‘Cần hình phạt bổ sung với người vi phạm giao thông’
“ Người gây tai nạn phải đến bệnh viện chăm sóc bệnh nhân hoặc vượt đèn đỏ thì phải đứng điều hành giao thông đến khi có người khác bị phạt thay thế”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trao đổi với VnExpress.
- Năm qua, trong những chuyến công tác về an toàn giao thông, điều gì đọng lại trong suy nghĩ của ông?
- Năm qua tôi đi công tác khắp 63 tỉnh thành, đến các nhà ga, bến xe hoặc thăm các gia đình có nạn nhân tử vong. Ấn tượng là lần đến Đắk Lắk thăm các gia đình của 7 người nạn nhân bị tử vong ở Quảng Nam. Nhóm người này đứng trên vỉa hè chuẩn bị ăn sáng thì bị một xe lao quá tốc độ đâm tử vong tại chỗ. Tôi đã gặp một chị phụ nữ có con 7 tuổi bị chết, chị nói tôi chỉ muốn chết theo con hay một ông bố trở lên giống như một người tâm thần sau khi vợ và con chết trong vụ tai nạn này.
Vào Kon Tum, tôi thăm một gia đình công nhân trước đây sống rất hạnh phúc, song khi người vợ đi chợ về thì bị xe tải chạy ẩu cán phải làm chị bị liệt toàn bộ hai chân. Chị phụ nữ đã nói là chị muốn chết đi thì tốt hơn vì chồng con sẽ đau một lần, còn chị sống thì cả nhà đau khổ, không biết bao giờ mới trả được món nợ 500 triệu đồng… Tôi cũng gặp nhiều nạn nhân là người gây ra tai nạn có cảnh ngộ đáng thương, tôi đều động viên họ cố gắng sống tốt hơn.
- 2012 là năm đầu tiên trong 10 năm qua số vụ tai nạn giao thông, người chết giảm mạnh. Theo ông, cần có biện pháp gì để tiếp tục kiềm chế tai nạn?
- Năm 2012 số vụ tai nạn nghiêm trọng đã giảm so với cùng kỳ 20%, song tính chất nguy hiểm không giảm. Rất lâu rồi ở Việt Nam mới xảy ra vụ tai nạn chết nhiều người như tai nạn ở cầu Serepok. Bên cạnh đó, tai nạn liên quan đến rượu bia vẫn phổ biến, qua nghiên cứu xã hội học, trên 50% vụ liên quan đến rượu bia, còn lại là nguyên nhân chạy quá tốc độ, chạy lấn làn đường…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp tặng quà cho trẻ em vùng cao Thanh Hóa. Ảnh: ĐL
Hiện các đơn vị vận tải đã tự trang bị thiết bị giám sát hành trình, nếu cơ quan nhà nước tận dụng được thiết bị này thì sẽ quản lý được tốc độ, hành trình, thời gian chạy. Nếu lái xe chạy quá tốc độ hay ngủ gật thì sẽ có biện pháp xử lý ngay vì rất nhiều vụ tai nạn do lái xe ngủ gật. Năm nay chúng tôi sẽ phối hợp tuyên truyền và có biện pháp sử dụng các thông tin này, không để các xe lắp thiết bị giám sát hành trình để đối phó.
Bên cạnh đó, hành vi uống rượu chưa bị xử phạt vì không có thiết bị, thậm chí có huyện mới có một máy đo nồng độ cồn. Do vậy, dân nhậu không thấy sợ. Theo tôi cần có biện pháp khác như xử phạt qua camera. Ở Paris có 4.000 camera, nhưng trong đó có 2.000 camera không hoạt động mà chỉ lắp để “dọa” người vi phạm. Ông Phó chủ tịch Ủy ban ATGT của Pháp từng cho biết, ở nước văn minh như Pháp song không phải ai tham gia giao thông cũng tự giác nên phải làm cho họ có cảm giác bị theo dõi.
Sau khi mức phạt tăng nặng theo nghị định 71 thì ý thức chấp hành giao thông có tốt hơn, song số vụ vi phạm vẫn rất cao và mức giảm không đạt kỳ vọng. Theo tôi đó là do lực lượng tuần tra rất mỏng, lúc cao điểm thường không xử phạt được, nên không phải hành vi nào cũng bị phát hiện và xử lý. Con số phần trăm vi phạm giao thông đã được phát hiện không phải là nhiều.
- Bên cạnh mức phạt tiền, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia từng đề nghị hình thức phạt bổ sung như thế nào?
- Theo văn hóa người Việt thì cần có hình phạt bổ sung bên cạnh phạt tiền như người gây tai nạn phải đến bệnh viện chăm sóc bệnh nhân trong bao nhiêu giờ. Hoặc khi người vi phạm vượt đèn đỏ thì phải đứng điều hành giao thông đến khi có người khác bị phạt thay. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã đề xuất biện pháp này song nhiều ý kiến không đồng ý.
