Cần khai tử ngay “thủy điện ăn theo”
Cần khai tử ngay “ thủy điện ăn theo”, đa phần chỉ nhập thiết bị Trung Quốc và “ăn sẵn” từ rừng. Đó là ý kiến của thạc sĩ Nguyễn Đăng Thạch – giảng viên chính khoa Thủy lợi – thủy điện, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).
Theo thạc sĩ Thạch, “thủy điện ăn theo” là loại thủy điện không cần hồ chứa, chỉ cần xây đập dâng, hoàn toàn tùy thuộc vào thiên nhiên. Nước lớn thì phát điện, nhỏ coi như “bó tay”. Một số nhà máy không ăn theo thủy điện lớn (sử dụng nước từ thủy điện lớn xả ra”, dần dần không hiệu quả. Sau đó, người ta bắt đầu nghĩ cách là xây nhà máy thủy điện nhỏ (trung bình từ 15 – 30MW), dưới nhà máy có công suất lớn để hưởng lợi nguồn nước mà các nhà máy lớn đã xả xuống.
Người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 khốn khổ vì thủy điện xả lũ. Ảnh: T.H
Ví dụ, tại Quảng Nam lúc đầu chỉ có thủy điện Đăk mi 4 và Đăk mi 1, nhưng ngay sau đó Đăk mi 1 xẻ thành 3 dự án là Đăk mi 1, 2, 3; hoặc sông Bung 2, ngay phía dưới có sông Bung 4. Hoặc dưới A Vương có sông Bung 5. Còn rất nhiều những dự án nhỏ khác, như sông Côn 2, Za Hung, An Điềm, Tr/Hy… đã và đang mọc lên. Công suất phát điện theo công thức N = KQH, trong đó K (hệ số máy, tuốc bin, chuyển động), Q (lưu lượng phát điện) và H (chiều cao cột nước phát điện). Như vậy, các thủy điện nhỏ phải dựa vào hệ số Q của nhà máy thủy điện lớn.
Video đang HOT
Ông Thạch phân tích thêm, làm thủy điện, kể cả vừa và nhỏ có thể vốn ban đầu hơi cao, khi 1MW phải tiêu tốn 20 – 25 tỷ đồng (riêng sông Bung 2 là 37 tỷ đồng/1MW), nhưng bù lại chi phí vận hành thấp, chỉ khoảng 0,3 – 0,5% tổng thu. Thiết bị cũng không phải loại hiện đại của Nhật hay Mỹ mà đa phần mua của Trung Quốc. Chưa hết, mỗi nhà máy thủy điện được giao diện tích đất rừng khá lớn, như Sông Tranh 2 được giao khai thác và bảo vệ tới 1.100km2. Dĩ nhiên, rừng ở đó có nhiều gỗ với không ít loại gỗ quý, ngoài ra là đá, cát… “Phải lưu ý rằng, nguyên vật liệu xây dựng chiếm đến 30% trong tổng chi phí đầu tư, mà những thứ đó có sẵn từ rừng” – ông Thạch nói.
Với những lập luận trên, thạc sĩ Thạch cho rằng, cần phải tái lập ngay Ban quản lý lưu vực sống Vu Gia – Thu Bồn, tập trung các chuyên gia, nhà khoa học… để họ đủ phản biện, thẩm định trước khi cấp phép dự án thủy điện.
Theo Danviet
Thủy điện xả lũ theo chỉ đạo của UBND tỉnh
"Chúng tôi xả lũ theo chỉ đạo và đồng ý của UBND tỉnh chứ không dám tự ý xả lũ, vì có camera giám sát..." - đó là khẳng định của đại diện Công ty CP thủy điện Đak Mi (Quảng Nam) với PV Dân Việt
Thủy điện Đak Mi 4 xả lũ với lưu lượng đến 2.400m3/s để về mực nước đón lũ
Tại công văn 152 do ông Huỳnh Tấn Đức - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam kiêm Phó Trưởng ban PCTT-TKCN Quảng Nam đã ký, yêu cầu Công ty thủy điện Sông Bung, vận hành hạ dần mực nước hồ về mực nước trước lũ.
Theo đó, cho phép thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) tiến hành xả lũ với lưu lượng xả từ gần 265 m3/s đến đỉnh lúc 6 giờ sáng cùng ngày là 644 m3/s. Đến 10 giờ ngày 2.11, lượng xả lũ ở thủy điện Sông Bung 4 còn 547 m3/s.
Còn Công ty cổ phần thủy điện Đak Mi 4 vào lúc 9 giờ cùng phát đi thông báo số 128/TB-CT thông báo: "Công ty sẽ vận hành cửa van cung tăng dần lưu lượng từ 500m3/s đến 2400 m3/s để hạ mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ ( 255 m3/s) từ 14 giờ cùng ngày".
Nước lũ tràn về vùng rốn lũ huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Khi được hỏi về việc, sao thủy điện không xả nước trước khi có mưa lớn để đón lũ mà chờ lúc có lũ mới xin phép xả?-đại diện của Công CP thủy điện Đak Mi trả lời: "Chúng tôi xả lũ theo chỉ đạo và đồng ý của UBND tỉnh chứ không dám tự ý xả lũ, vì có camera giám sát. Trước khi chưa xả lũ, mực nước thủy điện nằm ở mực nước chết dưới 240m thì làm sao xả để đón lũ được, trong khi đó cao trình là 258m, do mưa lớn kéo dài và chờ xin phép được đồng ý của tỉnh mới dám xả lũ, lúc xả lũ thì mực nước thủy điện nằm ở 255, thủy điện xả theo sự chỉ đạo của tỉnh, từ 1.400m3/s hiện giờ xuống còn 400m3/s...".
Theo đó, để tiến hành xả lũ, lãnh đạo Công ty CP thủy điện Đăk Mi đã phát thông báo gửi các địa phương ở vùng hạ du và Ban chỉ huy phòng chống thiên và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng cùng các cơ quan liên quan để cùng phối hợp triển khai công tác phòng chống lũ.
Để tìm hiểu thêm, P.V NTNN liên lạc với lãnh đạo của huyện Đại Lộc cũng như Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, nhưng máy đều bận.
Theo Danviet
Sau Huế, thủy điện Quảng Nam đồng loạt xả lũ Cùng với thủy điện Sông Bung 4, thủy điện Đắk Mi tiếp tục xả lũ vào chiều nay (2.11) khiến cho người dân vùng hạ du hết sức lo lắng. Thủy điện Đắk Mi vận hành điều tiết, xả lũ khiến người dân hết sức lo lắng. Theo thông báo từ Công ty CP Thủy điện Đắk Mi, mực nước hồ lúc 14...