Cạn kiệt nước sạch cho dân thường ở Gaza
Nước đã cạn kiệt tại các địa điểm trú ẩn của Liên hợp quốc trên khắp Gaza trong khi hàng ngàn người chen chúc tại bệnh viện lớn nhất ở đây để tìm nơi ẩn náu cuối cùng trước một cuộc tấn công trên bộ của Israel.
Một khu vực bị tàn phá bởi hom đạn tại Gaza. Ảnh AP.
Dân thường Palestine trên khắp Dải Gaza, vốn đã bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột, đang đấu tranh để sinh tồn trước một chiến dịch chưa từng có của Israel nhằm vào vùng đất này sau cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10 khiến 1.300 người Israel thiệt mạng, hầu hết là dân thường.
Israel đã cắt nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc men, nước và điện tới Gaza, không kích các khu dân cư và yêu cầu khoảng 1 triệu cư dân ở phía Bắc Gaza sơ tán về phía Nam trước cuộc tấn công đã được lên kế hoạch. Cơ quan y tế tại Gaza cho biết, hơn 2.300 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 15/10 cho biết, ông được các quan chức Israel thông tin rằng, họ đã cấp nước trở lại ở miền Nam Gaza. Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ ở Gaza lại khẳng định, họ vẫn chưa thấy nước được cấp trở lại.
Video đang HOT
Trong suốt những ngày qua, người dân Gaza xếp hàng hàng giờ bên ngoài các tiệm bánh và chen lấn để mua bánh mì vì lo ngại thiếu lương thực. Tại Khan Younis, người dân đổ xô đến các nhà thờ Hồi giáo, nơi vẫn còn nguồn cung cấp nước sạch.
Các nhóm cứu trợ quốc tế kêu gọi bảo vệ hơn 2 triệu thường dân ở Gaza đồng thời kêu gọi thiết lập một hành lang khẩn cấp để chuyển hàng viện trợ nhân đạo. Ahmed al-Mandhari, giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới, bày tỏ quan ngại rằng không có dấu hiệu nào cho thấy hành lang như vậy sẽ sớm được mở.
Theo bác sĩ Mohammed Qandeel, làm việc tại bệnh viện Nasser ở khu vực phía Nam Khan Younis, “hiện không có viện trợ y tế từ bên ngoài, biên giới bị đóng cửa, mất điện và điều này gây nguy hiểm cao cho bệnh nhân”.
Các bác sĩ ở khu sơ tán bày tỏ bức xúc và lo ngại khi họ không thể di chuyển bệnh nhân một cách an toàn đến nơi khác, vì vậy, họ quyết định ở lại để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Bác sĩ Hussam Abu Safiya, trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Kamal Adwan ở Beit Lahia bày tỏ: “Chúng tôi sẽ không sơ tán bệnh viện ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng mạng sống của chúng tôi”.
Tại bệnh viện Shifa ở thành phố Gaza, trung tâm của khu sơ tán, các quan chức y tế ước tính có ít nhất 35.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em chen chúc trong khu đất trống rộng lớn, ở cầu thang và hành lang của tòa nhà bệnh viện, với hy vọng vị trí này sẽ giúp họ được bảo vệ khỏi nguy hiểm của cuộc chiến
Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực
Lo ngại trước khả năng cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas của người Palestine leo thang nguy hiểm, cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại cũng như thúc đẩy các nỗ lực hòa giải.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 9/10 (giờ địa phương) nêu rõ tình trạng bạo lực hiện nay có nguyên nhân gốc rễ là cuộc xung đột lâu dài từ hàng chục năm trước và "chưa có hồi kết chính trị". Ông nhấn mạnh đã đến lúc chấm dứt vòng luẩn quẩn này. Theo nhà lãnh đạo LHQ, chỉ có một nền hòa bình đạt được thông qua đàm phán đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người Palestine và Israel, cùng với vấn đề an ninh của họ - như tầm nhìn lâu dài về giải pháp hai nhà nước, phù hợp với các nghị quyết của LHQ, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận trước đây - mới có thể mang lại sự ổn định lâu dài cho người dân vùng đất này và khu vực Trung Đông rộng lớn hơn.
Một đền thờ ở Khan Younis bị phá hủy trong cuộc không kích của Israel vào Gaza ngày 8/10.
Ảnh: Reuters.
Tổng Thư ký Antonio Guterres bày tỏ phản đối các cuộc tấn công của Hamas và lo ngại về các hành động đáp trả của Israel. Ông đánh giá tình hình ở Gaza là "vô cùng nghiêm trọng" và sẽ "chỉ xấu đi theo cấp số nhân". Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh công tác cứu trợ và đưa các vật tư thiết yếu vào khu vực này cần được tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho "những người dân thường Palestine bị mắc kẹt và bế tắc ở Dải Gaza". Ông thể hiện sự quan ngại về cuộc "bao vây hoàn toàn" khu vực này của Israel, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 2,3 triệu dân tại đây.
