Cần đưa bằng chứng vi phạm của TQ trên Biển Đông ra cộng đồng quốc tế

Theo dõi VGT trên

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Cần đưa bằng chứng vi phạm của TQ trên Biển Đông ra cộng đồng quốc tế - Hình 1

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ – Ảnh: PLO

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho biết, tuyệt đối không tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục áp dụng kế sách tạo ra tình huống buộc chúng ta phải chấp nhận “chuyên đã rồi”, tiến tới mục tiêu ngắn hạn là “giữ nguyên hiện trạng”, vì “đại cục”.

Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông

Ông Trần Công Trục cho biết, Biển Đông là một vùng biển tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra những tranh chấp rất phức tạp.

Trong bối cảnh Trung Quốc, bằng mọi thủ đoạn, đang triển khai một cách mạnh mẽ chủ trương chiến lược độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông làm bàn đạp để chiếm đoạt ngôi vị siêu cường của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế, Trung Quốc đã vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông ở trong các vùng biển và thềm lục địa được xác lập theo quy định của UNCLO1982.

TS Trần Công Trục cho hay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp như trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

“Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, cho thấy lập trường kiên định của Việt Nam về tính chất nghiêm trọng và kéo dài này”, ông Trục nhấn mạnh.

Trung Quốc xem bãi Tư Chính thuộc Nam Sa là trái UNCLOS 1982

Khu vực phía Nam Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đia của Việt Nam, tuy nhiên phía Trung Quốc luôn ngụy tạo đó là một bộ phận của “quần đảo Nam Sa” của Trung Quốc (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Về vấn đề này, ông Trục cho biết, khu vực phía Nam Biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện cũng xấp xỉ khoảng trên dưới 200 hải lý.

“Chúng tôi chỉ nhấn nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý ở khu vực này, bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu có hồ sơ chứng minh bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý và được Tiểu ban ranh giới thềm lục dịa của Liên Hợp Quốc chấp nhận”, ông Trục chia sẻ.

Vì vây, theo ông Trục, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, đã xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK là phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Theo đó, Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Trong khi đó, Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa thuộc “chủ quyền bất khả xâm phạm” của Trung Quốc. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, và đặc biệt là đã bị Phán quyết Tòa Trong tài quốc tế The Haye năm 2016 bác bỏ.

Video đang HOT

Cụ thể, liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài đã tuyên: Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy.

Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Theo đó, các bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong… là những rạn san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines. Tuy nhiên, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền/phân định biển.

Vậy có thể hiểu là riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong… Tòa không ra phán quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ.

Đánh giá cao biện pháp ngoại giao của Việt Nam

Liên quan đến phản ứng của phía Việt Nam, ông Trục cho biết ông đánh giá cao biện pháp đấu tranh ngoại giao và phương thức ứng xử trên thực tế của lực lượng chấp pháp của Việt Nam khi phát hiện những hoạt động phi pháp của nhóm tàu Hải Dương 08.

Cụ thể là Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã cân nhắc một cách thận trọng trước khi áp dụng những hình thức đấu tranh chính trị, pháp lý, tuyên thông thích hợp, khá mạnh mẽ và đúng thủ tục pháp lý hiện hành. Nội dung các văn kiện ngoại giao theo chúng tôi cũng đã phản ánh đầy đử lập trường nói trên của Việt Nam.

Các quốc gia khác, có biển và không có biển, có 3 quyền khi đi vào vùng 200 hải lý thuộc EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển, bao gồm: quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu ở đáy biển của vùng thềm lục địa.

Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Nếu không được phép là vi phạm EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Hơn nữa, theo UNCLOS 1982, việc phát hiện và xử lý các sai phạm có khả năng xảy ra hay đã xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các lực lượng chấp pháp trên biển của quốc gia ven biển cũng phải tuân thủ các thủ tục pháp lý chặt chẽ, không được phép xử lý một cách tùy tiện, đặc biệt là hạn chế hoặc thậm chí nghiêm cấm việc sử dung các biện pháp bằng sức mạnh để cưỡng bức, không qua xét xử của các cơ quan tư pháp…

Việt Nam có thể đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế

Ông Trục cũng nhấn mạnh rằng, với phản ứng quyết liệt của Việt Nam và một số nước, có thể nhóm tàu Hải Dương 8 Trung Quốc sẽ rời đi, với lý do là đã hoàn thành một đợt nghiên cứu hoặc vì một nguyên cớ nào đó. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan vì có thể đây chỉ là bước thăm dò cuối cùng, trước khi họ có những hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa mưu đồ biến Biển Đông thành ao nhà, biến vùng không tranh chấp thành có.

