Cần hơn 11.700 tỷ đồng xử lý bất cập 7 dự án BOT đường bộ
Báo cáo về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án BOT giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành với Bộ Giao thông vận tải diễn ra ngày 17/5 về nội dung xử lý các dự án BOT, Bộ Giao thông vận tải cho biết cần hơn 11.700 tỷ đồng để xử lý những bất cập tại 7 dự án BOT đường bộ.
Cần hơn 11.700 tỷ đồng xử lý bất cập 7 dự án BOT đường bộ. Ảnh minh họa: TTXVN
Cụ thể, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ đối tác công – tư (Bộ Giao thông vận tải) cho hay, từ năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ; đánh giá bất cập và lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trạm thu phí.
Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã xử lý vướng mắc, bất cập tại 14 trạm thu phí. Các trạm sau khi xử lý vướng mắc đã nhận được sự đồng thuận của người sử dụng dịch vụ; tình hình an ninh trật tự an toàn giao thông đã được bảo đảm, công tác thu phí hoàn vốn cơ bản ổn định.
“Đối với 7 dự án BOT còn lại, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cần bổ sung vốn nhà nước nên vượt thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải”, ông Lê Kim Thành cho hay.
Cũng theo ông Lê Kim Thành, tại các dự án BOT nêu trên, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng dự án. Đồng thời, các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy vậy, việc chưa được thu phí tại các dự án BOT hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, không thể lường trước.
Theo các quy định tại hợp đồng dự án BOT, trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thu phí hoặc doanh thu thu phí, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để hỗ trợ cho nhà đầu tư đảm bảo việc thu hồi vốn và lợi nhuận theo hợp đồng. Đồng thời, thanh toán, bồi thường các khoản chi phí do nhà đầu tư đã thực hiện, được xác định thông qua kiểm toán.
Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật PPP) cũng quy định, việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn áp dụng khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ông Lê Kim Thành cho hay, các dự án BOT giai đoạn trước đây được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, nếu xét về giải pháp tổng thể để xử lý vướng mắc, bất cập tại 7 dự án BOT cần bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 11.710 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật về đầu tư công, phải trình Quốc hội quyết định chủ trương.
Tại cuộc họp, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam mong muốn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quyết liệt thực hiện chủ trương và những giải pháp của Chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến BOT.
Theo ông Đào Minh Tú, nếu giải quyết được vấn đề BOT thì sẽ giải quyết được vấn đề rất lớn của đất nước hiện nay đó là nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng. Nếu không xử lý sớm, dứt điểm những tồn tại của BOT sẽ phải tiếp tục sử dụng nguồn ngân sách để đầu tư, trong khi chủ trương của Chính phủ là xã hội hoá đầu tư các hạ tầng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng sẽ e ngại cho vay vào lĩnh vực này trong thời gian tới và cũng không thể sử dụng ngân sách nhà nước mãi được.
Video đang HOT
Cũng theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, hiện còn rất nhiều dự án khác ngoài 7 dự án BOT mà Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo đang gặp khó khăn cần xử lý. Theo văn bản kiến nghị của các nhà đầu tư, những vướng mắc mà họ gặp phải đến từ lý do khách quan ở cơ chế, chính sách và sự điều hành của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải lỗi từ nhà thầu, nhà đầu tư.
Ông Đào Minh Tú đề xuất, bên cạnh 7 dự án mà Bộ Giao thông vận tải kiến nghị các giải pháp xử lý, cần quan tâm đến các dự án khác vì nếu không sẽ có dự án phải chuyển nợ xấu. Điều này khiến doanh nghiệp càng khó khăn vì không thể huy động nguồn lực vốn từ đâu khác.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, bồi hoàn cho doanh nghiệp, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí.
Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Vụ đối tác công – tư (Bộ Giao thông vận tải) trong tháng 5/2022 phải có báo cáo chi tiết các trạm BOT để trình Thủ tướng Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý.
Theo kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải, 7 dự án BOT cần xử lý bất cập gồm: Trạm thu phí La Sơn – Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 – Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738 148 – Km1763 610); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 – Km50 889); trạm thu phí Quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 – Km100).
Cùng với đó là trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.
