Cần gấp một tấm chồng – Phần 3: Sự trở về không mong muốn
Sau tiếng gõ cửa, bó hoa được gửi mọi ngày đã xuất hiện trước mặt Trang cùng người tặng. Cô rời khỏi ghế, đón lấy bó hoa. Nụ cười bỗng tắt lịm, đứng trước mặt cô là Vũ bằng xương bằng thịt.
Cuối tuần này Trang sẽ về nhà để hít hà cái không khí trong lành không vướng lo âu. Cô muốn tìm lại bình yên trong vòng tay gia đình. Mẹ Trang báo nhà hôm nay có khách nên cô ghé qua chợ mua chút đồ tươi. Đã lâu Trang không tự tay nấu bữa cơm cho bố mẹ.
Vừa vào đến sân, hình ảnh trước mắt làm Trang không thể tin nổi. Sơn với chiếc quần bò rách xắn gấu cùng áo phông lem nhem đất đang cười toe toét với bố Trang. Hóa ra vị khách mà mẹ cô nói chính là Sơn. Bố Trang niềm nở giới thiệu: “Đúng là trái đất tròn, bố đi đám cưới trên thành phố mà tình cờ quen được anh bạn này đấy. May con báo về bố mới mời được anh đầu bếp bữa cơm”. Nhìn thấy Trang, Sơn lanh chanh ra xách đồ y như mình là chủ nhà vậy. Mặc dù vẫn còn giận nhưng nhìn bộ dạng lếch thếch cùng nụ cười khiêu khích là Trang không giận nổi. Cô chỉ muốn lao vào đánh cho hắn ta một trận cho bõ ghét.
Xong bữa cơm, mẹ gọi Trang vào phòng nói chuyện riêng. Bà bảo ông bà tuy mới được tiếp xúc với Sơn nhưng rất ưng ý. Bà nhấn mạnh: “Thằng Sơn nó hơi cục mịch nhưng thật chất con ạ. Người như nó giờ không còn nhiều đâu. Hai đứa tuổi không còn trẻ, nếu đã yêu thương nhau rồi thì cưới đi”. Nghe mẹ nói mà Trang chỉ muốn lấy chồng quách đi cho xong nợ nhưng khổ nỗi có phải cứ quyết là được đâu.
Ảnh minh họa
Đêm hôm ấy, khi trong nhà mẹ giãi bày nỗi lòng cùng con gái thì ngoài sân hai người đàn ông hàn huyên bên chén nước chè dù là lần đầu gặp mặt. Dường như Trang cảm nhận được sự gắn kết giữa Sơn và bố mẹ còn gần gũi hơn Vũ trước đây. Phải chăng đây là duyên số?
Tuần này Trang nhận được rất nhiều hoa từ một người lạ giấu tên. Không phải Sơn, không hiểu có anh chàng nào mà còn hứng thú với gái già như cô lại chơi trò ú òa này chứ. Trang chỉ cảm nhận được người tặng hoa này đã biết cô từ trước nhưng kệ. Cô chẳng mảy may quan tâm vì giờ đây bên cạnh cô đã có niềm vui trọn vẹn rồi.
Như đã hẹn trước, sau giờ làm Sơn qua đón Trang đi xem phim. Hôm nay công ty hơi nhiều việc nên Trang về muộn hơn dự tính. Sợ ảnh hưởng công việc của cô nên Sơn chỉ dám ngồi sảnh đợi. Ai ngờ, chỉ cách mấy tầng, người anh yêu đang phải tiếp một vị khách không mời mà đến.
Video đang HOT
Sau tiếng gõ cửa, bó hoa được gửi mọi ngày đã xuất hiện trước mặt Trang cùng người tặng. Cô rời khỏi ghế, đón lấy bó hoa. Nụ cười bỗng tắt lịm, đứng trước mặt cô là Vũ bằng xương bằng thịt.
Vũ nhìn Trang, cái nhìn như xoáy sâu vào tâm can. Anh cất lời: “Em vẫn khỏe chứ?”. Giữ mình thật bình tĩnh, Trang đặt bó hoa xuống bàn lạnh lùng trả lời: “Cám ơn, nhờ phúc của anh tôi khỏe, vẫn sống rất tốt”. Vũ lại gần hơn, muốn nắm lấy bàn tay Trang nhưng do dự. Phải chăng sự trở về này của anh là để chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ.
