Cần khởi tố đường dây đưa tàu đánh bắt bất hợp pháp
Tình trạng tàu cá Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng biển nước ngoài đến nay chưa giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực gỡ “thẻ vàng” về thủy sản mà Ủy ban châu Âu (EC) áp lên phía Việt Nam.
Tới đây, những tổ chức, cá nhân liên quan để tàu cá và ngư dân địa phương vi phạm sẽ bị xử lý, đồng thời, sẽ khởi tố hình sự một số vụ việc liên quan vi phạm trên.
Để tàu cá, ngư dân tiếp tục vi phạm ở vùng biển nước ngoài, lãnh đạo địa phương sẽ bị xử lý
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, dự kiến tháng 10/2019 tới, phái đoàn của EC sẽ tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra về nỗ lực khắc phục “thẻ vàng”.
Từ khi bị phạt “thẻ vàng” đến nay, dù không còn tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm trên các quốc đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vi phạm trên các vùng biển khác vẫn chưa chấm dứt. Năm 2018, số vụ vi phạm tiếp tục tăng so với năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó đã xảy ra 41 vụ/69 tàu/271 ngư dân vi phạm. Các tỉnh có nhiều tàu cá vi phạm là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau, Bình Định, Bình Thuận…”Đề nghị cần truy tố hình sự, bởi số liệu trên thực tế không phải như vậy, chắc chắn các địa phương biết việc này”, ông Oai nói.
Video đang HOT
“Địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng nếu công tác chống khai thác IUU không đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
Đại diện Bộ Ngoại giao dẫn thông tin số liệu từ EU và các nước cho biết, số tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm trên các vùng biển nước ngoài lớn hơn nhiều con số báo cáo của các địa phương. Theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, một trong những nội dung mà EC khuyến cáo Việt Nam là lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển cho 31.500 tàu (chiều dài từ 15 mét trở lên) đến nay triển khai còn chậm, không thực hiện đúng cam kết với EC do chưa được bố trí kinh phí.
ề nghị khởi tố một số vụ để răn đe
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) diễn ra cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành và địa phương phải xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
“Mục tiêu là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định đánh bắt cá của Việt Nam và quốc tế. Về lâu dài, phải đảm bảo cho nghề cá Việt Nam phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết, từ lúc EC cảnh báo “thẻ vàng” (tháng 10/2017) đến nay, 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc khai thác từ Việt Nam bị kiểm tra khi xuất sang EU. Nếu không giải quyết được vấn đề khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể bị phạt “thẻ đỏ”.
Do vậy, nếu không gỡ được “thẻ vàng” hoặc bị nâng lên “thẻ đỏ” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thuỷ sản, tiêu cực đến nền kinh tế; đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, chịu trách nhiệm về việc ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Quốc phòng được yêu cầu chỉ đạo lực lượng chức năng: Kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất, nhập bến; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển: Kiên quyết xử lý các tàu cá có hành vi vi phạm khai thác IUU…
“ Bộ Công an tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới: Móc nối đưa tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài: Tự ý sử dụng biển số giả, sơn tàu cá giống tàu cá nước sở tại để khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói và đề nghị “khởi tố hình sự một số vụ việc điển hình để đảm bảo tính răn đe”.
NAM KHÁNH
Theo VTC
Xem xét dừng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc dừng triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức hợp đồng BOT.
Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để thu xếp nguồn vốn, thực hiện đầu tư theo đúng quy định.
Dự án có điểm đầu Km10 000, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và điểm cuối tại km82 574, giao với đường tỉnh ĐT 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa tại phía Nam thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Tuyến đường trên đạt quy mô cao tốc hạn chế 4 làn xe theo hình thức BOT.
Phương Nhi
Theo Baochinhphu
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước không sử dụng túi nilon dùng một lần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thủ tướng và các đại biểu đi bộ đồng hành tại phố đi bộ khu vực Bờ hồ Hoàn...