Bài học lịch sử được rút ra từ sự kiện để cho quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa rơi vào tay Trung Quốc vào các năm 1956, 1974 và 1988, điều cốt tử là không tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục áp dụng kế sách tạo ra tình huống buộc chúng ta phải chấp nhận “chuyên đã rồi”, tiến tới mục tiêu ngắn hạn là “giữ nguyên hiện trạng”, vì “đại cục”.

Nếu điều đó xảy ra, đồng nghĩa với việc chấp nhận trên thực tế những hành vi xâm phạn của Trung Quốc; chí ít là chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” tại các vùng biển, đảo không thuộc về Trung Quôc.

Vì vậy, ông Trục cho rằng, sau khi Việt Nam đã công khai yêu cầu Trung Quốc rút các tàu vi phạm tại vùng biển Nam Biển Đông, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thì Việt Nam nên sử dụng hình thức đấu tranh cao hơn về mặt ngoại giao.

Trước hết, Việt Nam nên xúc tiến việc thu thập hồ sơ, bằng chứng có liên quan đến các vi phạm của Trung Quốc, như tọa độ nơi xảy ra vi phạm, các bằng chứng về việc thăm dò, nghiên cứu, các hoạt động gây hấn của các tàu vũ trang của Trung Quốc… để lập hồ sơ pháp lý cho những bước đấu tranh ngoại giao pháp lý tiếp theo. Việt Nam có thể gửi lên các tổ chức liên quan của Liên Hợp Quốc, đưa vụ việc ra các Cơ quan Tài phán Quốc tế.

Trên thực địa, các lực lượng chấp pháp cần cảnh giác, kiềm chế, hành xử theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành; không mắc bẫy khiêu khích của Trung Quốc để họ kiếm cớ gây đụng độ vũ trang, gây bất ổn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

Bên cạnh đó, cần công khai các thông tin đúng sự thật, nói rõ đúng sai, thượng tôn pháp luật, thể hiện thiện chí và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và thế giới, góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người Việt ở nước ngoài, cũng như cộng đồng quốc tế.

Theo ông Trục, liên quan đến vụ việc này, việc Mỹ nhanh chóng lên tiếng phản đối Trung Quốc cho thấy Mỹ hoàn toàn tán đồng và ủng hộ Việt Nam, quan ngại về các hoạt động nhằm tranh giành vị trí siêu cường của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Tôi tin rằng các nước khác cũng sẽ ủng hộ Việt Nam, vì chúng ta có chính nghĩa và thiện chí. Tôi mong chúng ta có những biện pháp để ASEAN cũng có tiếng nói mạnh mẽ. Đó là sức mạnh giúp ngăn cản các hành động tiếp theo của Trung Quốc. Khi dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam, đó là nguồn sức mạnh giúp chúng ta bảo vệ và quản lý được các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông trong tình hình hiện nay”, ông Trục nhấn mạnh.

Trí Lâm

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối

Các chuyên gia quốc tế đã bày tỏ quan ngại về hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh đã "phớt lờ" luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc cử nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 tiến hành hoạt động thăm dò trái phép gần bãi Tư Chính, vốn nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đã dấy lên nhiều quan ngại. Từ ngày 16 đến 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần đưa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền tại khu vực này, đồng thời thực hiện nhiều hình thức ngoại giao, trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động phi pháp.

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối - Hình 1

Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc "phớt lờ" luật pháp quốc tế

Trong một bài viết trên tờ "Maritime issues" với tiêu đề "Bước đi sai lầm của Trung Quốc ở Biển Đông" (China's Misstep in the South China Sea), tác giả Luc Anh Tuan, trường Đại học New South Wales cho rằng, tại một thời điểm nào đó, Trung Quốc có thể đạt được một số mục tiêu của nước này bằng cách "phô trương sức mạnh", nhưng về lâu dài Bắc Kinh sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng và hành động tập thể từ cộng đồng quốc tế.

"Trung Quốc không nên nhầm lẫn sự kiên nhẫn và kiềm chế của các quốc gia trong khu vực là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà đó chẳng qua là cử chỉ thiện chí để thúc đẩy những suy nghĩ tích cực, mang tính xây dựng. Hành động một cách quá mức sẽ chỉ làm suy yếu uy tín của Trung Quốc".

Ông Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của tờ Diplomat có bài viết, đánh giá hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông khiến tình hình khu vực ngày càng xấu đi.

Bài viết cho rằng, 3 năm sau phán quyết của Tòa trọng tài được lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), một sự thật ngày càng trở nên rõ ràng là Trung Quốc hoàn toàn không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế. Với hoạt động điều nhóm tàu khảo sát thăm dò địa chất trái phép gần khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự "coi thường" phán quyết của Tòa trọng tài và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối - Hình 2

Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn Dk1/15 (Phúc Nguyên). (Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN)

Bài viết nhấn mạnh, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực khẳng định, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong cái gọi là "đường 9 đoạn" (mà nước này đơn phương vẽ ra để đòi chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông), thế nhưng Bắc Kinh vẫn khăng khăng với đòi hỏi của họ.