Ảnh minh họa
Vũ nặng nề thốt ra từng chữ: “Anh xin lỗi!”. Trang sắp lại chỗ giấy tờ trên bàn, nhếch mép: “Nếu không có việc gì, mời anh ra cho. Tôi bận”. Vũ kiên nhẫn trụ vững đôi chân, anh cất lời: “Anh biết có nói thế nào cũng không hết những lỗi lầm của anh và những tổn thương em phải chịu suốt thời gian qua nhưng xin em… Anh đã về đây rồi. Hãy cho anh được giải thích, hãy cho anh cơ hội”.
Trang vô cùng tức tối, những chuyện từ 7 năm trước trở lại trong đầu cô, ngùn ngụt lửa căm giận. Trang đáp lại giọng đầy oán hận: “Anh nói thế mà không biết hổ thẹn à? Thời gian qua là bao lâu? Anh lấy đi tuổi thanh xuân của tôi, để tôi chờ đợi suốt 7 năm rồi bây giờ anh về xin lỗi là xong à? Anh biết 7 năm qua mọi thứ đã thay đổi thế nào không? Tôi không thừa bao dung”.
Vũ giải thích mặc Trang quay lưng cố giấu những giọt nước mắt chực tuôn rơi: “Không, anh không hề thay đổi, tình cảm của anh dành cho em vẫn nguyên vẹn. Ngày ấy hoàn ảnh ép buộc anh mới phải làm thế. Thời gian qua anh chỉ biết đến công việc, giờ anh có sự nghiệp rồi, anh có thể đường hoàng mang lại hạnh phúc cho em”.
Trang nhìn Vũ với đôi mắt chưa vơi oán giận, cô hét lên trong đau khổ dội về: “Anh không thay đổi à? 7 năm anh vẫn không thay đổi đúng không? Nhưng tôi thì đã thay đổi rồi. Anh nhìn đi, tôi đã không còn trẻ trung so với cái ngày 25 nữa. Mặt tôi đã có nếp nhăn, mắt cũng hằn vết chân chim. Tuổi xuân của tôi đã cạn kiệt rồi. Anh đi đi”.
Vũ bất lực bước đi còn mình Trang trong căn phòng tối. Đêm nay cô sẽ gặm nhấm nỗi đau một mình, chỉ lần cuối này nữa thôi.
(Còn tiếp)
Theo Afamily
Chấp nhận sự khác biệt
Hành trình hôn nhân, dù bất cứ lý do gì, khi gãy đổ, đều tạo ra những vết thương khủng khiếp. Nếu bảo rằng họ "ổn", hãy tin rằng, họ nói thế để an ủi bản thân, để tỏ ra mạnh mẽ, để làm yên lòng người khác.
Anh lột mắt kính, đưa tay dụi đôi mắt nặng trĩu. Mái tóc nhiều sợi bạc rủ xuống trán lòa xòa. Tiếng anh như cái thở hắt: "Có lẽ do anh không biết làm cha". Tôi chưa từng nghĩ có một ngày nào đó, như hôm nay, phải nghe những lời như thế này, từ anh.
Vợ anh bỏ đi khi con trai lớn mới vào lớp Hai, con trai nhỏ lên ba tuổi. Chị không chịu nổi cuộc sống làm dâu, thất vọng khi anh không đủ kinh tế theo mong ước của chị. Chị theo chồng mới, định cư bên Úc, cũng đã hơn 10 năm. Ngần ấy thời gian, mỗi đêm, anh chưa bao giờ ngủ được quá năm tiếng. Đi làm về, anh lo cho hai con - từ giặt quần áo đến tắm rửa, vệ sinh, rồi ăn uống. Mới bốn, năm giờ sáng, anh đã phải dậy nấu đồ ăn cho con, rồi đưa đón, kiểm tra việc học hành... Ngần ấy năm là cả chặng đường nhọc nhằn anh đã đi qua.
Nhà anh sát vách nhà mẹ tôi. Mẹ kể, có những khuya giật mình, ngó ra sân, thấy bóng anh bên kia đứng yên lặng như pho tượng, lặng lẽ hút thuốc, đến sáng. Anh dang tay che chắn cho hai đứa con, ấp con vào lòng mình, anh nghĩ như thế là đủ, không cho các con kết nối với mẹ. Anh không bao giờ nói về mẹ chúng khi con hỏi - khi vui, anh im lặng; lúc buồn, anh giận dữ. Các con anh co rúm trong ý nghĩ sai lệch về đàn bà con gái.
