Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc?
Nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảy thì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây.
Theo thống kê của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2019 đã có 30 vụ ngộ độc làm 798 người nhập viện, năm người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề là nguồn gốc và chất lượng thực phẩm hoặc phụ gia trong quá trình chế biến.
Cụ thể, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, hàm lượng hoá chất trong quá trình nuôi trồng, và độc tố tự nhiên có trong thực phẩm.
Mùa hè là thời gian cao điểm để gia đình đưa con đến các địa điểm du lịch, cũng là thời tiết thuận lợi là điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển, dễ làm thực phẩm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ nhỏ rất hay bị mất nước, chỉ uống khi thấy khát hoặc vận động nhiều gây đổ mồ hôi. Việc thiếu nước sẽ khiến cơ thể trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc hấp thụ và loại bỏ các chất thải.
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thuỳ Dương, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng khi sử dụng thực phẩm bên ngoài thường có hai nguyên ngân gây nhiễm. Nguyên nhân thứ nhất là nhiễm qua đường tiêu hoá và thứ hai là các hoá chất độc hại trong khâu chế biến. Trong đó nguồn nhiễm qua đường tiêu hoá là nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi đường tiêu hoá.
Cũng theo bác sĩ, nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảythì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây. Trường hợp nặng hơn, khiến trẻ thiếu tỉnh táo, co giật, li bì thì bố mẹ đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để bác sĩ kịp thời chữa trị.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm của chuyên gia, khi đi chơi gia đình nên chủ động mang thêm bánh ngọt, sữa đóng hộp, nước sạch và trái cây đã sơ chế từ nhà. Tốt nhất, cần có dung dịch để rửa tay cho bé trước khi ăn, vì các bệnh đường tiêu hoá chủ yếu lây qua đường miệng như nước bọt, phân của người người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần chú ý đến vấn đề vệ sinh các quán ăn trước khi sử dụng.
SƠN GIANG
Theo PLO
Có dấu hiệu này khi sốt xuất huyết, đến viện ngay lập tức
Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của sốt xuất huyết.
Ảnh minh họa: Internet
Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây dịch lớn với nhiều người mắc cùng một lúc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Hơn 85% các ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau.
Giai đoạn 1:
Đầu tiên là giai đoạn sốt, trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.
Nếu có nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay. Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.
Khi bị sốt xuất huyết có một số loại thuốc bị chống chỉ định và một số thuốc phải được dùng thận trọng nếu không có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet
Giai đoạn 2:
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.
Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Ra máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.
Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết nhẹ tại nhà
Khi bị SXH, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Tùy thuộc vào SXH mức độ nặng-nhẹ để bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh không tự điều trị SXH tại nhà, trừ trường hợp nhẹ được bác sĩ cho điều trị ngoại trú thì cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, chăm sóc đúng cách và theo dõi bệnh cẩn thận.
Với những bệnh nhân SXH ở thể nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà thì cần thực hiện các cách như sau:
Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc và lao động nặng nhọc. Ăn cháo loãng, súp, uống sữa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, cần phải bù nước nhiều hơn bình thường, có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oresol... Sử dụng thuốc paracetamol và lau, chườm nước mát (khoảng 36oC) khi sốt trên 38,5oC.
Nếu bệnh trở nặng và có những dấu hiệu như người mệt mỏi, vật vã hoặc li bì; tay chân lạnh, đau bụng vùng gan nhiều hơn, nôn nhiều, da môi bầm, ra máu; mất nước trầm trọng mà không bù lại được khiến cho da nhăn nheo thì cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai chết lưu? Nếu mẹ bầu ít kinh nghiệm, không cảm nhận được sự chuyển động của đứa trẻ trong bụng, rất khó có thể nhận biết được thai lưu. Thai lưu là biến cố đáng buồn mà không mẹ bầu nào mong muốn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, 20-50% thai chết lưu hiện nay không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Thai lưu...