Cần đưa trẻ sơ sinh đi khám ngay khi thấy phân bạc màu như xi măng
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết dấu hiệu dải phân bạc màu như xi măng ngay trong vài ngày đầu sau sinh hay 2-4 tuần sau sinh cần đưa trẻ đi khá sớm.
Một bệnh nhi teo mật bẩm sinh đưa đến viện muộn
Theo TS Nguyễn Phạm Anh Hoa, khi trẻ bị vàng da, có dải phân bạc màu như xi măng từ tuần 2 – 4 sau sinh, thậm chí có một số ít xuất hiện phân bạc màu ngay trong vài ngày đầu khi vừa hết phân su thì rất có thể trẻ bị teo đường mật bẩm sinh.
Đây là là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, được đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật.
Tỉ lệ bệnh này ở châu Á cao hơn các châu khác và trẻ gái mắc nhiều hơn trẻ trai. Còn tại khoa Gan mật, số bệnh nhân teo mật bẩm sinh đang theo dõi và điều trị ngoại trú tại khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương lên tới gần 300 cháu, trung bình tiếp nhận khoảng 40-60 bệnh nhi mỗi năm.
Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật Kasai. Theo TS. Trần Anh Quỳnh, Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BV Nhi TƯ, phẫu thuật sẽ giups dẫn lưu mật xuống ruột, hạn chế sự ứ đọng mật tại các tế bào gan.
Video đang HOT
Giai đoạn vàng của trẻ teo đường mật bẩm sinh gói gọn trong 100 ngày sau sinh, muộn một ngày là trẻ mất đi 1% cơ hội thành công, sau 100 ngày, có thể trẻ đã không còn cơ hội phẫu thuật mà phải chờ ghép gan.
Nếu trẻ teo mật bẩm sinh không được chẩn đoán và phẫu thuật Kasai, 50 – 80% bệnh nhân sẽ tử vong vì xơ gan mật khi 1 tuổi. Tỷ lệ này tăng 90 – 100% lúc 3 tuổi.
Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật Kasai thành công, cuộc chiến đấu với bệnh tật của các bệnh nhân teo mật cũng kéo dài gần như hết cả cuộc đời.
Các con liên tục phải đối mặt với các đợt nhiễm trùng đường mật, rối loạn hấp thu, chậm phát triển thể chất, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và xuất huyết tiêu hóa. Một số trẻ có tình trạng xơ gan không hồi phục và phải trải qua phẫu thuật ghép gan điều trị.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Kết hợp đông tây y trong đẩy lùi bệnh gút
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh với tỷ lệ biến chứng, tử vong cao. Sự phối hợp giữa y học cổ truyền Việt Nam và dùng thuốc hạ axit uric của Pháp các chuyên gia đã tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả bệnh gút.
Ngày 22/11, trong Hội thảo khoa học Pháp - Việt về mô hình quản lý, điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: "Việt Nam đang đối mặt với mô hình bệnh tật kép, các bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng trở thành gánh nặng. Gút là một trong những tiến triển của rối loạn chuyển hóa đang tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng với những biến chứng có nguy cơ tử vong cao, việc phòng và điều trị bệnh còn nhiều khó khăn".
Gút là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, tạo gánh nặng xã hội
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhận định: "Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện đã tăng lên 74 tuổi nhưng chất lượng sống chưa cao vì người lớn tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Những người mắc bệnh gút ở nước ngoài thường được điều trị sớm, chăm sóc tốt nên ít diễn tiến nặng nhưng tại Việt Nam biến chứng gút đang gây tàn phế, tử vong cho người bệnh vì cộng đồng hiểu chưa đúng về gút, chuyên môn điều trị chưa trúng".
Phân tích của GS Thomas Bardin, Trường Đại học Paris Diderot của Pháp, chỉ ra: "Gút là là bệnh mạn tính do những tinh thể muối urat lắng đọng từ tăng axit uric không triệu chứng. Tinh thể muối urat đọng lại ở các khớp, tạo nên những đau đớn khủng khiếp cho người bệnh, đồng thời hủy hoại các khớp, tình trạng này nếu không điều trị sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Bệnh gút ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng".
