Căn hộ dịch vụ còn “cửa sống”?
Nguồn vốn FDI có tác động lớn đến nhu cầu của thị trường căn hộ dịch vụ.
Theo Colliers Việt Nam, việc các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư lâu dài, kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào nước ta và một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để sinh sống và làm việc, gia tăng nhu cầu về cơ sở lưu trú, đặc biệt là loại hình căn hộ dịch vụ.
Báo cáo quý 2/2022 của đơn vị này chỉ ra, tại Tp.HCM, thị trường căn hộ dịch vụ đang dần dần trở lại bình thường như trước khi có đại dịch, tuy nhiên giá thuê trung bình của các dự án căn hộ dịch vụ được ghi nhận không biến động mạnh, một vài dự án có giá thuê tăng nhẹ so với quý 1/2022. Giá thuê trung bình của phân khúc hạng A ở mức 31 USD/m2/tháng, đối với hạng B là 23 USD/m2/tháng. Mặt khác, tỉ lệ lấp đầy ở các dự án ghi nhận con số tích cực với phân khúc hạng A và hạng B lần lượt là 76% và 70% nhờ vào các chính sách nhập cảnh và đi lại dễ dàng giữa các quốc gia.
Về nguồn cung, trong quý 2/2022, Tp.HCM không ghi nhận nguồn cung căn hộ dịch vụ mới.
Trong khi đó, tại Hà Nội, tình hình giá thuê của các dự án căn hộ dịch vụ ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức ổn định so với quý trước. Giá chào thuê trung bình ở phân khúc hạng A là 30 USD/m2/tháng và 17 USD/m2/tháng ở phân khúc hạng B. Tuy nhiên, tỉ lệ lấp đầy của thị trường Hà Nội trong quý này cũng có chuyển biến tích cực với tỉ lệ lấp đầy ở phân khúc hạng A là 80% và hạng B là 71%. Thị trường căn hộ dịch vụ đang dần được cải thiện trong quý này, dự kiến sẽ sớm hồi phục trong năm 2022.
Video đang HOT
Về nguồn cung, tính từ đầu năm đến nay, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội chưa ghi nhận thêm nguồn cung mới, hàng loạt các dự án vẫn đang được triển khai. Dự kiến phải đến cuối năm 2022 Hà Nội mới có nguồn cung mới đến từ dự án PARKROYAL Serviced Suites Hanoi thuộc Pan Pacific Hotels Group tại Việt Nam với 126 căn hộ. Tuy nhiên, sự kiện đáng chú ý trong quý 2 năm 2022 là việc cất nóc trước tiến độ của tòa tháp căn hộ dịch vụ (tháp SR) cao 23 tầng, đây là tòa tháp thuộc dự án phức hợp Lotte Mall Hà Nội của tập đoàn Lotte.
Tính đến năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội sẽ có thêm hơn 3.000 căn hộ cao cấp đến từ các dự án của các chủ đầu tư lớn như Sun Group, Lotte Group and CapitaLand. Ngoài ra, hoạt động phát triển công nghiệp gia tăng tại Bắc Giang, Thái Nguyên và Hải Dương đã thúc đẩy nguồn cung tương lai tại khu vực vành đai Hà Nội.
Theo đại diện Colleirs Việt Nam, tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8.1% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Kể từ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ ngày 15/3/2022, chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nhập cảnh như khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch. Với những điều kiện thuận lợi, theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng trưởng nhanh chóng từ 50%-75%, được xếp vào nhóm tăng cao nhất thế giới. Với việc mọi thứ đang dần trở lại như trước khi có đại dịch, dự kiến lĩnh vực căn hộ dịch vụ sẽ ghi nhận được nhiều kết quả khả quan hơn trong năm 2022.
Lý giải hiện tượng "lạ" trên thị trường địa ốc: Người Tp.Thủ Đức dịch chuyển về khu Tây mua nhà?
Rất ít người khi đã sống quen thuộc ở một khu vực lại chấp nhận chuyển về nơi khác để an cư.
Nhất là với những người sống tại khu Đông, hay Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) lại dịch chuyển về khu Tây để định cư. Thế nhưng, thị trường BĐS đang "đổi chiều" khi hiện nay, một số dự án tại khu Tây Sài Gòn đang đón lượng khách mua khá lớn từ khu vực Tp.Thủ Đức. Vì sao vậy?
