Cần đột phá trong xây dựng năng lực cán bộ
Ngày 25-3, tại TPHCM, Học viện Cán bộ TPHCM phối hợp Trường Chính trị – Hành chính Viêng Chăn (Lào) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại TPHCM và thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Quang cảnh buổi hội thảo
Cán bộ đông nhưng chưa mạnh
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM, nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là khâu then chốt trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần đổi mới tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Việc này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Quá trình đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện đạt được những kết quả tích cực. Song, xét trên tiêu chí hiệu quả làm việc thực tế thì đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Số lượng cán bộ, công chức đông nhưng không mạnh, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, thái độ phục vụ chưa chuẩn mực…
Thạc sĩ Ụ Đon Xay Mun Ty, Phó Chủ tịch HĐND thủ đô Viêng Chăn, Hiệu trưởng Trường Chính trị – Hành chính Viêng Chăn, cũng đánh giá, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp Viêng Chăn đã quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, việc xây dựng cán bộ vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Số lượng cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, có khả năng nghiên cứu khoa học và có thể sử dụng, ứng dụng kỹ thuật mới vẫn rất hạn chế.
Từ thực tiễn này, Thạc sĩ Viêng Phon Kẹo Khun Sỉ, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị – Hành chính Viêng Chăn, bày tỏ: Điều quan trọng đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là “kiến thức – khả năng sáng tạo và bản chất đạo đức cách mạng”. Trong đó, việc đổi mới công tác cán bộ phải bắt đầu từ việc lập quy hoạch cán bộ và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc bố trí sắp xếp, quản lý, sử dụng cán bộ; việc giám sát, kiểm tra, đánh giá, phân loại và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. “Trong làn sóng mới của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo – quản lý chủ chốt phải coi tiêu chuẩn sự am hiểu về đường lối, chính sách của Đảng, coi quan điểm lập trường chính trị và đạo đức nhân phẩm là ưu tiên. Phải coi kiến thức, khả năng đổi mới, sáng tạo, sự cố gắng nỗ lực và phong cách làm là quan trọng”, Thạc sĩ Viêng Phon Kẹo Khun Sỉ nêu quan điểm.
Khơi dậy khát vọng cống hiến
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng phải xây dựng được một ý thức công vụ của từng cán bộ, công chức gắn với mục tiêu phát triển của địa phương và quốc gia. Cùng với đó là ứng dụng các công cụ công nghệ vào quá trình học và đào tạo để cán bộ, công chức phải thường xuyên cập nhật kỹ năng về công nghệ, và sử dụng vào việc tìm kiếm, học tập các tri thức mới.
Video đang HOT
Theo PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trước tiên cần khơi dậy khát vọng cống hiến, xả thân vì sự phát triển của đất nước, dân tộc ở đội ngũ cán bộ. TPHCM đang nỗ lực phát triển thành đô thị thông minh thì không thể không có đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Trong cách mạng 4.0, cán bộ không chỉ nắm vững lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà phải có tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả, tiếp nhận và vận dụng trí tuệ sáng tạo của nhân loại vào phát triển đất nước. TS Vũ Thị Mai Oanh, Trưởng khoa Lý luận chính trị, Học viện Cán bộ TPHCM, bày tỏ, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đòi hỏi chính quyền TPHCM phải có những quyết sách mang tính đột phá về nhân lực. Điều này không chỉ nhằm giải bài toán cho tăng trưởng và phát triển ở hiện tại mà còn cho tương lai.
Một số đại biểu khác cũng phân tích, để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào đạo nhân lực cho hệ thống chính trị theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho người học. Cùng với đó là tăng cường các hình thức đào tạo thực địa, gắn với môi trường công sở, môi trường công vụ, trải nghiệm tại các cơ sở Đảng hoặc các cơ quan hành chính; đẩy mạnh các hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo ở quốc gia có nền hành chính hiện đại.
KIỀU PHONG
Theo SGGP
5 cách cải thiện lương giáo viên
Trong điều kiện hiện nay, với khả năng có hạn của ngân sách nhà nước và yêu cầu cân đối giữa các ngành, nghề, Nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc đổi mới và hoàn thiện chính sách lương đối với đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và thực trạng đội ngũ nhà giáo hiện nay thì cần phải có nhiều cách để cải thiện lương giáo viên.
Nhà giáo Bùi Ngọc Hiền, Học viện Cán bộ TP.HCM cho rằng, từ quan điểm của Đảng đến chính sách của Nhà nước về lương đối với nhà giáo vẫn còn khoảng cách xa. Đến năm 2018, lương của nhà giáo vẫn xếp chung trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp chưa "được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp" như quan điểm của Đảng đã xác định.
Ngoài ngạch lương của giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông chưa đạt chuẩn, ngạch, bậc lương của nhà giáo các cấp được quy định như sau:
Theo bảng trên, khoảng cách giữa các bậc lương đầu tiên giữa các ngạch lương của nhà giáo cũng không có sự chênh lệch lớn (1,86 - 2, 10 - 2,34). Hệ thống ngạch bậc lương của nhà giáo chưa có sự chênh lệch lớn giữa các ngạch bậc, còn mang tính "bình quân", không tương xứng với yêu cầu, tiêu chuẩn, đặc thù công việc của mỗi ngạch, bậc.
