Cần giải pháp tích cực để hạn chế thiệt hại do bão lũ
Nhiều cử tri đề nghị làm rõ nguyên nhân xuất phát từ con người như: tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn; khai thác gỗ, cát, khoáng sản trái phép
Sáng 21-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện An Lão để thông báo kết quả kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV cũng như lắng nghe, giải đáp các kiến nghị của cử tri. Cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tiếp xúc cử tri các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.
Xây dựng lực lượng tinh nhuệ bảo vệ chủ quyền
Tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện An Lão nhất trí cao với những đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại tại kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV. Đặc biệt, trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn, phần trả lời của Thủ tướng rất rõ ràng, đầy đủ, chân thành và đầy trách nhiệm. Cử tri huyện An Lão cũng chia sẻ với Đảng, nhà nước trong bối cảnh năm 2020, tình hình thiên tai liên tục xảy ra tại nước ta như hạn mặn, triều cường tại miền Nam, đặc biệt là bão chồng bão, lũ chồng lũ tại miền Trung… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân cả nước, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ, đất nước vẫn giữ vững ổn định chính trị – xã hội, thực hiện “mục tiêu kép” thành công, ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch Covid-19, kinh tế tăng trưởng dương, an sinh xã hội được giữ vững, vị thế được nâng cao, nhiều cơ chế, chính sách được hoàn thiện.
Về bão lũ gây thiệt hại nặng nề vừa qua ở miền Trung, cử tri đề nghị Chính phủ đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân và có giải pháp tích cực để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất khi bão lũ xảy ra (như trồng và bảo vệ rừng, đầu tư làm nhà tránh lũ, khảo sát, cảnh báo sạt lở kịp thời…). Đồng thời, làm rõ nguyên nhân xuất phát từ con người như tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn; khai thác gỗ, cát, khoáng sản trái phép vẫn xảy ra ở một số địa phương. Ngoài ra, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm, tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị, các điều kiện hoạt động cho ngư dân; xây dựng lực lượng quân đội theo hướng tinh nhuệ, hiện đại, nhất là đầu tư cho các lực lượng như hải quân, phòng không – không quân, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư… để ngư dân và lực lượng chấp pháp trên biển đủ điều kiện và khả năng tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biển đảo, đất nước…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, trao đổi với cử tri huyện An Lão, TP Hải PhòngẢnh: Trọng Đức
“Cùng với thiên tai còn có nhân tai”
Video đang HOT
Trao đổi với cử tri huyện An Lão, Thủ tướng thông báo kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước.
Thủ tướng thông tin một số tình hình, kết quả nổi bật của đất nước trong bối cảnh năm 2020 có muôn vàn khó khăn, thách thức; sự ổn định, phát triển của đất nước trong năm 2020 là thành công quan trọng, là nền tảng để trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao hơn. “Chúng ta không có ước mơ nào khác hơn là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Chúng ta đã thực hiện điều đó trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh khó khăn năm 2020 này” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Về băn khoăn nguyên nhân từ con người gây ra các thảm họa thiên tai, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng “cùng với thiên tai còn có nhân tai”, có tác động của con người đến tự nhiên. Hiện tượng lũ lụt vừa qua có nguyên nhân trực tiếp là mưa bão với tần suất lớn, kéo dài liên tục nhiều ngày, trên địa hình dốc đứng như ở miền Trung nhưng cũng cần xem xét trách nhiệm, tác động của con người trong vấn đề này. Phải tiếp tục phát triển rừng ở mỗi vùng miền của Tổ quốc, nhất là những vùng hứng chịu nhiều thiên tai thì càng phải chú ý đến môi trường tự nhiên. Cho rằng việc sạt lở ở các dòng sông có trách nhiệm của hành vi khai thác cát trái phép, Thủ tướng cho rằng tình trạng khai thác gỗ, cát, rừng trái phép… phải tiếp tục được chấn chỉnh, xử lý.
Giải đáp mong muốn của cử tri về cơ chế cho Hải Phòng phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Bộ Chính trị đã thảo luận và có nghị quyết mới (Nghị quyết số 45) về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sẽ xem xét, ban hành các cơ chế “thấu tình đạt lý”, cân đối các mặt của nước ta và nghiên cứu các đặc điểm riêng của TP Hải Phòng.
Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tại tỉnh Yên Bái, cử tri đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nguồn nhân lực cho vùng cao, nhất là cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; QH, Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số… Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái quan tâm đến phát triển kinh tế – xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân tiến tới Đại hội ĐB toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri sáng nay 14-10 đã nêu một số vấn đề xử lý còn chậm chạp ở Hà Nội như ô nhiễm sông Tô Lịch, bãi rác Nam Sơn hay xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực.