Dù có 8 năm ở trọ và làm việc tại tại Q.9 (nay thuộc Tp.Thủ Đức) nhưng gia đình anh D vẫn quyết định tìm mua căn hộ tại khu Tây thay vì khu Đông như dự tính ban đầu.
Chia sẻ về quyết định của mình, anh D cho hay, dù "ở đâu quen đó" nhưng vì giá BĐS khu Đông đã tăng cao, không còn nằm trong tầm kiểm soát tài chính (bao gồm cả tiết kiệm và vay ngân hàng) của hai vợ chồng. Vì thế, vợ anh quyết định chuyển việc (kế toán) về khu Q.8 để làm, còn riêng anh làm kinh doanh tự do nên không mấy lo lắng đến vị trí di chuyển. Đây cũng là lý do vợ chồng anh quyết định đi tìm hiểu về BĐS căn hộ khu Tây. Được biết, hiện anh D đang trong quá trình tìm hiểu một dự án tại Q.Bình Tân, Tp.HCM.
Không thể phủ nhận, thời gian qua, giá BĐS khu Đông Sài Gòn biến động tăng liên tục, khiến việc sở hữu nhà của người ở thực ngày càng trở nên khó khăn. Theo báo cáo của batdongsan.com.vn, giá căn hộ Tp.Thủ Đức cuối năm 2021 trung bình vào khoảng 85,6 triệu mỗi m2. Hầu hết các dự án mở bán từ đây đến cuối năm 2022 tại khu Đông có mức giá khoảng từ 60-90 triệu đồng/m2. Giá leo thang khiến "giấc mơ an cư", sở hữu nhà càng trở nên vượt quá tầm với của đại đa số khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là nhóm khách hàng ở độ tuổi 26-45 tuổi. Chẳng hạn, dự án King Crown Infinity ngay đường Võ Văn Ngân, Tp.Thủ Đức hiện có giá trên 100 triệu đồng/m2; tại khu Thủ Thiêm mức giá sơ cấp ở dự án Empire City của liên doanh Keppel Land ở mức gần 9.000 USD/m2. Trong khi đó dự án The Metropole với mức giá ghi nhận gần nhất khoảng 8.000 - 8.500 USD/m2. Dự án The River do City Garden phát triển cũng có mức giá khoảng 7.000 USD/m2...
Như vậy, nếu tính cả Tp.HCM, thì khu Tây Sài Gòn vẫn được xem là vùng "trũng giá" BĐS. Và theo các chuyên gia, việc biến động tăng giá của khu vực này ổn định hơn các khu vực khác. Nguồn cung nơi đây cũng đa số đáp ứng nhu cầu ở thực. Đáng nói, giai đoạn gần đây, lượng người mua nhà từ Tp.Thủ Đức về khu Tây để mua nhà ở hay đầu tư tăng lên rõ nét so với giai đoạn trước đó. Ở một số dự án chung cư, tỉ lệ người mua nhà đến từ khu Đông chiếm tỉ lệ cao - điều này ít xảy ra ở thời điểm trước. Chẳng hạn, theo đại diện Nam Long Group, tại dự án Akari City đang chào bán dòng sản phẩm căn hộ giá trên từ 45 triệu đồng/m2, lượng người mua đến từ Tp.Thủ Đức chiếm tỉ lệ cao ở giai đoạn 2, trong khi giai đoạn 1 lại khá ít. Điều này cho thấy, người mua có xu hướng tìm các BĐS đáp ứng nhu cầu ở thực; giá còn ở ngưỡng mềm so với tốc độ tăng giá quá nhanh của thị trường BĐS các khu vực tại Tp.HCM.
Một dự án tại khu Tây là Picity High Park cũng ghi nhận khoảng 20% lượng người mua đến từ khu vực Tp.Thủ Đức, trong khi giai đoạn trước đó gần như tỉ lệ này chỉ "nhỏ giọt". Bởi, với những người sống tại Tp.Thủ Đức gần như rất ít thay đổi chỗ ở sang khu vực phía Tây. Việc dịch chuyển của họ chủ yếu nhắm vào khu lân cận phía Đông như Dĩ An, Bình Dương; hay Đồng Nai...hoặc đến khu Nam TP. Dĩ nhiên, đó là những người có công việc tập trung chủ yếu ở khu Đông. Còn với những người làm việc tại trung tâm TP (lại chưa có nhà ở cố định) thì việc lựa chọn khu vực định cư sẽ đa dạng hơn, phụ thuộc vào tầm tài chính của bản thân cũng như vị trí đến chỗ làm.