Xe siêu trường quá tải trọng tăng ga không hợp tác, "uy hiếp" CSGT ở Hà Nội
Trong quá trình kiểm tra xe có dấu hiệu vi phạm chở hàng quá trọng tải, nhiều trường hợp tỏ ra không hợp tác, tăng ga định bỏ chạy gây khó khăn cho đội CSGT tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Ghi nhận vào tối ngày 25/12 tại khu vực Trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (TTKS GTĐBCT), Cục CSGT đã bố trí lực lượng kiểm tra và xử phạt đối các phương tiện sai phạm, đặc biệt là những phương tiện chở quá tải.
Trước đó, Cục CSGT đã ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết và các lễ hội đầu xuân năm 2022, đợt cao điểm sẽ được thực hiện từ 15/12/2021 -14/2/2022.
Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ huy động và bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, phòng chống đua xe trái phép. Trọng tâm là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, ùn tắc giao thông, như: Vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chạy quá tốc độ; chở quá tải, quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định; không có GPLX hoặc GPLX không hợp lệ...
Thực hiện kế hoạch 1146 của Cục Cảnh sát giao thông về tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm đối với xe chở quá tải trọng, tự ý thay đổi kết cấu thành thùng, tính từ ngày 25/3 tới nay đã có hơn 100 trường hợp xe vị phạm bị xử phạt.
Các phương tiện có dấu hiệu vi phạm được lực lượng CSGT tại chốt yêu cầu dừng vào lề đường thực hiện các quy trình kiểm tra.
Có những trường hợp tài xế không chấp hành hiệu lệnh, gây khó khăn cho lực lượng giao thông, phải cần tới 3-4 chiến sĩ mới đưa xe vào vị trí để kiểm tra.
CSGT thực hiện kiểm tra giấy tờ cần thiết đối với chủ xe và tài xế có dấu hiệu vi phạm việc chở hàng quá tải.
Các phương tiện được yêu cầu di chuyển tới khu vực trạm cân lưu động để kiểm tải trọng.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng CSGT có thể xác định được việc chở quá tải của các phương tiện.
Một trường hợp ô tô chở vượt tải trọng cho phép 152,19%, trường hợp này sẽ được lập biên bản xử phạt với số tiền phạt từ 8 - 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1 - 5 tháng, riêng với cá nhân chủ phương tiện sẽ bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng.
Theo Trung tá Nguyễn Viết Nhiên, Phó đội trưởng Đội TTKS GTĐBCT số 3, trong thời gian vừa qua đội đã tập trung quân số và trang thiết bị nghiệp vụ để tập trung xử lý hàng loạt xe chở quá tải trọng và tự cơi nới kích thước thành thùng xe.
Một số trường hợp lái xe và chủ phương tiện cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian và gây khó khăn cho công tác xử lý của lực lượng chức năng. Đặc biệt, theo Luật định ngoài các hình phạt chính sẽ còn hình phạt bổ sung là buộc các xe chở quá tải phải hạ tải. Nhưng trong thực tế, việc hạ tải, sang tải gặp khó khăn do không đủ mặt bằng, bến, bãi.
Tính riêng trong 10 ngày cao điểm từ ngày 15/12 tới nay, Đội TTKS GTĐBCT đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính 59 trường hợp, phạt tiền 261,5 triệu đồng, tước 6 giấy phép lái xe và 27 phù hiệu.
Trao đổi với PV, Đại úy Hoàng Văn Chinh, Đội TTKS GTĐBCT số 3 cho biết, trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng cũng gặp phải khó khăn khi chủ phương tiện chưa ý thức được hành vi vi phạm của mình, một số trường hợp chống đối nên tổ công tác đã phải huy động 3-4 chiến sĩ, xếp hàng dài hàng chục mét ra hiệu lệnh mới có thể khiến phương tiện dừng lại.
Ngân hàng 'nhụt chí' cho vay tín dụng đầu tư BOT giao thông Tỷ lệ nợ xấu của các dự án BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) tăng gấp 4 lần so với tỷ lệ nợ xấu chung của nền kinh tế, khiến ngành Ngân hàng đang siết chặt tín dụng về đầu tư BOT. Cần có cơ chế để đảm bảo nguồn thu cho dự án BOT giao thông. Ảnh:...