Cuộc xung đột Israel - Hamas cũng phủ bóng lên Hội nghị mùa Thu thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ra từ ngày 9-15/10 tại TP Marrakech, Morocco. Trong bản ghi nhớ nội bộ, WB bày tỏ quan ngại về thương vong và thiệt hại do xung đột Israel - Hamas gây ra đối với dân thường ở cả 2 phía. Bản ghi nhớ nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng xung đột sẽ nhanh chóng giảm leo thang và tiến tới chấm dứt bạo lực. WB và các đối tác phát triển của chúng tôi lâu nay vẫn làm việc để hỗ trợ những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất ở Bờ Tây và Gaza. Chúng tôi vẫn cam kết xây dựng nền tảng cho tương lai ổn định và bền vững hơn".
Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã khiến giá dầu mỏ tăng vọt và giới đầu tư đổ xô chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, có thể gây tác động đến các nền kinh tế đang phát triển. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của WB Indermit Gill cho rằng, xung đột Israel - Hamas có thể làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có rủi ro về sự phân mảnh của hoạt động thương mại, đặc biệt nếu chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn khiến giá cả hàng hóa leo thang như giai đoạn đại dịch. Cũng theo chuyên gia trên, cuộc xung đột có thể khiến lạm phát toàn phần gia tăng, gây ra những tác động dây chuyền đối với chính sách tiền tệ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các nước đang phát triển.
Tới nay, có ít nhất 900 người Israel đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Hamas, trong khi chính quyền Gaza báo cáo có ít nhất 687 người chết. Ngoài ra, hàng nghìn người ở cả hai phía bị thương và cả trăm người đang bị bắt giữ làm con tin. Ngày 9/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết: "123.538 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Gaza, hầu hết do lo ngại xung đột và nhà bị phá hủy". Trên 73.000 người đang tạm trú tại các trường học được bố trí trở thành nơi trú khẩn cấp cho người dân. Người phát ngôn của Cơ quan Cứu trợ và việc làm cho người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA), ông Adnan Abu Hasna cảnh báo con số sẽ gia tăng hơn nữa. Theo quan chức này, UNRWA cung cấp đồ ăn, nước sạch, hỗ trợ tâm lý và thuốc men cho người trú tại các trường học nói trên.
Ông Hani Masri, nhà phân tích người Palestine cho rằng, diễn biến hiện nay là kết quả của tình hình kinh tế "bi thảm" ở Dải Gaza đang bị bao vây; các cuộc tấn công liên tục của Israel vào Bờ Tây bị chiếm đóng, vào các địa điểm linh thiêng và nhằm vào người Palestine; cũng như khả năng ngày càng tăng về một thỏa thuận bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel. Ông cũng nói rằng, Israel có thể lợi dụng tình hình hiện tại để thu hút sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng nội bộ của chính mình.
Trong một kịch bản, theo chuyên gia Hani Masri, Israel có thể thực hiện động thái triển khai binh sĩ tới Dải Gaza, thay đổi thực tế hiện trạng đã tồn tại kể từ khi nước này rút lực lượng vào năm 2005. Tình hình có thể leo thang hơn nữa, lan ra các mặt trận mới, đặc biệt là ở biên giới phía Bắc với Liban. Trong thực tế, lực lượng Hezbollah ở Liban và Israel đã nã pháo vào nhau ngày 8/10. Chuyên gia Hani Masri nhận định các nỗ lực của thế giới Arab và quốc tế có thể thành công trong việc giảm leo thang cả tình hình lẫn mức độ trả đũa quy mô lớn từ Israel. Kết quả là, Israel có thể lựa chọn phản ứng mạnh mẽ nhưng có tính toán mà không đảo ngược hoàn toàn chiến lược ngăn chặn của mình.
Ở kịch bản khác, Israel sẽ tìm cách khôi phục sức mạnh răn đe đang suy yếu mà không đẩy vấn đề đến mức không thể quay lại được. Nhưng theo chuyên gia Hani Masri, có một số yếu tố có thể khiến Israel thúc đẩy giảm leo thang, bao gồm cả việc phương Tây không muốn tham gia một cuộc xung đột lớn khác trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn; và bạo lực xảy ra khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để làm trung gian cho một thỏa thuận bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel. Mặc dù còn quá sớm để hình dung tình hình sẽ diễn ra như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng vị chuyên gia nhận định, những gì xảy ra sau ngày 7/10 sẽ khác với những gì xảy ra trước đó.
Trước những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, ngày 9/10, khi được hỏi liệu Hamas có sẵn sàng thảo luận về một lệnh ngừng bắn hay không, Phó thủ lĩnh chính trị của Hamas Moussa Abu Marzouk nhấn mạnh lực lượng này sẵn sàng đón nhận "tất cả các cuộc đối thoại chính trị" và "điều gì đó tương tự". Cùng ngày, người phát ngôn của cánh vũ trang Hamas Abu Ubaida tuyên bố lực lượng này sẽ không đàm phán về những người Israel bị bắt giữ "khi đang hứng chịu hỏa lực". Ông Abu Ubaida lưu ý Israel nên sẵn sàng "trả giá" để đổi lấy tự do cho những người bị bắt giữ
Tại sao Gaza là tâm điểm của xung đột Israel - Palestine? Kể từ khi lực lượng Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, vùng đất nhỏ và đông đúc này đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột quân sự giữa Israel và người Palestine. Người dân Gaza di dời tránh xa biên giới với Israel ngày 7/10. Ảnh: AFP Hàng nghìn người dân ở Dải Gaza đã thiệt...