Việc người mua từ khu vực Tp.Thủ Đức dịch chuyển về khu Tây để mua căn hộ ở thực hay đầu tư dù không quá "lạ lẫm" nhưng điều này gần như chưa xuất hiện đại trà trong giai đoạn trước đó. Vì thế, động thái "đổi chiều" ở giai đoạn này cho thấy, xu hướng tìm BĐS giá trị ở thực vẫn đang âm ỉ trên thị trường BĐS. Khi một khu vực mặt bằng giá đã ở ngưỡng cao, điều tất yếu nhu cầu sẽ dịch chuyển về nơi còn là vùng "trũng giá". Đặc biệt, giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm thì việc dịch chuyển này lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc dịch chuyển nhu cầu còn chứng minh cho một điều, giá BĐS ở một số khu vực tại Tp.HCM đang ngày càng xa vời với nhu cầu ở thực của đại đa số người mua, nhất là đối tượng người trẻ - điều này là đáng buồn hơn vui.
Không có gì đáng nói khi không chỉ những người đang ở trọ khó tìm kiếm nhà tại khu Đông mà những người đã sống nhiều năm với gia đình tại Tp.Thủ Đức, ra ở riêng, được hỗ trợ tài chính từ gia đình cũng khó mua được nhà tại đây. Vì thế, thời gian gần đây, lượng cầu này bắt đầu dịch chuyển mạnh về khu Nam hoặc khu Tây để mua nhà - nơi có mặt bằng giá còn dễ chịu hơn. Dĩ nhiên, nếu nguồn cung căn hộ tổng thể trên địa bàn Tp.HCM tiếp tục khan hiếm thì giá sơ cấp tại các khu vực này cũng sẽ tiếp tục biến động trong tương lai không xa.
Chia sẻ tại tọa đàm mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam thừa nhận, sau nhiều đợt sóng giá do các thông tin quy hoạch, hạ tầng, hiện giá căn hộ tại Tp.Thủ Đức đã lập mặt bằng mới. Việc dịch chuyển nhu cầu trở thành một điều tất yếu. Nếu khu Đông tập trung chủ yếu nhu cầu đầu tư thì khu Tây lại hướng đến nhu cầu ở thực. Vì thế, mặt bằng giá nhìn chung biến động tăng chậm hơn. Nhưng đây cũng là khu vực có nguồn cung khá ít ỏi trong những năm qua, cho nên việc tăng giá trên thị trường thứ cấp là khó tránh.
Giá BĐS khu Đông Tp.HCM ngày càng xa tầm với của những người có nhu cầu ở thực, đó là thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS.
Khảo sát cho thấy, ở thời điểm này người mua có xu hướng dịch chuyển để lựa chọn các BĐS đã đi vào vận hành các giai đoạn trước. Chẳng hạn, một dự án KĐT trên đường Võ Văn Kiệt, Q.Bình Tân, Tp.HCM sau giai đoạn 1 tỉ lệ lấp đầy cư dân 80-90% thì đến giai đoạn 2 việc bán hàng của CĐT khá dễ dàng, dù thị trường đang trong lúc khó khăn, biến động. Bởi, tâm lý của người mua vẫn chuộng các dự án đã có người ở, giá trị ở thực cao.
Về khu vực mua BĐS khu Tây thì ngoài người mua đến từ Tp.Thủ Đức thì một dự án căn hộ đang chào bán tại khu vực Q.Bình Tân chỉ ra, người mua đến từ Q.Bình Tân chiếm tỉ lệ cao nhất, cùng với đó, Q.8, Q.5, Q.6, Bình Chánh, Tân Bình, Tân Phú gần như tương đương. Trong khi còn có lượng khách ổn định từ miền Tây, Việt Kiều tìm mua căn hộ. Đáng nói, nằm trong độ tuổi 30-45 tuổi thường có xu hướng dịch chuyển chỗ ở nhiều nhất. đối tượng này vừa có nhu cầu ở thực, vừa có nhu cầu mua thêm để đầu tư. Nếu đầu tư, ở giai đoạn này, họ thường nhắm vào các dự án có mức giá trên dưới 50 triệu đồng/m2 tọa lạc trong khu vực Tp.HCM, vì chắc chắn biên độ tăng giá còn nữa vì nguồn cung tại Tp chưa được cải thiện.
Bộ Tài chính lý giải công ty bảo hiểm không được đầu tư bất động sản Theo Bộ Tài chính, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rủi ro cao, việc cấm doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này là để đảm bảo khả năng chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi tại cuộc họp công bố các Luật đã được Quốc hội...