Ngày 14-10, thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ.
Tại hội nghị, các cử tri đánh giá cao quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Bên cạnh đó, các vấn đề về phòng, chống tham nhũng cũng được các cử tri nêu ra tại buổi tiếp xúc. Các cử tri nhấn mạnh, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, không có vùng cấm.
Cử tri Phạm Văn Tá (quận Tây Hồ) nêu các bất cập về ô nhiễm môi trường sông, hồ; vấn đề ùn ứ rác thải trong nội thành khi bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) vấp phải sự phản ứng của người dân địa phương. Cử tri mong muốn TP sớm có các giải pháp để xử lý triệt để những tồn tại này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri ngày 14-10
Ngoài ra, vấn đề về xây dựng, khai thác và tận dụng tiềm năng của sông Hồng, vùng ven sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cũng được cử tri đặc biệt quan tâm và gửi kiến nghị đến Đoàn Đại biểu Quốc hội. Cử tri 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ cũng dành sự quan tâm đến vấn đề nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Đại diện UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Chu Ngoc Anh đã phát biểu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các cử tri. Theo ông Chu Ngọc Anh, các vấn đề cử tri nêu đều rất sát sườn với TP Hà Nội, gắn với nhiều vấn đề lớn của Thủ đô.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh sẽ ghi nhận đầy đủ các vấn đề để đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Người đứng đầu UBND TP cũng đã báo cáo với cử tri về kết quả Đại hội Đảng bộ TP vừa tổ chức thành công, trong đó công tác nhân sự đã đặc biệt được chú trọng, trẻ hóa cán bộ, đảm bảo tính kế thừa.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các cử tri, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cử tri đã phản ánh nhiều nội dung mới, ngắn gọn, súc tích, chân thành và rất trách nhiệm để xây dựng Thủ đô, xây dựng đất nước. "Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cử tri" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.
Nhắc lại truyền thống anh hùng, bề dày lịch sử của Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội phải cố gắng, nỗ lực để xứng đáng với vị thế đó. "Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại của cả nước. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, không có TP nào có lịch sử ngàn năm văn hiến như Hà Nội"- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý Hà Nội phải là tiêu biểu cho cả nước, để các địa phương khác học tập, để thế giới trông vào. Để thực hiện được điều này, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô là rất lớn.
Trước trách nhiệm nặng nề đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng phải thông cảm, chia sẻ với Hà Nội. Bởi làm công tác quản lý tại Hà Nội rất khó, đặc biệt là các vấn đề về đô thị, dân cư. Nhắc đến sông Tô Lịch, Tổng Bí thư đánh giá sau nhiều năm vẫn đen ngòm, bãi rác Nam Sơn vẫn còn bất cập, một số công việc giải quyết còn chậm chạp.
Đi sâu vào một số công việc ở Hà Nội xử lý còn chậm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng do còn có nhiều ý kiến khác nhau, khó thống nhất, kết luận nên việc giải quyết gặp khó. Chính vì vậy, phải chia sẻ với Hà Nội những vấn đề này. "Số 8B Lê Trực để cho xây quá tầng, nói phạt đi nhưng mãi chẳng phạt được. Rồi công tác giải phóng mặt bằng, ông nào cũng cậy quyền cậy thế" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.
Với những vấn đề vừa nêu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng làm cán bộ Hà Nội phải có bản lĩnh, trí tuệ, phương pháp và đặc biệt là đoàn kết, huy động được sức dân, dân đoàn kết ủng hộ thì mới làm được. Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đề nghị Hà Nội cần cố gắng hơn nữa, đặc biệt trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị, các vấn đề được người dân quan tâm như xử lý sông Tô Lịch; vấn đề quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị; cải tạo, khai thác tiềm năng ven sông Hồng...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phải làm tròn trách nhiệm của mình, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô cũng như cả nước.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải có nền, và đó chính là nhân dân, là cử tri. Tổng Bí thư mong muốn nhân dân Thủ đô cùng góp sức để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP vừa đề ra.
"Tôi nhấn mạnh, đã nói là phải làm, đã đề ra là phải thực hiện và thực hiện một cách tốt đẹp để xứng đáng là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia, là trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại. Nhất là nội bộ chúng ta phải đoàn kết thật tốt, tất cả là một khối" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Đồng chí Bùi Thanh Nhân tái đắc cử Bí thư Thành ủy TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa tổ chức phiên bế mạc và ra mắt ban Chấp hành Đảng bộ gồm 41 người, Ban Thường vụ 13 người. Đồng chí Bùi Thanh Nhân (46 tuổi), Tỉnh ủy viên tái đắc cử Bí thư Thành ủy Dĩ An, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng...