Cạn kiệt sức lực vì hầu hạ chồng tàn tật
Mấy hôm trước, cơn điên của chồng tôi lại nổi lên. Anh gào khóc, đập phá đồ đạc. Ấm ức, tức tưởi, tôi vùng chạy khỏi nhà sà vào lòng Doanh bỏ mặc anh giữa cơn điên loạn.
ảnh minh họa
Chồng tôi và tôi đã từng là một cặp đẹp đôi. Hai năm trước, khi gặp anh ở một quán cà phê nhạc sống, chúng tôi đã trúng tiếng sét ái tình của nhau. Sự lãng mạn của tôi và lãng tử của anh hợp nhau kì lạ. Chúng tôi đến với nhau êm đềm, bình dị mà hạnh phúc.
Suốt 2 năm yêu nhau, chúng tôi chưa từng một lần cãi vã. Tôi luôn cảm giác an bình khi bên anh. Cảm thấy như sinh ra để dành cho nhau, chúng tôi đã gắn bó trọn đời bằng một đám cưới đầm ấm. Cứ ngỡ hạnh phúc đã tròn đầy, ngờ đâu.
Chỉ 4 tháng sau ngày chúng tôi chính thức trở thành vợ chồng, một tai nạn thảm khốc đã diễn ra. Hôm ấy, đang ở cơ quan, tôi nhận được điện thoại từ số máy của anh. Bên kia là tiếng một người lạ hốt hoảng báo anh bị tai nạn xe. Tới bệnh viện, tôi ngã quỵ khi người đầu ấp tay kề với mình máu me tùm lum. Cả người anh băng trắng nằm bất động trên giường bệnh.
Vụ tai nạn đó không cướp đi tính mạng của chồng tôi nhưng để lại di chứng rất nặng nề cho anh. Những vết sẹo chạy dài trên khuôn mặt, miệng méo xệch, toàn bộ nửa người bên phải bị chấn thương trầm trọng. Người chồng tuyệt vời ngày nào của tôi đã biến thành một phế nhân.
Chồng tôi chán nản, anh thường nằm liệt trên giường, khóc lóc và lảm nhảm những lời vô nghĩa. Dù bác sĩ nói là vật lí trị liệu và thuốc thang có thể giúp anh hồi phục một phần nhưng đã 7 – 8 tháng qua vẫn không có gì tiến triển. Anh mất hết hi vọng và tôi cũng thế.
Video đang HOT
Tôi mới chỉ 25 tuổi, cái tuổi còn rất trẻ. Gia đình tôi tuy không giàu có nhưng bố mẹ rất chiều con. Tôi chưa từng phải làm việc gì quá nặng nề. Công việc nhà duy nhất mà tôi phải làm là rửa bát và phụ mẹ nấu cơm. Vậy mà giờ đây, tôi phải chăm sóc một người bệnh. Cho dù đó là người tôi từng yêu thương nhưng với tôi, công việc chăm sóc cho anh quá khó nhọc. Nhìn anh nằm liệt giường, tôi không tin nổi đó là chồng mình. Mọi công tác vệ sinh cá nhân của anh đều phải có người giúp đỡ, nói thật tôi rất sợ phải làm những việc ấy. Tôi thấy nhọc nhằn, bẩn thỉu.
Có lẽ anh cũng nhận ra những cảm giác ấy của tôi. Đôi mắt anh luôn chứa sự lặng im và nỗi buồn vô tận. Còn tôi, có hoảng sợ, kinh tởm đến đâu, chăm sóc anh vẫn là nghĩa vụ. Dù nản lòng, tôi vẫn phải tỏ ra mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng. Có lúc, suy nghĩ độc ác hiện lên trong đầu tôi. Giá như vụ tai nạn đó cướp đi tính mạng của anh thì giờ này anh vẫn luôn luôn hoàn mĩ trong tôi. Dù có đau khổ hơn nhưng tình yêu của tôi sẽ mãi mãi đẹp. Còn bây giờ đối với tôi, sự ghê sợ anh đã lớn dần vượt lên trên tình yêu.
Trong những ngày quay cuồng chăm sóc chồng, Doanh đến đưa bờ vai vững chắc cho tôi dựa vào. Anh là bạn thân của chồng tôi. Từ ngày chồng tôi ở viện đến lúc về nhà trị liệu, Doanh đều nhiệt tình giúp đỡ. Viện phí đắt đỏ gia đình tôi không kham nổi, Doanh nhiệt tình đóng góp. Anh giúp đưa chồng tôi đi khám, trị liệu đều đặn hàng tuần. Nếu không có Doanh, quả thật tôi không thể xoay xở.
