Cần lắm cây cầu để học trò yên tâm đến lớp
Học sinh đón mùa tựu trường bằng một đợt mưa lũ lớn, bên cạnh niềm vui được bước lên một lớp học mới thì thầy, trò và cả phụ huynh Trường THPT Cờ Đỏ, xã Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) lại thêm một mùa nữa phải lo lắng.
Gian nan đến trường mùa lụt
Còn nhớ, lúc bắt đầu năm học mới 2012 – 2013, cũng là lúc những cơn mưa bắt đầu trút xuống. Thay vì được đến lớp, đến trường học trong không khí ấm áp ngày khai giảng thì những học trò của Trường THPT Cờ Đỏ lại phải lặn lội từ sáng sớm để đến trường cho kịp dự lễ khai giảng. Ngày lễ khai giảng, các em học sinh của trường dường như màu áo trắng pha chút với màu đất đỏ bazan trên mảnh đất Phủ Quỳ làm cho các em thêm lấm lem bởi những trận mưa làm nước khe suối dâng cao khiến các em không thể qua khe để đến trường được.
Trường THPT Cờ Đỏ là điểm cho học sinh của 8 xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm (của Nghĩa Đàn) và một số học sinh thuộc phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa. Tuy nhiên, để đến được trường học thì quãng đường hết sức khó khăn. Đối với học sinh xã Nghĩa Hưng phải qua hết 3 con khe, nếu là mùa nắng thì quãng đường hơn 10km cũng đã vất vả rồi. Vào mùa mưa để đến trường phải đi hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới trường, nếu như nước sông Hiếu dâng lên thì học sinh phải nghỉ học.
Đập tràn khe Ang cứ mưa xuống là nước ngập.
Ông Lê Viết Sỹ – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Sáng 5/9, trường khai giảng năm học mới nhưng nước khe Ang to quá nên tất cả phải đi đường vòng, vất vả lắm. Cho nên đành phải đi muộn vậy. Ở đây các em học sinh cứ hễ mưa xuống, thì đập tràn khe Ang không thể đi được. Cũng tại đập tràn này đã cướp đi nhiều sinh mạng lội qua khe khi nước lũ về rồi…”.
Đối với học sinh xã Nghĩa Thịnh, đi qua khe Ang, đoạn chảy qua xã Nghĩa Hồng là một quãng đường không hề dễ dàng chút nào. Nếu gặp mưa xuống, nước khe dâng lên cách duy nhất để các em học sinh đến trường phải đi vòng qua xã Nghĩa Mai hơn 8km để đến được trường. “Tất cả học sinh của xã học cấp 3 đều phải qua Trường THPT Cờ Đỏ để học, nhưng mỗi khi nước xuống lớn thì các em phải nghỉ học hoặc đi vòng hơn 10km mới đến được trường. Việc xây dựng một cây cầu qua tràn đội 1 là điều cần thiết”,ông Cao Xuân Tùng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh trăn trở.
Mơ ước một cây cầu
Video đang HOT
Tràn đội 1 là nỗi khiếp sợ đối với hàng trăm học sinh cũng như thầy cô và hàng ngàn người dân nơi đây mỗi mùa mưa lũ về. Theo chính quyền địa phương và người dân, thì khu vực khe này đã có hàng chục người bị nước cuốn trôi. Năm 2010, một học sinh liều mình đi qua cầu tràn đã bị nước cuốn trôi mất tích; năm 2011, một chiếc xe ô tô con đi qua đoạn khe này cũng bị nước cuốn trôi, may mắn 4 hành khách trên xe thoát kịp thời…; mới đây nhất vào trung tuần tháng 4/2012, ông Lê Xuân Hiếu (xã Nghĩa Mai) cũng đã bị nước cuốn đi khi đi qua tràn nước lớn.
Bà Nguyễn Thị Lộc – một hộ dân sống bên cạnh đập tràn đội 1 cho biết: “Năm mô đến mùa mưa lũ tui cũng chứng kiến cảnh người trôi, xe trôi, người chết mỗi khi lội qua khe, đối với học sinh thì hết sức nguy hiểm. Thấy nước lớn là tui ra ngăn không cho chúng sang, nhưng đi học về rồi không qua khe để về nhà thì không biết ở mô…”.
Cần lắm chiếc cầu để thay thế đập khe Ang.
