Căn hộ màu cam đất phong cách Nhật Bản cho gia chủ mệnh Hỏa
Để phù hợp với gia chủ mệnh Hỏa, kiến trúc sư đã sử dụng màu cam đất làm điểm nhấn. Gam màu này không quá nặng nề nhưng vẫn đảm bảo tính phong thủy.
Căn hộ màu cam đất ở thành phố biển Nha Trang của cặp vợ chồng trẻ và 3 đứa con nhỏ mang hơi hướng phong cách Nhật Bản.
Căn hộ có không gian mở, chi tiết tối giản
Mặc dù chỉ rộng 78m2 nhưng căn hộ nhìn khá rộng, thông thoáng. Sự liên kết giữa các phòng được ưu tiên hàng đầu.
KTS Mạnh Hiếu cho biết, đây là căn hộ của em gái ruột, do chính anh thiết kế.
Thiết kế bo tròn giúp làm mềm các góc cạnh.
Gia chủ có ý tưởng biến căn hộ thành nơi rộng rãi, vừa có chỗ cho trẻ chơi đùa, vừa tiện cho sinh hoạt.
Căn hộ được thi công trong 45 ngày với chi phí hoàn thiện 250 triệu đồng. Phong cách chủ đạo là Nhật Bản, đan xen Tối giản (Minimalism) và Color Block (kết hợp từ 2 đến nhiều khối màu trên cùng một không gian).
Do gia chủ sinh năm 1987, mang mệnh Hỏa nên kiến trúc sư lựa chọn màu nóng làm điểm nhấn cho căn hộ.
Người mệnh Hỏa thường thích màu đỏ nhưng màu đỏ quá chói, mang cảm giác nặng nề. Chính vì vậy anh Hiếu đã lựa chọn tone cam đất, mang sắc dịu nhẹ hơn.
Đặc biệt, gam màu cam đất phù hợp với lối sống năng động, cởi mở của người trẻ tuổi nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế và phù hợp về phong thủy.
Video đang HOT
Cửa ra vào đặt hệ tủ mở.
“Khi thiết kế và thi công, yếu tố phong thủy rất được chú trọng. Cụ thể là hướng cửa, hướng giường, màu sắc”, anh Hiếu nói.
Căn hộ không sử dụng sàn gỗ mà dùng ván chống ẩm làm sàn nâng.
Mặt ván lớn dễ dàng vệ sinh khi đổ nước (do các bạn nhỏ chơi ăn uống trên đó). Đây là ưu điểm, khắc phục nhược điểm của sàn gỗ thông thường.
Theo anh Hiếu, nếu dùng sàn gỗ, khi nước đổ ra sàn, sẽ khó vệ sinh các khe.
Phòng ngủ tích hợp khu vui chơi của bé trai.
Trong căn hộ, ta dễ dàng bắt gặp các cửa sổ hình tròn, lắp vòm cầu trong suốt. Đó là sự sáng tạo trong thiết kế, giúp các thành viên có thể nhìn thấy nhau, đồng thời lấy ánh sáng.
Phòng ngủ lớn của bố mẹ. Lam gỗ trang trí, giúp bức tường không bị trống trải.
Phòng có khu vực thay đồ riêng.
Bàn trang điểm và bình hoa lựu đỏ mang đến sự sinh động cho phòng ngủ.
Tổng thể căn hộ nhìn từ phía ngoài vào. Chất liệu làm nội thất là gỗ công nghiệp chống ẩm.
Nhà cũ trăm tuổi "lột xác" thành thiên đường đẹp như mơ
Kiến trúc sư đã cải tạo ngôi nhà dựa trên sự kết hợp giữa hai phong cách Nhật Bản và Scandinavia (Bắc Âu), cân bằng hoàn hảo giữa 3 yếu tố đẹp - tối giản - tiện dụng.
Khi lên kế hoạch cải tạo ngôi nhà cũ ở Los Angeles, bang California, Mỹ được xây dựng từ năm 1922, kiến trúc sư Shanty Wijaya đã có rất nhiều ý tưởng trước khi đi đến quyết định kết hợp hai phong cách yêu thích của cô: Nhật Bản và Scandinavia. Hai phong cách này sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng và thường được lấy cảm hứng hay kết hợp lẫn nhau tạo ra một phong cách mới được gọi là Japandi.
