Cần hơn 24.200 tỉ đồng để nối thông đường Hồ Chí Minh
Trong năm 2021, Bộ GTVT dự kiến đầu tư đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận (Kiên Giang, Bạc Liêu), Chơn Thành – Đức Hòa (Long An) và Chợ Chu – ngã ba Trung Sơn (Tuyên Quang).
Bộ GTVT thừa ủy quyền Chính phủ vừa hoàn thành dự thảo báo cáo Quốc hội về việc triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh. Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng năm 2000, dự kiến năm 2020 nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu hai làn xe với chiều dài khoảng 2.744 km. Hiện dự án hoàn thành 2.218 km, đạt 80,8% và đang triển khai đầu tư 237 km, còn lại khoảng 289 km chưa bố trí được vốn.
Thiếu vốn cho dự án
Cụ thể, khu vực phía Bắc còn đoạn Chợ Chu – ngã ba Trung Sơn và Đoan Hùng – Chợ Bến với chiều dài 160 km. Trong đó, đoạn Đoan Hùng – Chợ Bến dự kiến thực hiện theo hình thức BOT và hoàn thành trong năm 2020. Tuy nhiên, do lưu lượng xe thấp nên phương án đầu tư theo hình thức BOT không khả thi, do vậy cần nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư cho phù hợp.
“Như vậy, để nối thông khu vực phía Bắc cần bố trí 17.867 tỉ đồng để triển khai hai đoạn trên” – Bộ GTVT cho biết.
Khu vực miền Trung hiện đang tiếp tục đầu tư đoạn La Sơn – Túy Loan theo hình thức BT. Dự kiến trong năm 2022 đưa vào khai thác toàn tuyến. Với dự án Cam Lộ – La Sơn được khởi công và triển khai thi công tháng 9-2019, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong năm 2021. “Có nghĩa khu vực miền Trung đến năm 2021 sẽ hoàn thành toàn bộ. Giai đoạn sau năm 2021 tùy thuộc nhu cầu vận tải trên tuyến và khả năng nguồn lực sẽ nghiên cứu đầu tư hoàn chỉnh đoạn Cam Lộ – Túy Loan theo quy hoạch…” – Bộ GTVT cho hay.
Ở khu vực Tây Nguyên, Bộ GTVT cho biết đang triển khai hai tuyến tránh đô thị (tuyến tránh thị trấn Ea Drăng, tỉnh Đắk Lắk và tuyến tránh TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) với tổng chiều dài 48 km, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. “Như vậy, khu vực này hoàn thành đầu tư toàn bộ giai đoạn hai làn xe…” – Bộ GTVT thông tin.
Video đang HOT
Khu vực phía Nam đang thi công dự án kết nối trung tâm đồng bằng sông Mekong đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (55 km) bằng vốn ODA, dự kiến thông xe cuối năm 2020 và hoàn thành nửa đầu năm 2021.
Với đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (Long An), ban đầu dự kiến đầu tư bằng vốn nhà nước với số tiền 2.547 tỉ đồng và hoàn thành trong năm 2016. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về vốn, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chuyển đổi sang đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT với quy mô đường cao tốc bốn làn xe. Tuy nhiên, do phương án tài chính không khả thi nên Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận không triển khai dự án theo hình thức BOT. Hiện nay, dự án đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đối với phần còn lại của dự án Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu), dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên chưa triển khai. Hiện nay, dự án đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Nếu nối thông khu vực phía Nam cần bố trí 6.343 tỉ đồng để triển khai hai dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 129 km. “Còn để hoàn thành nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh hai làn xe cần thêm khoảng 24.210 tỉ đồng để đầu tư 289 km còn lại…” – Bộ GTVT cho hay.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan trên địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: CTV
Đầu tư tiếp các đoạn còn lại
Bộ GTVT cho rằng việc hoàn thành, đưa vào sử dụng đường Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả nhiều mặt đối với các khu vực và các địa phương nơi dự án đi qua. Điển hình khu vực Tây Nguyên, việc đưa vào khai thác 419 km sớm hơn 1,5 năm đã rút ngắn thời gian chạy xe, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Theo báo cáo của các địa phương Tây Nguyên, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh này đều tăng so với trước khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chưa được đầu tư xây dựng.
