữ chìa khóa thì mới được mở cửa để vào.
Sáng ngày 15-11, sư Thích Minh Phượng đã được cán bộ xã và công an viên xã Chàng Sơn yêu cầu về chùa Chân Long để lập “ biên bản hiện trạng tượng phật nứt gãy trong Tam Bảo, chùa Chân Long”. Có mặt tại chùa, sư Thích Minh Phượng đã ký vào biên bản xác nhận hiện trạng nứt gãy của các pho tượng trong khu tam bảo. Sau khi việc ký vào biên bản đã hoàn tất, sư Phượng định mang chiếc xe ô tô vẫn để trong gara đi nhưng đã vấp phải sự phản ứng kịch liệt của người dân có mặt tại chùa. Nguyên nhân do sư Thích Minh Phượng chưa trả lời người dân về số phận của những cổ vật trong chùa. Nhiều người dân ở Chàng Sơn lo ngại nếu để sư Thích Minh Phượng tự ý ra vào chùa sẽ không bảo toàn được hiện vật trong chùa hoặc làm sai lệch “hiện trường”. Bên cạnh đó, thái độ thiếu hợp tác của sư Phượng khi không thông tin chính xác về số lượng hiện vật bị mất, hỏng hóc hoặc đã được thay mới càng làm người dân nơi đây bất bình: “Điều chúng tôi muốn là được tự do cúng lễ trong chùa làng mình, được biết về tung tích những hiện vật cổ từng có trong chùa để có thể tìm về tiếp tục thờ cúng. Thế nhưng đã nhiều ngày nay, dù vẫn xuất hiện tại địa phương nhưng sư Phượng vẫn thờ ơ coi như không có chuyện gì xảy ra” – một người dân xã Chàng Sơn cho biết.
Cần sớm làm rõ tung tích hiện vật
Trao đổi với phóng viên ANTĐ cuối tuần, một đồng chí công an Đội An ninh Công an huyện Thạch Thất xác nhận việc sư Thích Minh Phượng vẫn có mặt tại địa phương: “Theo nguồn tin ở cơ sở, nhiều người từng gặp sư Thích Minh Phượng trên địa bàn xã Chàng Sơn. Và ngày 15-11 vừa rồi, sư Phượng đã trở về chùa theo yêu cầu của UBND xã. Sư Thích Minh Phượng về chùa Chân Long trụ trì theo quyết định của Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hà Nội. Do đã đăng ký hộ khẩu tại xã Chàng Sơn nên sư Thích Minh Phượng cũng là công dân của Chàng Sơn. Bởi vậy việc sư Phượng có mặt ở đây cũng là điều dễ hiểu”. Ông Quyết cũng cho biết thêm, hiện cơ quan công an và UBND xã Chàng Sơn đang tích cực điều tra làm rõ về các sai phạm của sư Phượng. Các cấp chính quyền và Công an huyện Thạch Thất đã giải thích với bà con và tình hình đã bớt căng thẳng rất nhiều. Tuy nhiên, người dân vẫn còn ồn ào bởi chưa có quyết định cuối cùng của các cấp có thẩm quyền. Theo ông Quyết, trong buổi họp sáng 27-11 vừa qua tại địa phương, đại diện Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định trong thời gian ngắn sẽ tổ chức họp báo để công bố nội dung kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.
Dư luận đang vô cùng bức xúc bởi sự việc đã kéo dài trong nhiều ngày nhưng chùa thì vẫn đóng, hiện vật chưa thấy đâu và người phải chịu trách nhiệm chính (sư Phượng) thì vẫn chưa có bất cứ động thái gì để trả lại hiện vật đã mất cho nhà chùa. Người dân cũng muốn được thông tin về hướng xử lý những sai phạm của sư Phượng khi xâm hại tại di tích cấp quốc gia này và đặt câu hỏi liệu có dấu hiệu của tội phạm hình sự hay không nếu như sư Phượng cố tình đánh tráo hiện vật của chùa mang đi nơi khác. Về việc trên, ông Kiều Hoàng Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết: “Đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước về di sản, chúng tôi sẽ yêu cầu tháo dỡ, loại bỏ toàn bộ các công trình, hạng mục, hiện vật mới được đưa vào di tích, giữ nguyên các công trình kiến trúc cổ của nhà chùa, bảo đảm an toàn cho các hiện vật gốc… Đối với sư trụ trì Thích Minh Phượng, chính quyền không có chức năng điều chuyển, xử lý, nên chúng tôi đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện báo cáo vụ việc lên Ban Trị sự Phật giáo thành phố để tìm biện pháp giải quyết thích hợp…”.
Video đang HOT
Như vậy, hành vi vi phạm, xâm hại Luật Di sản, trái với đạo đức của một người tu hành đã rõ, riêng việc sư Phượng có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Hình sự hay không, sư Phượng đã mang hiện vật đi đâu cần được các cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ để trả lại hiện vật cho di tích quốc gia đồng thời ổn định an ninh trật tự tại xã Chàng Sơn. Một nhà tu hành được giao trụ trì cả một ngôi chùa là di tích quốc gia không thể tự ý mang hiện vật ra khỏi chùa rồi nói như đùa với pháp luật rằng: “do đồ cũ hỏng nên thay mới”. Luật pháp bất vị thân.