Do đó, không khuyến khích, không tạo được sự cạnh tranh giữa các nhà giáo trong phấn đấu để đạt các ngạch, bậc lương cao hơn. Nhóm nhà giáo có thu nhập thấp là những nhà giáo mới vào nghề.
Cùng với lương, Nhà nước đã quy định các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo: phụ cấp ưu đãi (25% đối với giảng viên; 30% đối với giáo viên THCS, THPT; 35% đối với giáo viên tiểu học, mầm non; 40% đối với giảng viên trường sư phạm, khoa sư phạm; 45% đối với giảng viên dạy các môn khoa học Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH,CĐ; 50% đối với GV MN,TH ở vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa), phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên... nhưng chế độ phụ cấp của nhà giáo cũng còn bất cập, chưa tạo được động lực để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo như một cách bền vững.
Lương và phụ cấp của nhà giáo không cao hơn lương, phụ cấp của công chức, viên chức của các ngành, nghề khác trong khi họ phải đáp ứng nhiều yêu cầu, chịu nhiều áp lực mang tính đặc thù công việc.
Nhà giáo Bùi Ngọc Hiền cho rằng, với tính chất nghề nghiệp đặc thù và chế độ lương, phụ cấp như hiện nay, ngành giáo dục khó có thể thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia vào đội ngũ nhà giáo.
Đánh giá thực trạng này, Kết luận số 51-KL/TW chỉ ra một trong những hạn chế, tồn tại của giáo dục trong 15 năm qua là: " Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020 cũng nhận định một bất cập và yếu kém của giáo dục 2001 -2010 là: " Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp".
Như vậy, chính sách lương đối với nhà giáo còn nhiều bất cập, là một trong những nguyên nhân chính của nhiều yếu kém, hạn chế của giáo dục. Nếu không được hoàn thiện, chính sách lương đối với nhà giáo sẽ là một trở lực lớn kìm hãm sự phát triển giáo dục.
Nếu không được hoàn thiện, chính sách lương đối với nhà giáo sẽ là một trở lực lớn kìm hãm sự phát triển giáo dục.
Nhà giáo Bùi Ngọc Hiền, Học viện Cán bộ TP.HCM đã đưa ra 5 khuyến nghị đổi mới chính sách lương đối với nhà giáo.
Thứ nhất, Thực hiện hóa quan điểm của Đảng về chính sách lương đối với nhà giáo. Theo đó, chính sách lương đối với nhà giáo được thể hiện trong nhiều văn bản quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xác định hình thức văn bản thể hiện nội dung cơ bản, cốt lõi của chính sách này (nội dung này, có thể có ở trong Luật Giáo dục, Luật Viên chức hay Luật Nhà giáo) và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của nhà giáo khoa học, hợp lý. Cụ thể, phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp mà đã được Đảng xác định.
Các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện vì tính đặc thù của nghề giáo theo đúng nguyên tắc: "Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề", được xác định trong Nghị quyết số 27/NQ-TW để khuyến khích của nhà giáo yên tâm, gắn bó và tâm huyết, trách nhiệm với nghề.
Thứ ba, trao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục, trong đó có quyền thỏa thuận mức lương với nhà giáo. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, điều kiện để trao quyền tự chủ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, năng động của các cơ sở giáo dục.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động tăng các nguồn thu sự nghiệp để tăng thu nhập của nhà giáo. Phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục có quyền thỏa thuận mức thu nhập của từng nhà giáo trên cơ sở ngạch lương, bậc lương, phụ cấp theo quy định và các khoản phúc lợi riêng của cơ sở giáo dục.
Thứ tư, đa dạng nguồn chi trả lương cho nhà giáo. Cụ thể, ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung chi trả lương và các khoản phụ cấp cơ bản của nhà giáo.
Đồng thời, cùng với việc khuyến khích các cơ sở giáo dục gia tăng quỹ lương của đơn vị, Nhà nước cũng cần xem xét, phân định trách nhiệm tài chính hợp lý giữa Nhà nước và nhân dân trong các hoạt động giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Thứ năm, cho phép các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được tổ chức các lớp học theo nhu cầu xã hội để tăng nguồn thu. Do đó, giáo dục là một dịch vụ công cộng, thể hiện bản chất xã hội của Nhà nước.
Ngoài việc đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục công bằng cho xã hội theo những yêu cầu nhất định, giáo dục cũng phải hướng tới phục vụ những nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản của Nhà nước và sự tự nguyện của đối tượng phục vụ. Ngoài ra, Nhà nước xem xét, cho phép các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được tổ chức các lớp chất lượng cao theo nhu cầu xã hội bên cạnh việc đảm bảo các lớp học theo quy định.
Nhật Hồng (ghi)
Theo Dân trí
Gói thầu hàng trăm tỷ tại Học viện Cán bộ TPHCM có dấu hiệu "thông đồng" Kết luận thanh tra cho thấy tư vấn quản lý dự án và tư vấn đấu thầu có dấu hiệu "thông đồng" trong việc báo cáo lựa chọn nhà thầu không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu. Sự việc xảy ra tại gói thầu hàng trăm tỷ đồng của Học viện Cán bộ TPHCM. Chánh Thanh tra TPHCM vừa ban hành...