Cạnh đó, tuyến đường này đã phá vỡ thế ngõ cụt, đảm bảo giao thông thuận tiện. Người dân có thể đi đến các tỉnh phía Bắc, phía Nam bằng đường Hồ Chí Minh, xuống các tỉnh ven biển và kết nối với nước Lào, Thái Lan…
Tuyến đường Hồ Chí Minh còn kết nối các khu vực du lịch nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Bến En, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Ngọc Linh… tạo thành chuỗi địa điểm du lịch. “Cạnh đó, giúp giảm tải cho quốc lộ 1. Lưu lượng xe hằng năm lưu thông trên đường Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao, nhất là các tuyến Hà Nội – Thanh Hóa – Vinh, khu vực Tây Nguyên… Tuy nhiên, hiện nay do chưa thông tuyến toàn bộ nên năng lực vận tải của tuyến đường phần nào bị hạn chế…” – Bộ GTVT thông tin.
Để đầu tư các tuyến còn lại, Bộ GTVT cho biết trong năm tới, đơn vị sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư một số đoạn như Chợ Chu – ngã ba Trung Sơn (dài 30 km với mức đầu tư 1.651 tỉ đồng), phần còn lại của đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận (dài 55 km với tổng mức đầu tư 3.796 tỉ đồng) và đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (dài 74 km với tổng mức đầu tư 2.547 tỉ đồng).
“Đối với dự án Đoan Hùng – Chợ Bến (dài 130 km với mức đầu tư 16.216 tỉ đồng), do nhu cầu vận tải chưa cao và thực tế các quốc lộ song hành hoàn toàn đủ năng lực đảm nhận nhu cầu vận tải trong khu vực nên sẽ xem xét đầu tư theo quy mô đường cao tốc trong giai đoạn đến năm 2030…” – Bộ GTVT cho hay.
Cứu nguy cho xe mất phanh
Trên những cung đường đèo dốc quanh co, địa hình hiểm trở, phương tiện xe tải, xe khách thường phải rà phanh liên tục, rất có thể bị mất phanh do quá nhiệt, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc.
Những hốc lánh nạn, đường cứu nạn có tác dụng lớn trong việc giúp xe ô-tô bị mất phanh dừng lại được, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản.
Hốc lánh nạn được đầu tư xây dựng trên đèo Lò Xo giúp hạn chế các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Hạn chế tai nạn
Vào lúc 2 giờ ngày 18-8 vừa qua, tại Km1428 150 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua khu vực đèo Lò Xo thuộc huyện ắk Glei (Kon Tum), xe ô-tô tải mang BKS 43C-059.20 lưu thông hướng à Nẵng - Kon Tum đã bị mất phanh, không thể dừng lại được trên đèo. Rất may, lái xe đã kịp đánh lái và cho xe chạy vào hốc lánh nạn, dừng lại được an toàn. Chiếc xe khách chỉ bị hư hỏng nhẹ, cả bốn người trên xe không ai bị thương. Trước đó, ngày 9-5, cũng tại khu vực này, xe ô-tô BKS 47C-189.32 do lái xe Nguyễn Thanh Sơn, trú tại xã Nam Anh, huyện Nam àn (Nghệ An) điều khiển, đi qua đèo Lò Xo hướng Hà Nội - ắk Lắk cũng bị mất phanh, xe kịp thời lao vào hốc lánh nạn và tông vào tường lốp phía cuối hốc. May mắn, cả anh Sơn và hai người ngồi trên ca-bin đều an toàn, không ai bị thương. "Khi phát hiện xe mất phanh, chúng tôi rất hoảng loạn, không biết xử trí thế nào vì xe đổ dốc ngày một nhanh. Cố bám đường được khoảng 500 m, tôi phát hiện ra hốc lánh nạn mới làm ở ven đường, liền nhanh tay đánh lái cho xe lao vào. Khi xe dừng lại an toàn, ba anh em ôm nhau khóc, vì biết mình thoát chết trong gang tấc", anh Sơn cho hay.