Với các vụ tai nạn nghiêm trọng thì phải có hình phạt thu bằng lái xe vĩnh viễn, hiện chúng ta mới áp dụng thu bằng lái xe có thời hạn, sau 1 năm người ta có thể đi thi lại lấy bằng. Với các vụ như đâm xe chết 7 người ở Quảng Nam thì lái xe phải bị thu bằng vĩnh viễn. Ở Trung Quốc khi gây tai nạn có uống rượu sẽ bị phạt tù 6 tháng, còn ở nước ta thì phạt lái xe say rượu xong vẫn cho đi nên có thể gây nguy hiểm gây người khác.
- Nhiều người Việt khi ở nước ngoài chấp hành luật giao thông tốt song lại không tôn trọng pháp luật khi sống ở Việt Nam, ông nghĩ sao?
- Đừng đổ hết lỗi cho người tham gia giao thông mà các nhà quản lý phải suy nghĩ vì chúng ta ban hành một quy tắc văn hóa giao thông phải nằm trong nền tảng văn hóa xã hội. Chúng ta cần xây dựng văn hóa của người quản lý, người làm chính sách, người tuần tra kiểm soát, sau mới đến văn hóa người tham gia giao thông.
Người quản lý khi quy hoạch một khu nhà thì phải quy hoạch đường giao thông hoặc phải có trách nhiệm khi công trình chất lượng kém. Hiện nay, vỉa hè có xe đậu tràn lan, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường và dễ tai nạn. Các gia đình Việt Nam mỗi khi con ra đường buổi tốt thì bố mẹ rất lo lắng, làm xã hội bất an, đây là điều không nên có trong xã hội văn minh.
Mỗi người dân cũng cần là người tham gia giao thông có ý thức. Khi tôi gặp tắc đường, tôi luôn xuống xe xem nguyên nhân tại sao. Có khi hàng nghìn người đợi một người vì xe quay đầu gây tắc đường, tôi phải nhắc lái xe không được quay đầu tại đó. Hình ảnh một thanh niên cấm điếu cày phân luồng, một người nước ngoài phân làn… đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Tôi nghĩ nếu bất kỳ ai tham gia giao thông cũng tôn trọng, nhắc nhở nhau nếu có hành vi sai thì tình trạng giao thông sẽ chuyển biến nhiều.
- Năm 2013, ông có thông điệp gì muốn gửi gắm đến người tham gia giao thông?
- Năm 2013 chúng tôi có kế hoạch sử dụng hiệu quả các thiết bị giám sát hành trình để giám sát hoạt động vận tải. Thiết lập bản đồ an toàn giao thông qua mạng viễn thông để thông tin cho người dân các tuyến đường đang sửa chữa, điểm đen, chuyến bay trễ, thời tiết trên đường… Hy vọng đây là dữ liệu tốt cho người tham gia giao thông, nhất là các xe khách, xe tải đường dài. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến người dân góp ý cho các chủ trương, sáng kiến, giải pháp an toàn giao thông, biện pháp nào ứng dụng được thì sẽ cấp kinh phí để thực hiện.
Việt Nam đã cam kết giảm 50% số người chết vì tai nạn giao thông đến năm 2020, đây là quyết tâm rất cao. Song tôi nghĩ quyết tâm là có cơ sở vì không người dân nào muốn mình bị tai nạn để có ý thức phòng tránh, các cơ quan quản lý cũng phải thấy rõ người tham gia giao thông là nguyên nhân cũng là nạn nhân bị tai nạn.
Theo xahoi
Công bố đường dây nóng tiếp nhận tin xe nhồi khách
Hành khách gặp tai nạn giao thông, xe chở quá tải, ép thu quá giá... có thể phản ánh qua đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Cơ quan chuyên trách về an toàn giao thông của Chính phủ vừa thông báo đường dây nóng của Ban thường trực tiếp nhận thông tin về trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết qua các đầu số: 0994666534, 0913227844, 0912323353...
Ngày Tết, nhu cầu đi lại của hành khách gia tăng. Ảnh: Bá Đô.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban, ông thường nhận được phản ánh của người dân qua điện thoại. Mới đây, tiếp nhận thông tin tăng giá vé xe khách tuyến Hà Nội - Ninh Bình lên 60%, ông đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình kiểm tra.
"Công khai đường dây nóng của cơ quan quản lý để người dân dễ dàng phản ánh khi lái phụ xe có hiện tượng tiêu cực. Phải để người lái xe có cảm giác bị giám sát", ông Hiệp nói.
Các số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban ATGTQG: 06942608, 06942407, 0994666534, 0913227844, 0912323353, 0977244289, 0984249999, 0913204168, 0913228315, 0989088719, 0978539999, 0913257053, 0903232654.
Theo VNE
Nếu thấy vi phạm giao thông, gọi số nào? Nếu thấy có hiện tượng tiêu cực trên đường hay vi phạm TTATGT, có thể gọi số đường dây nóng của UB ATGT QG Khi nhận thấy tuyến đường nào phương tiện đi lại không đảm bảo trật tự ATGT, kể cả nếu cảnh sát giao thông có hiện tượng tiêu cực, người dân có thể gọi đến đường dây nóng của Ủy...