Cần Giờ sẵn sàng về đích nông thôn mới
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có chuyến công tác kiểm tra tiến độ thực hiện nông thôn mới (NTM) tại huyện Cần Giờ, nhất là xây dựng cơ sở giáo dục, để đốc thúc huyện này về đích NTM vào cuối năm nay.
Theo Văn phòng Điều phối NTM thành phố, hiện huyện Cần Giờ đã sẵn sàng về đích huyện NTM khi 9/9 tiêu chí cơ bản đã hoàn thành. 6/6 xã xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Cơ sở giáo dục đáng mơ ước
Trong chuyến kiểm tra này, ông Lê Thanh Liêm đã chọn đến thăm Trường THPT Cần Thạnh, một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia vừa đưa vào khai giảng trong năm học 2020-2021. Ông Liêm đánh giá khá cao sự hoàn thiện của ngôi trường, cũng như trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
Nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ. Ảnh: T.Đ
Video đang HOT
Ông Lê Thanh Liêm đánh giá cao nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân Cần Giờ thực hiện xây dựng NTM trong những năm qua. Ông Liêm đề nghị huyện Cần Giờ cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM trình thành phố vào cuối tháng 10 này.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh Lương Văn Minh, ngôi trường có diện tích 25.000m2 này được hoàn thành nâng cấp với vốn đầu tư là 154 tỷ đồng. Hiện trường có 24 phòng học và chức năng. Ngoài ngôi trường này, Cần Giờ còn nâng cấp đưa vào khai thác thêm 2 trường THPT nữa cũng đạt chuẩn quốc gia là Bình Khánh và An Nghĩa.
Trước đó, Đoàn thẩm tra mức độ đạt tiêu chí tại các huyện xây dựng NTM thành phố tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện tiêu chí huyện NTM Cần Giờ. Theo đó, Sở GDĐT đánh giá, Cần Giờ chưa đạt nội dung tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Nguyên nhân, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 3 trường THPT thì cả 3 đều không đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, sau khi nhận được đánh giá thẩm định của Sở GDĐT, UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, Phòng GDĐT phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu 3 trường THPT nói trên khẩn trương hoàn thiện các hạng mục dự án và bổ sung cơ sở vật chất theo kiến nghị của đoàn đánh giá.
Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM Thái Quốc Dân cho biết, hiện thành phố có 4 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, thì Cần Giờ có 3 trường.
Sẵn sàng về đích
Theo UBND huyện Cần Giờ, trong 10 năm qua, thành phố đã phân bổ kinh phí cho huyện hơn 739.500 triệu đồng. Huyện đã triển khai đầu tư 464 công trình hạ tầng kinh tế – xã hội theo đề án xây dựng NTM các xã. Trong đó, có 267 công trình giao thông, 108 công trình thủy lợi, 54 công trình văn hóa, 27 công trình giáo dục – y tế, 4 công trình nhà ở dân cư, 2 công trình điện.
Hiện, hệ thống đường giao thông do huyện quản lý được duy tu, sửa chữa, đồng thời thực hiện đảm bảo an toàn cho nhân dân khi tham gia giao thông; đáp ứng nhu cầu giao thông, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện. Cụ thể, có 5.635km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bêtông hóa; 1.048km đường trục ấp, liên ấp được cứng hóa; 10.549km đường hẻm tổ, tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa, 61,64km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
Huyện cũng đầu tư xây dựng 25 công trình trường học. Đến nay, toàn huyện có 38 trường học các cấp với 3 trường THPT, 7 trường THCS, 1 THCS-THPT, 16 trường tiểu học, 11 trường mầm non. Trong đó, có 37 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 27 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp độ (9 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 6 trường THCS).
Huyện đã triển khai thực hiện “Đề án phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân” và “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 – 2020″; kế hoạch phát triển mỗi xã một sản phẩm chủ lực; phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các loại hình du lịch; đồng thời giải quyết việc làm cho lao động, giúp cho người lao động nâng cao tay nghề, tiếp cận việc làm, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập người dân.
Đến cuối năm 2019, thu nhập của người dân Cần Giờ đạt hơn 58 triệu đồng/người/năm, tăng 3,9 lần so với năm 2010.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, tiểu khu ở Đảng bộ huyện Nga Sơn
Đảng bộ huyện Nga Sơn hiện có 8.438 đảng viên thuộc 45 tổ chức cơ sở đảng (24 đảng bộ xã, thị trấn; 11 đảng bộ và 10 chi bộ cơ quan, ngành), trong đó có 168 chi bộ nông thôn/365 chi bộ trực thuộc.
