Cận Giáng sinh, cướp biển hoành hành quanh eo biển Singapore
Chỉ trong 4 ngày mà vùng eo biển Singapore đã xảy ra 5 vụ cướp biển tấn công, trong đó riêng ngày 23-12 đã có 2 tàu bị cướp biển liên tiếp “hỏi thăm”.
Gia tăng nạn cướp biển tại eo biển Singapore dịp Giáng sinh (Ảnh minh họa)
Hai vụ tấn công mới nhất xảy ra ngay sau nửa đêm 23-12, và cách nhau 2 giờ đồng hồ liên quan đến một tàu chở hàng và một tàu chở dầu. Những tên cướp biển đã trói các thành viên thủy thủ đoàn khi chúng cướp tàu, nhưng cuối cùng đành phải bỏ đi khi chuông báo động vang lên.
Trung tâm chia sẻ thông tin thuộc Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền châu Á (ReCAAP) trước đó cũng đã đưa ra cảnh báo, sau khi xảy ra 3 sự cố ở eo biển Singapore hôm 20-12.
Sự cố xảy ra với 3 tàu này, gồm 2 tàu chở hàng và 1 tàu chở dầu gần như liên tiếp và địa điểm liền kề nên giới chức nghi ngờ có thể do cùng 1 nhóm đối tượng gây ra.
Video đang HOT
Thống kê từ đầu năm cho thấy, đã xảy ra 29 vụ cướp biển tấn công xảy ra ở eo biển Singapore trong năm 2019.
Trong tuyên bố của mình, Trung tâm chia sẻ thông tin ReCAAP khuyến cáo tất cả các tàu thuyền đi lại vùng biển này nên tăng cường cảnh giác, áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung và báo cáo tất cả các sự cố ngay lập tức cho quốc gia ven biển gần nhất.
Trung tâm này cũng đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia duyên hải tăng cường giám sát, tuần tra và hợp tác để ứng phó kịp thời với các sự cố.
Theo anninhthudo.vn
Việt Nam và các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương diễn tập SEACAT 2019 tại Singapore
Cuộc diễn tập thường niên năm nay có sự tham dự của 11 nước, con số kỷ lục kể từ khi SEACAT được tổ chức lần đầu vào năm 2002.
Theo DVIDS, cuộc diễn tập hàng hải Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) vừa khai mạc tại Singapore ngày 19/8 với sự tham gia của Mỹ và 10 quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mục tiêu của cuộc diễn tập SEACAT là tập hợp các quốc gia đối tác trong khu vực, tham gia vào khóa đào tạo "thế giới thực, thời gian thực" được thiết kế để tăng cường khả năng giao tiếp, phối hợp, chống buôn lậu và cướp biển.
Một hoạt động trong khuôn khổ SEACAT 2018.
Bài tập nhấn mạnh các kịch bản huấn luyện thực tế trong đó những người tham gia sẽ thực hành xác định, theo dõi và lên tàu với các tàu tham gia tập trận.
" SEACAT nhằm đảm bảo an ninh hàng hải khu vực ở mức độ tốt nhất. Lần này, số quốc gia tham dự đông nhất từ trước đến nay, cùng nhau chia sẻ các thách thức và khả năng thực hành tốt nhất. Không có nơi nào tốt hơn để tăng cường khả năng nhận biết, chia sẻ và phản ứng hơn là cùng nhau phối hợp trên biển", Chuẩn đô đốc Joey Tynch, chỉ huy lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ (Task Force 73) cho biết.
SEACAT thúc đẩy các cam kết chung cho quan hệ đối tác hàng hải, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á. Các quốc gia tham gia bao gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Một trung tâm hoạt động hàng hải ở Singapore đóng vai trò là trung tâm tập trung để điều phối và chia sẻ thông tin trong việc theo các tàu trong suốt cuộc tập trận. Các sĩ quan liên lạc sẽ nhận báo cáo mô phỏng về các tàu tình nghi ở eo biển Singapore và Malacca, Biển Andaman hoặc Biển Đông.
Năm nay có 14 tàu và hơn 400 nhân sự tham gia diễn tập. Các đơn vị Hải quân Mỹ bao gồm các nhân viên của Phi đội Khu trục 7; Máy bay P-8 Poseidon được giao cho Lực lượng đặc nhiệm 72 và nhân viên của Lực lượng đặc nhiệm 73.
SEACAT, bắt đầu vào năm 2002 dưới tên gọi "Hợp tác chống khủng bố ở Đông Nam Á", đã được đổi tên vào năm 2012 để mở rộng phạm vi huấn luyện giữa hải quân khu vực và bảo vệ bờ biển.
(Nguồn: DVIDS)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Iran "nổi đóa" vì bị Mỹ tố tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman Ngoại trưởng Iran giận dữ tuyên bố các cáo buộc của Mỹ về vụ tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman là một phần của chiến lược "ngoại giao phá hoại". Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng tố cáo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Nhóm B của ông Bolton là những người đứng sau chiến...