Để chấp nhận sự khác biệt của chính mình so với những người xung quanh đã là việc khó. Để mọi người chấp nhận rằng, mình khác biệt lại còn khó khăn hơn bội phần.
Con trai anh lớn lên ít nói, sống khép kín. Cháu vẫn chăm chỉ học hành, không bạn bè nhiều, không chơi bời lêu lổng. Anh vẫn an tâm về con cho đến năm nay, khi con đang học năm thứ hai đại học, vô tình anh biết cháu có tình cảm yêu thương với người bạn trai từ thuở còn học phổ thông - thằng bé hay đến nhà anh, thậm chí ngủ lại với con trai anh. Cháu biết đã bị anh phát hiện, giờ muốn dọn ra ở riêng. Anh chới với: "Lần thứ hai trong đời, hơn lần trước nhiều, anh như thấy đất lở dưới chân".
Hai anh em ngồi lặng lẽ. Tôi không nói, để anh được yên tĩnh. Gần 50 tuổi, cái gì anh cũng đã đi qua. Khi nào lòng anh yên tĩnh hơn, tôi chắc anh sẽ nhớ chuyện nhà mình. Mẹ anh thứ hai, theo cách gọi của người miền Nam, mẹ tôi thứ ba, chúng tôi còn có sáu dì và bốn cậu nữa. Trong số các dì, dì thứ tám, năm nay cũng ngoài 50 tuổi. Các cháu và con tôi vẫn gọi dì là ông Tám.
Dì yêu và sống với một người đàn bà được hơn 20 năm rồi. Hai người chăm chỉ buôn bán, nuôi gà, nuôi heo, làm vườn. Năm ngoái dì còn xây được một ngôi nhà khang trang. Mẹ tôi, dì Hai cùng với bà ngoại, đã từng đi bắt dì về, nhốt trong phòng, đánh mắng, ngọt nhạt, có cả nước mắt. Chắc anh vẫn còn nhớ lúc hai anh em len lén đi mua bánh mì về cho dì, vì sợ dì chết đói. Ngày ấy, ông ngoại tôi thề bỏ đói, thề không nhìn mặt dì, thề không cho dì đặt chân vào nhà...
Ảnh minh họa
Con trai lớn của tôi đang học lớp Mười. Cháu học không giỏi. Có lần, cháu nhìn tôi thật lâu, rồi hỏi: "Nếu như mai mốt con không học đại học hay gì đó mà đi chạy xe ôm chẳng hạn, bà nội là cô giáo, mẹ cũng là cô giáo, nhà mình các dì ai cũng học giỏi, cả em cũng học giỏi hơn con, mẹ sẽ buồn lắm phải không?". Tự nhiên tôi thấy thương con quá. Tôi hiểu được những giằng xé, khát khao, kể cả cảm giác có lỗi của con, trước áp lực sao cho giống, cho bằng người, ít nhất là những người trong họ tộc. Có lẽ con đã cô đơn lắm, mệt mỏi và thất vọng lắm khi phát hiện khả năng mình chỉ có vậy.
Tôi nhớ mình không còn ôm được cậu con trai đã cao hơn mẹ một cái đầu như hồi còn bé, nên chỉ nhìn vào mắt con, vỗ vỗ bàn tay hãy còn múp múp thơ trẻ của con, cố gắng kìm nước mắt: "Con có như thế nào, con vẫn là con của mẹ. Miễn con vui, con sống tốt, con có làm gì mẹ cũng tự hào về con".
Chừng như tôi thoáng thấy ánh mắt rớm nước của con trai mình và có thể mai đây là của con anh. Tôi biết, anh tôi rồi sẽ nói như thế với cháu. Anh đủ yêu thương con để chấp nhận mọi thứ, miễn con mình hạnh phúc, như anh đã từng chấp nhận một quãng đời chòng chành lái chiếc thuyền hôn nhân chỉ bằng một tay. Khi đủ yêu thương không có cái gì là không thể.
Theo Báo Phụ Nữ
Đêm tân hôn, mẹ chồng gõ cửa bảo: 'Đừng để con trai tôi lao động quá sức'. Con dâu chạy ra thì thầm 1 câu làm bà ngượng ngùng tái mặt Tôi là Mai, tốt nghiệp đại học sư phạm với tấm bằng giỏi và đã đi dạy được 3 năm. Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống gắn bó với nghề giáo. Từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ dạy cho cách sống, "là con gái thì phải hiền thảo, nhẫn nhịn, kính trên nhường dưới..." Nhà tôi cách nhà...