Những lần gần gũi nhau, giữa chúng tôi đã nảy sinh tình cảm. Tôi đã khóc nức nở trên bờ vai Doanh tâm sự mọi nỗi đau mà tôi đang gánh. Còn Doanh, anh cũng dốc hết lòng mình với tôi. Hóa ra anh thương thầm tôi từ lâu lắm rồi. Anh đã phải nín nhịn nhìn tôi bước bên bạn thân. Doanh bảo nhìn tôi khổ sở như bây giờ, anh không đành lòng. Anh thương và xót xa cho tôi. Tôi ngã lòng và vụng trộm với Doanh ngay trong căn nhà với người chồng tàn tật đang nằm ở phòng bên cạnh.
Nửa năm nay chồng tôi đỡ hơn. Anh đã ngồi được trên xe lăn và vận động nhẹ nhàng. Nhưng anh không muốn ra ngoài vì sợ ánh mắt thương hại của mọi người nhìn mình. Anh ru rú trong căn nhà cả ngày. Những lúc anh bất lực, anh thường đập và ném vỡ hết đồ đạc trong nhà. Anh không chịu cho vợ chăm sóc và muốn tự làm mọi việc. Nhưng sự cố chấp ấy của anh chỉ làm tôi thêm khổ. Tôi phải dọn dẹp nhiều hơn, vất vả nhiều hơn.
Chăm chồng tàn phế, tôi mệt mỏi lắm vì sự kiên nhẫn chỉ có giới hạn. Từ ngày chồng bị tai nạn, tôi phải bỏ việc cơ quan để ở nhà chăm sóc anh. Tôi từ bỏ cuộc sống nhộn nhịp ngày thường, chôn mình với bệnh tật cùng anh. Tôi đã nghĩ tình yêu với anh sẽ vượt lên tất cả nhưng hóa ra không phải. Tôi vẫn còn quá trẻ và không muốn bị tù túng, ngột ngạt với người chồng bệnh tật.
Mấy hôm trước, cơn điên của chồng tôi lại nổi lên. Anh gào khóc, đập phá đồ đạc. Khi anh ngã, tôi chạy lại đỡ thì anh hất ngã tôi. Anh đuổi tôi, ném tất cả những gì có thể với được trong tầm tay vào người tôi. Ấm ức, tức tưởi, tôi vùng chạy ra khỏi nhà, bỏ mặc anh giữa cơn điên loạn.
Tôi gọi cho Doanh, anh lại nhào đến vỗ về tôi. Cùng anh đi dạo, tôi thấy thật bình yên, cảm thấy mình vẫn còn là một con người giữa nhịp sống sôi nổi. Doanh đề nghị tôi li dị chồng. Công ty anh sắp mở chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và anh sẽ chuyển vào đó công tác. Anh muốn tôi đi cùng anh. Anh hứa sẽ thu xếp ổn thỏa và thuê một hộ lý riêng ngày ngày đến chăm sóc cho chồng tôi. Lời đề nghị bất ngờ ấy làm tôi chao đảo.
Tôi xin Doanh chút thời gian để suy nghĩ. Tôi thực sự muốn đi theo Doanh, muốn làm lại từ đầu, sống cuộc sống tự do, vui vẻ. Nhưng còn chồng tôi, người mà tôi từng rất yêu và có lẽ vẫn còn yêu. Chỉ có điều, tôi yêu hình ảnh khỏe khoắn, lãng tử của anh ngày xưa chứ không phải con người tật nguyền, khó chịu như bây giờ. Tôi đã cạn kiệt sức lực để tiếp tục ở bên nhưng rời bỏ anh thì quả thật ác độc quá.
Tôi phải làm thế nào bây giờ? Tôi không muốn chôn vùi tuổi xuân bên cạnh người chồng bệnh tật nhưng lại không đủ nhẫn tâm để bỏ mặc anh bơ vơ.
Theo Afamily
Đồng cam cộng khổ
Sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ lúc khó khăn sẽ làm cho tình cảm vợ chồng bền chặt theo năm tháng.
Chị Nguyễn Thị Giang (khu phố 5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM) cho rằng suốt đời chị không thể nào quên được cảm giác của buổi trưa một ngày cuối tháng 4-2009. Trên đường đi làm về, chồng chị bị tai nạn giao thông. "Nhận được tin anh đang cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, tôi cảm thấy bầu trời như đổ sập trước mắt mình. Tôi cố gắng định thần lại, gửi 2 con cho hàng xóm rồi chạy vội vào bệnh viện với anh" - chị nhớ lại.