Thầy Dương Đình Nghệ – hiệu trường Trường THPT Cờ Đỏ cho biết:”Trường chúng tôi có học sinh của 8 xã trên địa bàn học tập, hằng năm cứ đến mùa mưa lũ lại lo cho tính mạng học sinh. Nhiều em vì sợ phải nghỉ học nên vượt khe suối đến trường đã bị nước lũ cuốn trôi. Những ngày mưa chỉ có khoảng 300/1163 em học sinh là có thể đến lớp, còn lại không thể vượt khe tràn đi học vì nước. Ngày nào chưa có cầu thì ngày đó thầy và trò còn vất vả nhiều, còn lo lắng nhiều”.
Em Hoàng Thị Vân (học sinh lớp 11), trú xã Nghĩa Hưng chia sẻ: “Mùa mưa năm ngoái em nghỉ học hơn 10 ngày vì nước to không thể qua khe được, năm nay mùa mưa đến, em cũng nghỉ một số buổi rồi. Nhiều hôm thấy mấy anh chị lội qua khe đi học nhưng em quá sợ không có sức để qua khe nên đành phải nghỉ học vậy. Từ thời anh, chị gái em và đến bây giờ là em đi học cái khe Ang này vẫn vậy, không biết khi mô thì có cầu để đi qua đây chú ơi…”.
Chừng nào còn đập tràn khe Ang, thì tính mạng người dân còn bị đe dọa.
Cây cầu là niềm mơ ước không chỉ riêng em Vân mà của tất cả những học trò nơi đây, tất cả những người dân sống quanh vùng để có thể thoát khỏi miệng hà bá vào mùa mưa.
Hằng năm, khi đến mùa lũ, không chỉ riêng học trò lo không thể đến lớp mà phụ huynh còn lo cho tính mạng của con em mình khi đi qua khe, thầy cô giáo ở trường cũng mang trong mình nỗi lo không kém… Khe Ang và đập tràn Đội 1 là nỗi ám ánh và khiếp sợ cho những người đi qua đây đặc biệt là học sinh khi mỗi mùa nước lớn. Người dân nơi đây đang mong mỏi một cây cầu để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới.
Lany Nguyễn – Toàn Ngô
Theo dân trí
Khi bạn là một tân sinh viên đang làm quen cuộc sống mới
Sự chia sẻ rất chân thành từ cậu tân sinh viên Nguyễn Ngọc Đức, sinh viên lớp 12CHD trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Mùa tựu trường năm nay, trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã mở cửa đón hơn 1800 sinh viên từ các vùng miền đến nhập học, trong đó hơn 1200 sinh viên thuộc khối cử nhân khoa học và hơn 670 sinh viên thuộc khối Đại học sư phạm.
Vừa mới rời xa tuổi học trò, bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường Đại học, chắc hẳn các bạn tân sinh viên ít nhiều đều mang trong mình những cảm xúc mới mẻ. Những bỡ ngỡ của của cuộc sống xa nhà với biết bao lo toan, rồi những cảm nhận khác nhau về trường mới, lớp mới với những bạn bè mới... Những cảm xúc của ngày nộp hồ sơ nhập học, những ấn tượng về buổi lễ chào đón tân sinh viên của các anh chị khóa trên.
Tân sinh viên nô nức đến trường nhập học
Nhưng niềm vui đó lại nhanh chóng nhạt dần trên gương mặt của các bạn vì những khó khăn phía trước. Đối với nhiều bạn tân sinh viên, thử thách đầu đời khi bước vào cổng trường đại học không đơn thuần chỉ là sách vở, trường lớp, thầy cô mà đó còn là sự va chạm từ cuộc sống.
"Sự bất đồng ngôn ngữ, kì thị giữa các vùng miền khiến cho mình ít tiếp xúc với mọi người hơn, sống khép kín hơn" - đó là lời chia sẽ của bạn Hoàng Thị Mỹ Trang (Lớp 12SDL, đến từ Quảng Trị).
Không còn hứng khởi như lúc đầu mới nhận giấy báo nhập học, bước vào môi trường mới với những bỡ ngỡ đầu đời, cuộc sống tự lập với vô vàn những điều cần suy nghĩ, đến với kí túc xá trường Đại Học Sư phạm Đà Nẵng, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ rất chân thành từ cậu tân sinh viên Nguyễn Ngọc Đức, sinh viên lớp 12CHD.
Từ Quảng Bình vào Đà Nẵng học, cảm giác nhớ nhà chưa dứt thì Đức đã phải đối diện với khá nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là vấn đề ăn uống, sinh hoạt chật chội, bất tiện, an ninh không được đảm bảo, kể cả việc bất đồng ngôn ngữ và ý thức chưa tốt mọi người trong kí túc xá nữa.