Việc điều trị bệnh gút trên thế giới hiện chỉ tập trung vào phần ngọn với nỗ lực đẩy lùi những cơn đau cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị gút chưa tập trung xử lý cốt lõi gây ra bệnh là sự tăng cao nồng độ axit uric trong máu. Chính việc điều trị không mang lại kết quả khả quan nên người bệnh thường bỏ ngang liệu trình khiến cơ hội đẩy lùi bệnh càng trở nên thấp hơn.
Theo nhận định của GS Thomas, tại Việt Nam có rất nhiều bệnh nhân gút không điều trị dẫn tới những biến chứng trầm trọng, nhiều bệnh nhân bị phá hủy khớp, mất khả năng vận động. Một nhóm bệnh nhân bị lệ thuộc corticoid gây biến chứng suy tuyến thượng thận. Người bệnh không chỉ bị thiệt hại rất lớn cho việc điều trị mà còn mất khả năng lao động, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Sự hợp tác y tế Pháp - Việt đang mở ra cánh cửa giúp bệnh nhân gút điều trị hiệu quả
"Khi đến Việt Nam chúng tôi khá bất ngờ với phương pháp điều trị y học cổ truyền bằng thảo dược giúp kháng viêm giảm đau rất hiệu quả trên bệnh nhân gút. Tuy nhiên, phương pháp này không hạ được nồng độ axit uric trong máu của người bệnh nên chưa giải quyết được triệt để tác nhân chính gây bệnh. Chúng tôi quyết định phối hợp cùng Viện Gút tại TPHCM triển khai nghiên cứu tìm giải pháp điều trị trên cơ sở phối hợp giữa phương pháp điều trị y học cổ truyền của Việt Nam và y học hiện đại của Pháp qua việc sử dụng thảo dược kết hợp thuốc hạ axi uric cho người bệnh", GS Thomas chia sẻ.
Nghiên cứu trên đã được công bố tại Hội nghị thường niên Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Hội Thấp khớp học Pháp vào tháng 11 và tháng 12/2017. Theo đó, kết quả điều trị trên 100 bệnh nhân (độ tuổi trung bình là 47, thời gian mắc bệnh hơn 10 năm, có bệnh lý mạn tính đi kèm, bệnh đã biến chứng) sau 1 năm kết hợp y học cổ truyền của Việt Nam và y học hiện đại của Pháp người bệnh không còn phải dùng thuốc kháng viêm, giảm đau. Mặt khác, vị trí những khớp bị thoái hóa của bệnh nhân được phục hồi, cải thiện khả năng vận động, các cục tophi do gút giảm dần kích thước... chất lượng sống của người bệnh cải thiện.
GS Thomas đánh giá: "Đây là giải pháp điều trị rất tốt bởi các thử nghiệm thuốc mới điều trị gút thường phải mất 4 - 5 năm mới đạt được kết quả này. Sau thành công của nghiên cứu trên các chuyên gia Pháp - Việt dự kiến sẽ hoàn thiện liệu trình điều trị cho người bệnh để lập phác đồ điều trị cho bệnh nhân gút".
Bày tỏ vui mừng trước thành công từ hợp tác điều trị trên, PGS Lương Ngọc Khuê kỳ vọng với sự giúp sức của các chuyên gia đầu ngành thế giới đến từ Pháp ngành y tế Việt Nam sẽ tạo bước ngoặt để đẩy lùi bệnh gút, giảm gánh nặng bệnh tật do gút gây ra, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cháu bị teo mật bẩm sinh, bà nuốt nước mắt hiến gan cứu sống cháu 13 năm thường xuyên đưa cháu đi điều trị bệnh là ngần ấy thời gian cụ bà Trần Kim Khánh (70 tuổi, Long Biên, Hà Nội) nuốt nước mắt vào trong. Ảnh minh họa Teo mật bẩm sinh ở trẻ em được coi là căn bệnh hiếm gặp. Theo con số thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 1/8000 - 1/14000. Tỷ lệ...