Hạnh phúc trong khó khăn
Chị Giang và anh Tuấn đều nghèo khó. Rời quê Hà Tĩnh vào làm công nhân ở Cần Thơ, chị gặp và xây dựng gia đình với anh Tuấn. Sau đó, vợ chồng lên
TP HCM tìm việc. Chị làm công nhân may, anh làm thợ hồ. Tuy ở nhà trọ, thu nhập chỉ đủ ăn nhưng gia đình luôn rộn rã tiếng cười.
Khi chị sinh bé gái thứ hai, không có người trông con, gửi nhà trẻ thì bé bị bệnh liên miên nên anh Tuấn quyết định để vợ nghỉ ở nhà, vừa trông con vừa đưa đón đứa lớn đi học. Từ đó, mọi chi tiêu, sinh hoạt của 4 miệng ăn đều gói ghém từ tiền lương của anh.
"Một chiếc xe ba gác máy cán ngang người làm anh bị đứt ruột non, thủng dạ dày, một chân bị gãy dập nhiều đoạn, hôn mê, tính mạng bị đe dọa. Bệnh viện yêu cầu đóng tiền tạm ứng 20 triệu đồng nhưng tôi không có một đồng trong túi. Tôi chạy về vay mượn khắp nơi. Phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật, điều trị hơn 1 năm, anh mới dần hồi phục. Chi phí điều trị hơn 100 triệu đồng đều vay mượn từ bạn bè, người quen" - chị Giang nhớ lại.
Khi phẫu thuật xong lần 1, thương vợ vừa phải chăm sóc chồng ở bệnh viện vừa lo cho 2 con nhỏ ở nhà, lại phải chạy vạy kiếm tiền đóng viện phí, tiền nhà, tiền sữa cho con..., anh Tuấn bàn với chị xin ra viện điều trị ngoại trú. Về nhà, anh vừa điều trị vừa trông con cho vợ đi làm. Để linh động thời gian chăm sóc chồng con, chị Giang xin làm giúp việc nhà theo giờ. Khi sức khỏe chồng ổn hơn, chị bắt đầu "cày" suốt tuần để kiếm tiền trả nợ. Thời gian làm việc mỗi ngày của chị bắt đầu từ 7 giờ đến 20-21 giờ.
Anh Tuấn tâm sự: "Giờ sức khỏe đã hồi phục, tôi có thể đi làm để đỡ đần cho vợ con. Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của vợ, có lẽ tôi đã không qua khỏi. Trải qua khó khăn, tôi càng cảm phục, yêu thương vợ và quý trọng gia đình mình hơn".
Vợ chồng anh Tuấn - chị Giang cùng mẹ chồng và con gái út
May mà kịp nhận ra...
Bốn tháng trước, đang làm việc ở Angola, nhận được tin con trai đầu chết đuối, anh L.H.T (khu phố 1, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM) bị sốc đến nỗi tóc bạc trắng, không thể tự ra sân bay về nước, người anh rể phải bỏ dở công việc để đưa về. T. kể vì kinh tế khó khăn, anh để lại vợ và 3 con ở quê để sang nước bạn làm công nhân xây dựng. Mới làm việc được 1 năm thì anh nghe tin con gặp nạn khi về quê ngoại ăn đám giỗ.
Quá đau đớn, T. cho rằng vợ anh là người có lỗi trong cái chết của con vì biết bé nghịch ngợm nhưng không theo sát trông nom. Anh không nói chuyện, không nhìn mặt vợ cả tháng trời. Khi bình tâm lại, nhìn vợ, anh giật mình bởi sự tiều tụy, hốc hác của chị.
"Lúc đó, tôi chợt hiểu ra sự mất mát ấy không phải chỉ của riêng tôi mà còn của cả vợ mình nữa. Có thể cô ấy đau đớn hơn cả tôi. Ngoài nỗi đau mất con, cô ấy còn ân hận vì sự bất cẩn của mình. Tôi cũng nhận ra rằng những lúc khó khăn này mới thật sự cần đến sự cảm thông, yêu thương của người bạn đời. Cũng may là tôi kịp nhận ra, nếu không thì không biết tình trạng gia đình sẽ đi về đâu?" - anh T. tâm sự.
Theo VNE
Tôi đã cầm dao cứa vào trái tim em... "Mày lạy người ta coi được hay để má lạy người ta?". Câu nói của má như một mệnh lệnh mà tôi phải chấp hành. Khi đó má bệnh nặng, ai cũng nghĩ là sẽ không qua khỏi. Vậy là tôi nghe lời má, cưới Út Hương, con bác Năm Thuận, bạn làm ăn buôn bán với má mấy chục năm qua. Cứ...