Cần hàng ngàn phòng học, TP.HCM đang gặp khó khăn gì?
Theo số liệu thống kê do Sở GD-ĐT TP.HCM công bố, từ nay đến năm 2025, TP.HCM cần gần 9.000 phòng học trong bối cảnh khó khăn về ngân sách và quỹ đất.
Sĩ số học sinh/lớp đang là một trong những áp lực của các trường học. Ảnh N.D
Trong báo cáo về công tác xây dựng trường lớp, Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, trong giai đoạn 2016-2020 theo thực tế nhu cầu, TP cần bổ sung 14.097 phòng học ở tất cả bậc học. Trong đó, bậc mầm non cần nhiều nhất là 6.035 phòng, bậc tiểu học là 4.412 phòng, THCS là 2.382 phòng và THPT là 1.268 phòng. Tuy nhiên số phòng học đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung đưa vào sử dụng là 6.115/14.097 phòng (đạt 43,38%). Tỷ lệ đạt quá thấp dẫn đến điều kiện đảm bảo chỗ học đáp ứng nhu cầu và đạt theo quy chuẩn luôn là áp lực lớn đối với TP.HCM.
Còn từ nay đến năm 2025, TP.HCM có nhu cầu bổ sung 8.889 phòng học, trong đó bậc tiểu học cần nhiều nhất với gần 5.000 phòng do yêu cầu học 2 buổi khi thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Khi báo cáo với UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT cũng chỉ ra những khó khăn về công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trường lớp. Cụ thể, việc thực hiện chỉ tiêu quy hoạch đất giáo dục tại các quận, huyện đến nay còn thấp (đạt chưa đến 50%) so với chỉ tiêu TP phê duyệt. Định mức diện tích đất/học sinh đối với các quận khu vực nội thành chưa đảm bảo theo quy định hiện hành. Việc kiểm soát tình hình nhập cư vào các địa bàn quận, huyện cửa ngõ và tập trung các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hiệu quả dẫn đến dân số cơ học tăng nhanh làm ảnh hưởng đến công tác dự báo, phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng và nhu cầu chỗ học cho con em trong độ tuổi đi học.
Cũng từ hệ quả của việc dân số tăng nhanh và áp lực chỗ học cho con em trên địa bàn dẫn đến quá trình triển khai các dự án giáo dục gặp nhiều khó khăn trong giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng trường học. Số dự án giáo dục đăng ký đầu tư công lớn, tuy nhiên khả năng cân đối ngân sách để đầu tư có hạn.
Đến năm 2025, bậc tiểu học cần bổ sung nhiều phòng học nhất. Ảnh N.T
Yêu cầu về việc đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đến trường đều được đi học, đáp ứng theo yêu cầu chương trình, điều kiện đảm bảo tỷ lệ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày là những khó khăn TP.HCM đang gặp phải khi triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó là yêu cầu giảm sĩ số học sinh/lớp đạt chuẩn quy định theo điều lệ trường tạo thêm áp lực rất lớn đối với việc phải đáp ứng nhu cầu chỗ học cho con em tại các địa phương.
Cũng trong báo cáo với UBND TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 hiện cho thấy gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ngân sách, quỹ đất sạch phù hợp với quy hoạch giáo dục cơ bản đã triển khai thực hiện. Còn nhiều dự án vướng công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng dẫn đến khó và chậm triển khai theo kế hoạch đề ra, ảnh hưởng nhiều đến số phòng học dự kiến đưa vào sử dụng hằng năm theo kế hoạch. Việc thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội hóa để phát triển hệ thống trường lớp còn hạn chế do chưa có nhiều chính sách ưu đãi và các quy định về điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trường học tại các khu đất có chức năng quy hoạch đất ở.
Máy bay delay 8 giờ, hành khách vạ vật chờ ở sân bay
Chuyến bay VJ 1364 của hãng hàng không Vietjet từ Liên Khương (Đà Lạt) đi Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã trễ 8 tiếng so với giờ khởi hành ban đầu.
Từ nhà di chuyển tới sân bay Liên Khương từ sáng để thực hiện chuyến bay tới TP.HCM, chị B.L.Phương (ngụ đường Trần Phú, TP.Đà Lạt) mỏi mòn chờ tới hơn 19 giờ vẫn chưa được bay.
Hành khách vạ vật chờ đợi 8 giờ đồng hồ tại sân bay Liên Khương. Ảnh CTV
Theo chị Phương, chị mua vé của hãng hàng không Vietjet chặng Đà Lạt - TP.HCM chuyến 12 giờ 30 phút hôm nay (29.4). Ra tới sân bay làm thủ tục từ 11 giờ 30 phút, chị cùng nhiều hành khách khác được lên máy bay đúng giờ khởi hành.
Sau khi hành khách đã ổn định vị trí, đột nhiên phi hành đoàn báo có sự cố nên di chuyển toàn bộ hành khách xuống khỏi máy bay, yêu cầu xếp hàng dưới nhà chờ để làm thủ tục lại. Lúc này bảng thông tin điện tử hiện thị chuyến bay đổi giờ khởi hành tới 16 giờ 40 phút. Mỗi hành khách được hãng phát cho 1 chai nước và 1 bánh hamburger trong thời gian chờ đợi.
Đáng nói, sau đó hãng này phát lại boading pass cho hành khách, hiển thị chuyến bay khởi hành lúc 19 giờ. Tới khoảng 18 giờ 30 phút, hãng tiếp tục thông báo chuyến bay delay tới 19 giờ 50 phút.
"Đến giờ này vẫn chưa biết thế nào, chưa thấy ai kêu lên máy bay. Tôi có hẹn luật sư để giải quyết công việc lúc 15 giờ 30, vì máy bay delay mà phải hủy, mất công mất việc. Giờ không muốn bay nữa, hỏi hãng có được hoàn tiền không thì được trả lời là không hoàn tiền. May mà đi một mình công tác chứ mà dẫn theo con nhỏ đi chơi phải vạ vật chờ đợi thế này thì khốn khổ" - chị Phương bức xúc.
Đại diện hãng hàng không Vietjet cho biết do tình hình thời tiết xấu diễn ra từ chiều tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nên rất nhiều chuyến bay của hãng bị ảnh hưởng dây chuyền. Hãng đang tiếp tục theo dõi và sẽ sớm có phản hồi tới hành khách.
Hôm nay 29.4, ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30.4, mưa dông cùng gió giật mạnh được dự báo khiến một số chuyến bay khó hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Máy bay tắc trên trời, Tân Sơn Nhất ùn ứ mặt đất
Cảng hàng không Tân Sơn Nhất dự kiến đón 672 chuyến bay với 105.000 khách. Trong đó, Vietjet là hãng hàng không khai thác nhiều nhất với 109 chuyến bay, hơn 23.600 khách. Vietnam Airlines 93 chuyến bay, hơn 18.600 khách. Bamboo Airways khai thác 30 chuyến bay, hơn 5.000 khách. Pacific Airlines 21 chuyến, gần 3.800 khách. Hãng hàng không Vietravel Airlines khai thác 4 chuyến với 848 khách.
TP.HCM: Bị nhắc nhở, người bán hàng rong đốt xe lôi tự chế Phát hiện người đàn ông chạy xe máy lôi tự chế bán hàng rong trên cầu, lực lượng chức năng đến nhắc nhở thì người này không hợp tác, tự đốt xe. Ngày 28.4, lực lượng chức năng P.Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) cho biết đang lập hồ sơ, xử lý với người đàn ông bán hàng rong sau khi người này đốt xe...