Với hoạt động thử tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019 và cản trở các quốc gia khác tiếp cận nguồn tài nguyên trên thềm lục địa của họ, Bắc Kinh tiếp tục thách thức hiện trạng trên Biển Đông. Việc tàu Haijing 3901 của Trung Quốc, một trong những tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh tiếp tục sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền phi lý của nước này.

Theo ông Ankit Panda, luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất mà các quốc gia liên quan có được để bảo vệ quyền lợi của họ. Qua việc "phớt lờ" luật pháp quốc tế, Trung Quốc cho thấy tham vọng của họ bất chấp tất cả để mở rộng tầm ảnh hưởng và thúc đẩy một thế giới mà "chân lý thuộc về kẻ mạnh".

Tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh

Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) có trụ sở tại Washington đánh giá, tình hình hiện nay rất "nguy hiểm" bởi sự hiện diện của nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc tại vùng biển gần bãi Tư Chính dễ dẫn đến "nguy cơ va chạm ngẫu nhiên khiến căng thẳng leo thang".

Theo AMTI, tình huống này đã tiết lộ tiêu chuẩn kép trong hành vi của Trung Quốc: Bắc Kinh tỏ quyết tâm ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí của các nước láng giềng ở bất cứ nơi nào trong "đường 9 đoạn", trong khi chính họ lại vẫn tiến hành các hoạt động thăm dò năng lượng.

Chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Học viện Chiến lược và quốc phòng Singapore lý giải: "Xét theo quan điểm của Trung Quốc, bất kỳ hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí nào trong khu vực thuộc yêu sách "đường 9 đoạn" đều bị xem là vi phạm pháp luật do các vùng biển đó là vùng biển đang tranh chấp, mặc cho yêu sách này đã bị bác bỏ".

Cần sự phối hợp quốc tế

Bài viết của tác giả Ankit Panda nhận định, nguy cơ đặt ra từ việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tiến hành khai thác hoặc cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên theo cách thức hợp lý.

Chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục hành vi "cưỡng ép" thì chừng đó các quốc gia nhỏ hơn sẽ còn gặp thách thức khi tiếp cận với nguồn lực tại Biển Đông.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, Biển Đông đang trở thành điểm nóng quốc tế khi cuộc cạnh tranh giữa các bên liên quan ngày càng gia tăng.

Theo chuyên gia Ankit Panda, ngoài việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cần phải làm việc hướng tới một giải pháp thực tiễn nhằm chia sẻ và thụ hưởng một cách công bằng những nguồn lợi có được ở Biển Đông. Để đạt được một cơ chế chia sẻ tài nguyên công bằng, tất cả các quốc gia, bao gồm Trung Quốc phải kiềm chế thúc đẩy các lợi ích của mình.

Theo HỒNG ANH/VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của FedBitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed
06:44:11 20/12/2024
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới UkraineCác nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine
10:27:10 20/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trườngNga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường
09:03:30 20/12/2024

Tin đang nóng

Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?
22:30:02 20/12/2024
Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi
16:31:27 20/12/2024
Mẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải MyMẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải My
16:17:27 20/12/2024
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?
17:38:04 20/12/2024
Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹtNạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt
19:12:37 20/12/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Putin tiết lộ sự thay đổi của bản thân trong 3 năm

Tổng thống Putin tiết lộ sự thay đổi của bản thân trong 3 năm

22:03:05 20/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin đã chia sẻ về sự thay đổi của bản thân kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine cách đây gần 3 năm.
Malaysia nối lại tìm kiếm máy bay MH370

Malaysia nối lại tìm kiếm máy bay MH370

22:01:03 20/12/2024
Malaysia đã đồng ý nối lại tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines MH370 mất tích hơn 10 năm trước, một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới.
Cơ quan điều tra Hàn Quốc triệu tập Tổng thống Yoon vào Giáng sinh

Cơ quan điều tra Hàn Quốc triệu tập Tổng thống Yoon vào Giáng sinh

21:57:54 20/12/2024
Theo hãng thông tấn Yonhap, đội điều tra dường như đã tính tới các yếu tố an ninh khi chọn ngày nghỉ để thẩm vấn ông Yoon.
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ

Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ

21:53:18 20/12/2024
Việc quốc hội Mỹ không thể thông qua thỏa thuận lưỡng đảng cho thấy ảnh hưởng vô cùng lớn của tỷ phú Elon Musk đối với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổ chức tình báo nghi sát hại tướng Nga có quy mô lớn ngang FBI