Hướng đến tính nghệ thuật và bền vững, kiến trúc sư đã biến ngôi nhà cũ trăm tuổi lột xác thành một thiên đường nghệ thuật đẹp đến ngỡ ngàng.
Trước khi cải tạo, ngôi nhà ba phòng ngủ trên sườn đồi có thiết kế đơn điệu và nhàm chán.
Mặt tiền của ngôi nhà sau khi cải tạo mang phong cách tối giản bền vững, hòa mình cùng thiên nhiên.
Ngôi nhà cũ có nhiều ô cửa nhưng không đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.
Phòng khách sau khi cải tạo ngập tràn ánh sáng. Nội thất tối giản theo phong cách Bắc Âu đem đến sự cảm giác an tĩnh tuyệt vời.
Nhà bếp sử dụng chủ yếu nội thất gỗ mộc mạc. Hệ thống cửa sổ và cửa trượt là điểm nhấn giúp không gian thoáng đãng, hòa mình với thiên nhiên.
Phòng ăn nổi bật với những tác phẩm nghệ thuật cổ điển, bộ bàn ăn phong cách cổ đem đến tổng thể hoàn hảo.
Chủ nhà có thể ngắm hoàng hôn hoặc vừa đọc sách vừa tắm nắng ở phòng thư giãn cũng là một gợi ý không tồi.
Phòng ngủ được thiết kế theo phong cách tối giản, đón ánh nắng tự nhiên từ bên ngoài. Giường được thiết kế riêng theo cảm hứng lấy từ hình tượng mặt trời lặn.
Phòng tắm với sắc trắng dịu nhẹ, tinh tế cùng những ô cửa với tầm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài góp phần làm nổi bật thêm cảnh quan của ngôi nhà.
"Chúng tôi mang thiên nhiên vào trong nhà bằng cách thiết kế nhiều mảng xanh. Các loại cây và đá đặc trưng của Nhật Bản như tre, phong hay thông được sắp xếp ở khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, cũng có những chi tiết độc đáo tô điểm giúp ngôi nhà trở nên mới mẻ hơn. Ví dụ như những món đồ cổ điển, đồ tái chế và đồ thủ công có một không hai được sử dụng trong thiết kế nội thất chứ không phải đồ được sản xuất hàng loạt. Đặc biệt phải kể đến mặt bàn bếp được làm từ gỗ cây sồi hoang của Pháp được đẽo thô và mài lại theo yêu cầu riêng", Shanty nói.
Ngôi nhà nằm trên sườn đồi với độ dốc khá cao, vì vậy trước đó nó hầu như không có giá trị sử dụng nhiều.
Kiến trúc sư đã tạo nên một khu vườn bậc thang tuyệt đẹp bao gồm nhiều tầng khác nhau. Mỗi tầng có một chức năng riêng như hồ nuôi cá Koi, khu nuôi gà, vườn đá kiểu Nhật, bể sục, vườn rau, khu ăn uống ngoài trời hay khu thiền định.
Nơi nghỉ dưỡng bên cạnh bể sục là một thiết kế bổ sung của ngôi nhà này trong đại dịch Covid-19. "Tôi cảm thấy ngôi nhà cần thêm một không gian riêng tư vừa có thể sử dụng làm văn phòng làm việc là nơi nghỉ dưỡng hay thiền định", Shanty chia sẻ.
Kiến trúc sư tiết lộ, một trong những điều khó nhất khi cải tạo là định hình phong cách bên ngoài ngôi nhà (mặt tiền) và thiết kế cảnh quan (vườn và cảnh quan ngoài trời).
"Mục tiêu của tôi là tạo ra một ngôi nhà mang đặc trưng của phong cách Japandi với vẻ ngoài thật ấn tượng. Tôi rất vui khi cuối cùng cũng có thể thay đổi cảnh quan và mặt tiền của ngôi nhà. Một trong những chi tiết mà tôi yêu thích nhất là nhà nghỉ dưỡng, đặc điểm tạo thêm sự riêng tư cho ngôi nhà", Shanty nói.
Trai độc thân Hà Nội mạnh tay chi 500 triệu để sở hữu không gian sống 60m đẹp từng centimet Không gian sống độc thân của anh Phạm Quang Trung mang phong cách Nhật Bản, đơn giản và hiện đại. Căn hộ của anh Phạm Quang Trung (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) có diện tích gần 60m, bao gồm 2 phòng ngủ và 1 WC. Ý tưởng ban đầu ban đầu của anh là lựa chọn phong cách mộc...