Theo Phó Tổng cục trưởng ường bộ Việt Nam (BVN) Nguyễn Xuân Cường, đèo Lò Xo (Km1396 - Km1434) đi qua hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. oạn từ Km1407 đến Km1434 thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum có hướng tuyến quanh co, địa hình hiểm trở, độ dốc sườn thiên nhiên lớn, một bên núi cao, một bên vực sâu nguy hiểm, không có dải phân cách giữa, độ dốc dọc lớn khoảng 8%. Do khó khăn về yếu tố địa hình, trong quá trình triển khai, dự án đã phải châm chước một số yếu tố kỹ thuật của tuyến như bán kính đường cong nằm, độ dốc dọc tối đa, chiều dài đoạn dốc, độ mở rộng mặt đường, chiều dài tầm nhìn,... Từ khi đưa vào khai thác năm 2004 đến nay, đoạn tuyến đèo Lò Xo đã xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng. Vì thế, hốc lánh nạn là công trình mới được Tổng cục BVN đưa vào áp dụng để xử lý "điểm đen" trên cung đường đèo Lò Xo. Sau khi đưa vào sử dụng, công trình đã phát huy tác dụng rất cao, cứu được nhiều vụ xe mất phanh, tránh được những hậu quả đau lòng có thể xảy ra.
Ở phía bắc quốc lộ 6 là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện tham gia giao thông. oạn qua tỉnh Hòa Bình dài hơn 100 km, những năm qua không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhưng do thời tiết khắc nghiệt, địa hình dốc cao, nguy cơ xảy ra các vụ TNGT thảm khốc từ những đoạn tuyến đèo dốc, khúc cua luôn hiện hữu. Cánh lái xe tải, xe khách chạy cung đường này thường "nằm lòng" những địa danh đèo dốc hiểm trở như dốc Cun, dốc Quy Hậu, đèo Phú Cường, đèo Thung Khe, dốc 81,... Anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, quê Sơn La), một lái xe tải thường xuyên lưu thông trên tuyến đường cho biết: Quốc lộ 6 rất nguy hiểm với đèo dốc quanh co, thời tiết thường xuyên có sương mù, trước đây tai nạn xảy ra nhiều. Từ khi Nhà nước đầu tư làm đường cứu nạn, đã giúp cánh lái xe chúng tôi yên tâm hơn mỗi khi lưu thông. Nếu không may mất phanh hoặc gặp sự cố, lái xe có thể điều khiển xe chạy vào đường cứu nạn.
Phát huy tác dụng cao
Phó Tổng cục trưởng BVN Nguyễn Xuân Cường nhận định: Trong điều kiện nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, Tổng cục vẫn dành sự ưu tiên đặc biệt cho việc xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT thảm khốc. Riêng các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm, đã tăng cường xây tường phòng hộ, đường cứu nạn, hốc lánh nạn để cứu nguy cho các xe mất phanh. Một số "cung đường đen", đèo dốc trước đây hay xảy ra các vụ TNGT thảm khốc, chủ yếu do xe mất phanh, từ khi được đầu tư, xây dựng đường cứu nạn hay hệ thống tường lốp, số vụ TNGT và thiệt hại về người đã giảm mạnh. Chi cục trưởng Quản lý đường bộ I.1 Phạm Văn Toản cho biết, trên tuyến quốc lộ 6 đã có năm vị trí được đầu tư đường cứu nạn như tại Km79 450, Km80 700, Km116 900, Km144 600, Km124 800,... đưa vào sử dụng từ năm 2018 đến nay. Việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý "điểm đen", điểm tiềm ẩn TNGT thời gian gần đây không chỉ được cánh lái xe, người dân địa phương mà nhìn chung dư luận xã hội đều đánh giá là hết sức cần thiết. Riêng đường cứu nạn tại Km144 600 quốc lộ 6 đã cứu được tám xe mất phanh, tường lốp cứu bốn xe mất phanh (không có thiệt hại về người). Về cơ bản, các phương tiện chạy vào đường cứu nạn đều không bị thiệt hại về người và tài sản cũng hư hại không đáng kể.
