Cần gần 130 tỷ đồng để xóa nợ cho 5 trạm thu phí
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét bố trí nguồn kinh phí dự kiến 127,7 tỷ đồng để xử lý nợ của 5 trạm thu phí đường bộ.
5 trạm thu phí cần bố trí vốn để xóa nợ gồm: Trạm Mađrăk (quốc lộ 26), trạm Nhơn Tân (quốc lộ 19), trạm K’Dang (quốc lộ 19), trạm Buôn Hồ (quốc lộ 14) và trạm Bắc Hải Vân.
Từ 1/1/2013, Qũy Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, nhiều trạm thu phí phải ngừng hoạt động (ảnh minh họa: Internet)
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc thực hiện các dự án thu phí hoàn vốn theo văn bản 3170/KTN tại 5 trạm nêu trên do Khu Quản lý đường bộ IV và Khu Quản lý đường bộ V là chủ đầu tư các dự án đã vay vốn để thực hiện dự án và dùng nguồn thu phí để trả nợ ngân hàng.
“Do thời điểm dừng thu phí trước thời hạn theo kế hoạch trả nợ, các Khu Quản lý đường bộ chưa hoàn thành trả nợ theo tiến độ các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Hiện nay, các ngân hàng đã có văn bản đề nghị các Khu Quản lý đường bộ hoàn trả định kỳ nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng đã ký, các ngân hàng sẽ tiến hành tính lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản chậm trả” – Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Tổng cục này cũng cho biết, Theo quyết định của Thủ tướng khi Quỹ Bảo trì đường bộ bắt đầu hoạt động từ 0h ngày 1/1/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức xóa bỏ, dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với 17 trạm thu phí sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, trong đó có 5 trạm thu phí trên.
Video đang HOT
Báo cáo phương án xử lý nợ các dự án 3170, Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Quỹ Bảo trì đường bộ xem xét bố trí vốn trả nợ ngân hàng một lần trong quý 1/2013, tổng số dự kiến nợ phải trả một lần trong quý 1/2013 là 114 tỷ đồng(tính trên cơ sở số nợ gốc và lãi phải trả theo hợp đồng tín dụng, chưa bao gồm các khoản phải trả do bị tính lãi suất nợ quá hạn trên số nợ gốc và lãi tính đến thời điểm trả nợ).
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị được bố trí nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ với số tiền dự kiến 13,6 tỷ đồng để thanh toán phần phát sinh của dự án sửa chữa nên, mặt đường đoạn Km865-Km893 quốc lộ 1 đã hết hạn mức vay theo hợp đồng tín dụng.
Theo Dantri
Gắn "sao" cho xe khách
Mức kinh phí 20 tỉ đồng được đề xuất trong Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ, được xem là mang tính tổng thể và dài hơi, nhằm giải quyết những bức xúc trong ngành vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bàn về chất lượng vận tải hành khách và vấn đề tai nạn giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết, vận tải Việt Nam hiện đang "bung" ra như ngành nông nghiệp thời kỳ khoán ruộng đất, mảnh ruộng được chia nhiều thửa, phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng mạnh ai nấy làm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát, đã và đang để lại những hậu quả xấu cho xã hội. Ông cho rằng việc gắn "sao", phân hạng cho xe khách là giải pháp.
Việc phân hạng, gắn "sao" cho xe khách được xem là giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng và an toàn giao thông
Theo ông Quyền, đổi mới quản lý vận tải đường bộ là một nội dung mang tính tổng thể và dài hơi, song ngay trong năm 2013 và 2014 sẽ xác định những nội dung yếu kém, bức xúc nhất để tập trung giải quyết thật hiệu quả: Tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe tập trung quản lý taxi, bến xe, trạm dừng nghỉ... thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Với việc quản lý vận tải hành khách, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ đối với từng loại hình kinh doanh, gồm: Chất lượng phương tiện lái xe và nhân viên phục vụ hành trình tổ chức, quản lý của đơn vị quyền lợi của hành khách.
"Chúng ta không nên thực hiện cào bằng sự kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị vận tải bởi làm như thế sẽ không thể quản lý được ai. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) nên khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 sao)" - ông Quyền cho hay.
Nhà nhà làm vận tải
Số liệu báo cáo của Tổng cục Đường bộ cho thấy, trong hơn 10 năm qua, số lượng phương tiện kinh doanh đã tăng hơn 10 lần. Cả nước hiện có tới gần 103.000 xe khách và 620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 Hợp tác xã và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể.
Từ năm 2000, số hộ kinh doanh vận tải có bước phát triển nhanh chóng, đến nay chiếm 50% tổng số phương tiện. Theo khảo sát, có tới 60% các đơn vị vận tải khách tuyến cố định và gần 83% đơn vị vận tải khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 đầu xe/mỗi đơn vị.
Lí do gia tăng phương tiện, chủ xe và doanh nghiệp vận tải hành khách, theo ông Trần Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải và Pháp chế (Tổng cục Đường bộ), là vì ngành vận tải nước ta phát triển "nóng". Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng đó cũng là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý phương tiện, lái phụ xe, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được đánh giá là chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn tạo được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém.
Quyền lợi của hành khách sẽ được đảm bảo khi thực hiện Đề án đổi mới quản lý vận tải?
"Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên việc quản lý các điều kiện về an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà xe tham gia vào lĩnh vực này đã làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực làm cho chất lượng không đồng đều, an toàn vận tải không kiểm soát mà các biểu hiện cụ thể là hiện tượng xe "dù", bến "cóc", "cơm tù", chạy vòng vo bắt khách, chở quá tải...gây mất trật tự an toàn giao thông"- ông Bình nhìn nhận.
Cũng theo ông Bình, phần lớn các đơn vị vận tải nhỏ lẻ không thực hiện quản lý mà chỉ núp bóng doanh nghiệp, hợp tác xã dưới dạng đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý thu phí dịch vụ như: thuê xe, mua thương hiệu đồng thời giao việc điều hành cho chủ hoặc lái xe đảm nhận. Mô hình này đang được áp dụng đa số ở các hợp tác xã vận tải...
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thừa nhận công tác quản lý nhà nước, bộ máy, nhân sự quản lý lại yếu kém cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp được sự phát triển.
"Một điều tra của chúng tôi cho thấy có đến 16 Sở Giao thông Vận tải không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản làm trong lĩnh vực quản lý vận tải. Những đối tượng này đều làm trái ngành, trái nghề, đây là một thực trạng dẫn đến sự yếu kém trong quản lý hiện nay" - ông Bình cho biết.
Theo Dantri
12,05 tỷ đồng sửa chữa triệt để sự cố nứt mặt cầu Thăng Long? Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT xin chủ trương sử dụng vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu, thực hiện sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long, với tổng kinh phí ước tính là 12,05 tỷ đồng. Theo Tổng cục đường bộ, đề xuất chủ trương này...