Từ sự chăm lo của đảng bộ các cấp, nhận thức của các cán bộ, đảng viên, các chi bộ ngày càng phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động là hạt nhân chính trị của cơ sở, là cầu nối gần nhất triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Lãnh đạo xã Nga Thành thăm mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của gia đình anh Nguyễn Văn Điền, thôn Bắc Trung.
Buổi sinh hoạt định kỳ của chi bộ thôn 3, xã Nga Liên (Nga Sơn) đầu tháng 9-2020 trở nên sôi nổi hơn khi đảng viên trong chi bộ thảo luận, đề ra các giải pháp hoặc kiến nghị cấp trên giải quyết các vấn đề mà đảng viên và Nhân dân quan tâm như: Thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng thôn trở thành thôn điểm nông thôn mới (NTM) nâng cao của xã... Phát huy vai trò lãnh đạo của chi ủy, tinh thần sinh hoạt dân chủ, đoàn kết của đảng viên, chi bộ đã nhanh chóng đề ra các giải pháp thực hiện với sự thống nhất cao. Anh Vũ Đình Giang, bí thư chi bộ thôn 3, cho biết: Trên cơ sở hướng dẫn của đảng ủy xã và tình hình thực tế của địa phương, chi bộ lựa chọn các vấn đề trọng tâm, sát với thực tế ở cơ sở để tập trung thảo luận, bàn các giải pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, các kỳ sinh hoạt của chi bộ trở nên hấp dẫn hơn, không còn hình thức, đơn điệu, đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, Nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục nâng cao các tiêu chí NTM. Năm 2019, chi bộ thôn 3 không có đảng viên yếu kém, vi phạm Điều lệ Đảng, nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Theo đồng chí Tống Thanh Minh, Bí thư Đảng ủy xã Nga Liên thì hoạt động hiệu quả của các chi bộ thôn đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Năm 2017, xã Nga Liên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các chi bộ đảng thôn, tiểu khu, Ban Thường vụ Huyện ủy Nga Sơn đã ban hành Nghị quyết số 04 về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới"; Chỉ thị số 13 về "Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn cảm tình Đảng và kết nạp đảng viên". Do làm tốt công tác quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát nên đến nay việc sinh hoạt định kỳ của các chi bộ thôn, phố trên địa bàn huyện đã đi vào nền nếp; nội dung sinh hoạt có nhiều đổi mới, gắn với thực tiễn tại cơ sở; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Đồng chí Hàn Duy Điều, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nga Sơn, cho biết: Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chất lượng sinh hoạt, vai trò của chi bộ thôn, tiểu khu ngày càng nâng cao. Các chi bộ đã phát huy được vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, khu dân cư. Kinh tế của huyện ổn định và có bước phát triển; công tác xây dựng NTM được đẩy nhanh tiến độ, đến tháng 7-2020 Nga Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Hiện 2 xã: Nga Trường, Nga An đang hoàn thiện hồ sơ, đề nghị tỉnh thẩm định công nhận xã NTM nâng cao; bình quân toàn huyện đạt 7,95 tiêu chí xã NTM nâng cao.
Theo đồng chí Trần Ngọc Quyết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nga Sơn, để tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của chi bộ thôn, tiểu khu, khắc phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, các tổ chức đảng thôn, tiểu khu cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng đổi mới công tác quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo hướng thiết thực, phù hợp với từng đối tượng; coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, sát với yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Làm tốt công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; kịp thời phát hiện, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc được cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, đặc biệt coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, gần dân, sát dân để mỗi tổ chức cơ sở đảng thực sự là "cầu nối" giữa Đảng với quần chúng Nhân dân.
Hoàn thành mở rộng trục đường liên quận ở TP.HCM Sau 3 năm thi công, đường Tô Ký kết nối nhiều quận, huyện khu vực cửa ngõ tây bắc TP.HCM được mở rộng gấp 3 lần. Sáng 3/10, đường Tô Ký - trục đường huyết mạch kết nối quận 12, Hóc Môn, Củ Chi và huyện Bình Chánh - đã hoàn thành nâng cấp mở rộng sau 3 năm thực hiện. Lễ khánh...