Kí túc xá - nơi ở của Đức tại trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
"Ở kí túc xá chật hẹp, mặc dù có không gian yên tĩnh để học, nhưng mình thấy ý thức của một số người chưa được tốt, họ vứt rác bừa bãi, vẫn còn kì thị giữa các vùng miền khác nhau, sinh hoạt không được thoải mái cho lắm. Giá cả đồ dùng sinh hoạt, đồ ăn ở căn tin quá đắt so với túi tiền sinh viên nhưng đi ăn ngoài thì sợ đồ ăn không hợp vệ sinh, mình cũng bị mất một số vật dụng cá nhân nữa" - Đức buồn bã cho hay.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề bất cập đó, Đức cũng tươi cười tâm sự thêm: "Mình ở gần trường nên việc sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động của lớp cũng dễ dàng hơn, một số anh chị khóa trước cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nên đôi lúc cũng thấy vui lắm."(cười)
Ở một góc nhỏ khác, tìm đến với phòng trọ của bạn Nguyễn Thị Hà Quyên - Lớp 12SNV tại tổ 22, kiệt 2, đường Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh nam, quận Liên Chiểu nằm sau lưng trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, Quyên tủi thân kể lại: "Mới nhập học không lâu mà có đủ thứ chuyện, lần đầu tiên xa nhà mình vẫn chưa quen với cuộc sống tự lập, việc tự sinh hoạt, tự học, cách giảng dạy mới, gặp gỡ bạn bè từ tất cả các vùng miền với nhiều ngôn ngữ khác nhau... đã làm mình cảm thấy không tự tin cho lắm. Đã thế vấn đề an ninh xóm trọ cũng không được đảm bảo, tuần đầu tiên đi học, lúc mới về nhà mình bàng hoàng khi cánh cửa mở toang, chạy vào thì thấy đồ đạc trong phòng bị lật tung hết, tuy chỉ mất ít tiền nhưng cũng làm mình hỗn độn."
Hà Quyên bên góc học tập của mình
Không những thế còn vấn đề chủ phòng trọ thu tiền điện, nước giá cao bất ngờ, phòng thấp hơn so với mặt đường nên hễ trời mưa là phải lội nước đi học, không gian nhỏ trong phòng không đủ để phơi quần áo, mà có phơi được thì lại lâu khô, phơi ở ngoài thì bị trộm, giao thông ở đây cũng có nhiều bất cập, nhiều lúc các bạn không giám qua đường vì sợ,... tất cả những điều trên đã làm cho không ít các bạn tân sinh viên rụt rè hơn, sống khép kín hơn.
Một góc ở dãy trọ sinh viên
Trong hoàn cảnh như thế này điều mà các bạn cần nhất chính là sự giúp đỡ, động viên từ bạn bè, những lời khuyên đúng đắn từ các anh chị khóa trên - Những người cũng từng trải qua khó khăn ngay từ những ngày đầu nhập học.
Trò chuyện cùng anh Đoàn Xuân Sơn ( Lớp 11CBC - Đại học sư phạm Đà Nẵng), anh chân thành chia sẻ: "Năm ngoái lúc mới nhập học anh cũng rơi vào tình trạng khốn đốn như bọn em, bị mất cắp và lừa đảo, rồi thêm những bỡ ngỡ trước phương pháp học mới, môi trường sống mới đôi lúc làm anh nản lòng. Nhưng nhờ sự quan tâm từ gia đình, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân nên mọi chuyện cũng dần ổn định và chóng qua."
Chị Phạm Thị Linh - Sinh viên năm cuối trường cao đẳng Thương Mại lại cho rằng: "Chẳng có con đường nào thật sự trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi nên việc vấp phải những khó khăn hay thất bại là chuyện bình thường. Cái quan trọng là ta phải biết cách nhìn nhận đúng vấn đề và tìm cách để vượt qua nó, để từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm đúng đắn hơn trong cuộc sống."
Thật vậy, con đường đi đến những ước mơ không bao giờ bằng phẳng, muốn thành công ắt phải có sự hi sinh. Đôi khi những vấp ngã trong hiện tại chính là chìa khóa thành công cho tương lai. Thế nên chúng ta hãy cùng chúc cho những bạn tân sinh viên có đủ nghị lực để vượt qua tất cả những chông gai trước mắt và gặt gái được nhiều công nhé!
Theo TTVN
Hai dầm cầu 60 tấn rơi trong lúc đang thi công Trong lúc đang thi công cầu Gò Nổi thì dầm của cây cầu bị lệch gối, đổ xuống sông. Sự cố khiến công việc thi công bị ách tắc và thiệt hại khoảng 800 triệu đồng. Theo thông tin từ ông Vũ Quốc Thoại - chỉ huy công trình cho biết, khoảng gần 14h chiều 11/11, trong lúc các công nhân đang thực...