Tổ chức tình báo nghi sát hại tướng Nga có quy mô lớn ngang FBI

21:39:42 20/12/2024
Với hơn 30.000 người và thậm chí còn có nhiều điệp viên ngoài sổ sách , Cơ quan An ninh Ukraine có quy mô lớn gần ngang Cục điều tra Liên bang Mỹ.
MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine báo động đỏ khẩn cấp trên cả nước

MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine báo động đỏ khẩn cấp trên cả nước

21:24:12 20/12/2024
Không quân Ukraine phát báo động đỏ trên cả nước do tiêm kích MiG-31K mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga cất cánh.
Đậm nét dấu ấn văn hóa Việt tại Italy

Đậm nét dấu ấn văn hóa Việt tại Italy

21:10:57 20/12/2024
Bà cho biết hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Italy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong những năm qua, trên nhiều cấp độ và ở hai phương diện là ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân.
Điều ông Putin muốn thay đổi với chiến dịch quân sự ở Ukraine

Điều ông Putin muốn thay đổi với chiến dịch quân sự ở Ukraine

21:08:41 20/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, lẽ ra Moscow nên quyết định mở chiến dịch quân sự ở Ukraine sớm hơn và chuẩn bị kỹ hơn.
Tổng thống Pháp cam kết tái thiết Mayotte hậu bão Chido

Tổng thống Pháp cam kết tái thiết Mayotte hậu bão Chido

21:02:58 20/12/2024
Bão Chido đổ bộ vào Mayotte và quần đảo Ấn Độ Dương hôm 15/12, là cơn bão mới nhất trong một loạt các cơn bão trên toàn thế giới do biến đổi khí hậu gây ra, để lại sự tàn phá rộng khắp khu vực.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu tiết lộ số tiền EU hỗ trợ tài chính cho Ukraine

Chủ tịch Hội đồng châu Âu tiết lộ số tiền EU hỗ trợ tài chính cho Ukraine

20:59:39 20/12/2024
Cùng ngày, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc giục Mỹ và châu Âu bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Châu Âu đối mặt nguy cơ 'ngày tận thế kinh tế'

Châu Âu đối mặt nguy cơ 'ngày tận thế kinh tế'

20:57:27 20/12/2024
Tuy nhiên, cảm nhận chung của ngành công nghiệp châu Âu về vị tổng thống Mỹ sắp tới là sự lo ngại, phần lớn là vì các giám đốc điều hành vẫn cảnh giác từ quá khứ.
Những hệ lụy khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Những hệ lụy khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

20:52:37 20/12/2024
Ở quy mô quốc gia, việc chính phủ đóng cửa có thể gây ra những hậu quả kinh tế sâu rộng, là lực cản cho tăng trưởng và kéo theo sự bất ổn, đặc biệt nếu kéo dài.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hậu trường phim

23:29:59 20/12/2024
Thời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

Phim châu á

23:23:43 20/12/2024
Cuối cùng hai người trao nhau nụ hôn sâu ngọt ngào, kết thúc chuỗi những ngày dày vò đối phương và cả bản thân bởi những bí mật, hiểu lầm.
Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Sao việt

23:13:52 20/12/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đăng bộ hình sexy, khoe vóc dáng mẹ 2 con miễn chê. Quỳnh Nga đăng ảnh quấn quýt sánh đôi cùng Việt Anh khi đi sự kiện.
Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Phim việt

23:09:41 20/12/2024
Mới đây, NSƯT Hoàng Hải đã tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim Mật lệnh hoa sữa nằm trong series Vì tình yêu Hà Nội.
Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Netizen

22:56:54 20/12/2024
Mới đây, video tổng hợp lại những khoảnh khắc dễ thương giữa cô dâu và mẹ ruột tại một đám hỏi ở Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Phim âu mỹ

22:50:02 20/12/2024
Biệt đội Tí hon kể về Út Cưng, một cô nàng không giống với những tí hon khác với tính cách năng động, ham người và ưa giúp đỡ.
Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Sao châu á

22:41:48 20/12/2024
Nam diễn viên Song Joong Ki bất ngờ chia sẻ thẳng thắn về hoàn cảnh gia đình của vợ mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Sao thể thao

22:40:58 20/12/2024
Để cứu Manchester City, liệu Pep Guardiola có sẵn sàng thay đổi chiến thuật và giải phóng Grealish khỏi sự kìm hãm, để anh có thể tìm lại phong độ đỉnh cao?
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Tin nổi bật

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Sức khỏe

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Pháp luật

22:05:51 20/12/2024
Nhân xông vào tiệm vàng, dùng búa đập bể tủ kính trưng bày và lấy 8 sợi dây chuyền vàng 18K (trọng lượng gần 3 lượng) rồi nhanh chóng bỏ chạy ra xe máy do Khánh chờ sẵn để tẩu thoát.