Riêng ở đèo Lò Xo, từ cuối năm 2018, Tổng cục BVN đã chỉ đạo thực hiện một gói giải pháp tổng hợp bao gồm phương án phòng ngừa tai nạn chủ động và phương án xử lý tai nạn bị động. Phương án phòng ngừa tai nạn chủ động gồm kiểm soát tốc độ (cắm biển hạn chế tốc độ, lắp đặt ca-mê-ra tại các đoạn nguy hiểm và phạt nguội khi xe vi phạm,...); tổ chức giao thông bằng vạch sơn, biển báo; cải tạo các yếu tố kỹ thuật của tuyến (mở rộng mặt đường, bạt mái ta-luy dương để tăng chiều dài tầm nhìn thấy xe ngược chiều...),... Phương án xử lý tai nạn bị động gồm xây dựng công trình phòng hộ hộ lan cứng - mềm; xây dựng đường cứu nạn, hốc lánh nạn,... èo Lò Xo là "cung đường đen" đầu tiên áp dụng giải pháp hốc lánh nạn và làn đường hãm xe tại Việt Nam. Hai giải pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý của đường cứu nạn, vốn đã áp dụng nhiều nơi trên thế giới để hạn chế thiệt hại do TNGT trên các đèo dốc. Ông Trịnh ức Liêm, cán bộ Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 3, Cục Quản lý đường bộ III là người chủ trì thiết kế dự án nghiên cứu tổng thể nâng cao an toàn giao thông đèo Lò Xo cho biết, với địa hình một bên vực sâu, một bên núi cao, có cả rừng quốc gia, rừng đặc dụng, rất khó để lựa chọn được vị trí xây đường cứu nạn đạt chuẩn với chiều dài 150 đến 200 m. iều đặc biệt, các hốc lánh nạn này thường nằm thẳng với đoạn đường xuống dốc, ngay góc cua nên lái xe rất dễ xử lý cho xe lao vào.
Các chuyên gia giao thông đánh giá, những khúc cua gần hốc cứu nạn đều cắm nhiều biển báo "hốc lánh nạn" và ghi rõ khoảng cách tới hốc. Vì vậy, lái xe khi gặp sự cố, tình huống bị mất phanh, không làm chủ được tốc độ cần bình tĩnh, chủ động xử lý xe chạy vào hốc an toàn. Thông thường, đường cứu nạn có lớp sỏi đá hoặc đất cát, tùy theo địa hình, đường cứu nạn có thể làm dốc hoặc bằng, hai bên đường có hành lang giảm chấn giúp xe hạn chế đến mức thấp nhất nguy hiểm. Khi xe chạy vào đường cứu nạn, bánh xe bị lún xuống và chạy chậm dần đến khi dừng hẳn lại. So với nước ngoài, những đường cứu nạn ở Việt Nam thường ngắn hơn, đơn giản vì tốc độ xe di chuyển không cao như những nước khác. Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể nhận định, việc xử lý điểm đen, làm đường cứu nạn trên những cung đường đèo dốc đã chứng minh hiệu quả cao, giảm tai nạn và thiệt hại về người là bài học tốt, cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Kiểm tra công trình xây dựng đường cao tốc bắc-nam trước mùa mưa bão Sáng 18-9, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cùng Ban Quan lý Dự án đường Hồ Chí Minh kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn, thuộc đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020, trước mùa mưa bão. Thứ trưởng Lê...