Theo ANTD
Ôtô riêng, bia rượu, keo vuốt tóc...của sư Thích Minh Phượng
Sư Thích Minh Phượng ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội có lối sống lạ: ôtô riêng, bia rượu, nhà tắm còn có keo vuốt tóc, ảnh gợi cảm.
Tại phòng bếp này, còn thấy rất nhiều vỏ chai bia đã được sử dụng, có cả bia chai, bia lon.
Sau khi nhân dân xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cùng chính quyền trục xuất pho tượng đồng "giống 90% chân dung sư trụ trì" ra khỏi chùa Chân Long ngày 5/11, vị sư này cũng biến mất khỏi chùa. Người dân Chàng Sơn cho biết bức tượng này được đúc không khác gì bức ảnh của nhà sư treo trong phòng bếp.
Trong góc phòng còn có một bình rượu nếp ngâm cùng nhiều vỏ chai bia khác. Người dân cho biết phòng này gần như không mở bao giờ mỗi khi có người dân lễ chùa.
Tại nhà tắm đầy đủ tiện nghi của sư Thích Minh Phượng còn có một viên đá men lát tường có hình nữ nhi hở hang. Được biết, phòng tắm này nằm ngay cạnh nhà thờ Mẫu, và đã 4 lần bị chính quyền xã Chàng Sơn lập biên bản nhưng cuối cùng vẫn được xây dựng.
Trong nhà tắm còn ngổn ngang những lọ dầu gội đầu, sữa tắm mà vị sư này sử dụng. Khi tập hợp lại có sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, và một lọ có nhãn Nivea hair Mousse. Được biết đây là một loại keo bọt giữ nếp, tạo dáng cho tóc.
Sau khi rời khỏi chùa từ hôm mùng 5/11, sư Thích Minh Phượng vẫn để lại trong gara của mình (xây trong khuôn viên chùa, cạnh cổng ra vào) chiếc ô tô hiệu KIA Morning. Một chiếc xe thế này có giá khoảng hơn 400 triệu đồng.
Rất nhiều người dân bức xúc cho rằng nhà sư đã biển thủ tiền công đức, đóng góp xây dựng chùa để mua chiếc ô tô này. Ông Điệp (đội 4 xã Chàng Sơn) nhận định: "Một người tu hành cần dùng đến ô tô làm gì? Và quan trọng là ông ta dùng khoản tiền từ đâu để mua được chiếc ô tô như thế?"
Bà Dịu (thôn 7, xã Chàng Sơn) bức xúc cho biết: "Mỗi một người chết nếu muốn đưa vào chùa đều phải trả phí cho nhà sư này khoảng 5, 6 triệu. Nếu không có tiền ấy, sư tỏ ra rất khó chịu và không ít lần nói những lời thiếu văn hóa". (Trong ảnh, hình ảnh sư Phượng hành hung người rồi cãi nhau, phân bua với người dân vào hồi 10h27 ngày 11/07/2013 tại gần Phòng khám đa khoa Việt Pháp trên đường tỉnh lộ 80 thuộc địa phận xã Bình Phú, gần cổng trường Phùng Khắc Khoan do dân xã Chàng Sơn cung cấp).
Những người dân ở xã Chàng Sơn cũng cho rằng, bát hương cổ, tượng cổ của chùa không cánh mà bay cũng vì lý do đã bị bán mất. (Người dân khấn vái bên bát hương mới mà sư Phượng mang về thay cho các bát hương cổ bằng đất).
Ngoài chiếc ô tô, vị sư này còn có những vật dụng rất đắt tiền. Chiếc bàn bằng gỗ tinh xảo này có giá trị khoảng 150 triệu đồng. Sở dĩ có giá đấy vì người dân Chàng Sơn vốn có nghề mộc là nghề truyền thống, họ có thể nhanh chóng định giá.
Tiền để mua bộ bàn ghế này, ông Điệp (đội 4 xã Chàng Sơn) cùng nhiều người khác cho biết có thể lấy từ số tiền 300 triệu từ một người dân cạnh chùa công đức. Vì sau khi công đức, chùa không được tu sửa gì, nhưng vị sư này lại đưa về bộ bàn ghế.
Người dân Chàng Sơn căng biểu ngữ ngoài cửa chùa xua đuổi vị trụ trì
Theo Xahoi
Sẽ xử lý vụ sư đưa tượng giống mình vào chùa "Việc thay tượng là thực hiện theo Luật Di sản chứ không thể tùy tiện muốn làm thế nào thì làm". Thượng tọa Thích Thanh Quyết Quanh vụ việc người dân đưa pho tượng mới ra khỏi chùa (ở Thạch Thất, Hà Nội) vì cho rằng nhà sư trụ trì đã tự ý thay tượng cổ bằng tượng mới có hình thức giống...