Cận dịp nghỉ lễ 30/4, khu du lịch Bãi Cháy vẫn vắng vẻ
Hằng năm, vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại TP.Hạ Long ( tỉnh Quảng Ninh) thường diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, giải trí hấp dẫn chào hè. Nhưng năm nay, dù cận dịp nghỉ lễ, khu du lịch Bãi Cháy (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vẫn im ắng.
Cận dịp nghỉ lễ 30/4, khu du lịch Bãi Cháy vẫn vắng vẻ.
Những ngày cận dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, khu du lịch Bãi Cháy (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vắng vẻ. Nguyên nhân bởi Quảng Ninh hiện vẫn tạm dừng hoạt động đón khách tham quan, du lịch tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 3/5.
Dù Thủ tướng đồng ý nới lỏng giãn cách xã hội, lại là địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục thực hiện cách ly các hoạt động trong xã hội đến hết ngày 3/5. Khu vực chân cầu Bãi Cháy (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vẫn rất vắng vẻ vào buổi tối.
Vào mùa cao điểm du lịch, các con đường tại khu du lịch Bãi Cháy thường xuyên rơi vào tình trạng ách tắc do mật độ du khách và phương tiện tham gia giao thông dày đặc. Nhưng hiện nay, đường phố vẫn vắng lặng, chỉ thưa thớt một vài người dân đi bộ trên phố.
Video đang HOT
Khu phố cổ Sun World Hạ Long Park vẫn đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19 theo Công điện của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Các khách sạn lớn như Mường Thanh Quảng Ninh, Wyndham… vẫn “cửa đóng, then cài”.
Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, từ 27-30/4/2019, tỉnh Quảng Ninh đã đón gần 600.000 lượt du khách trong nước và quốc tế tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi tại các trung tâm du lịch, các điểm vui chơi trên địa bàn tỉnh.
Sang tháng 2/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng lượng khách ước đạt 555.000 lượt, bằng 26% của tháng 2/2019. Tổng thu từ khách du lịch đạt 993 tỷ đồng, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngày 28/4, Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và ổn định kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch; xác định thị trường nội địa là chủ đạo, thị trường khách quốc tế, nhất là khu vực Đông Bắc Á là quan trọng khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị khẳng định hoạt động du lịch vẫn diễn ra bình thường, Quảng Ninh là điểm đến thân thiện, an toàn. Chú trọng phát triển du lịch biên giới gắn với thương mại; tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch.
Tuấn Trọng – Thanh Tuyền
Khởi động dự án FMCR: Trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển
Mục tiêu của dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển là trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn); phục hồi 10.000ha rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ rừng ven biển bền vững.
Ngày 20/12, tại TP.Hạ Long, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị khởi động triển khai Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR).
Dự án FMCR do Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 21/4/2017. Dự án có tổng kinh phí 195 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 150 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 45 triệu USD. Ngân hàng NN&PTNT được chỉ định là ngân hàng đồng hành tham gia phục vụ dự án.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Ngân hàng thế giới và tỉnh Quảng Ninh thực hiện nghi thức khởi công dự án. (Ảnh Minh Hà)
Địa bàn thực hiện dự án trải dài trên 257 xã của 47 huyện thuộc 8 tỉnh, thành phố ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), với sự tham gia, hưởng lợi của 900 cộng đồng (tương đương khoảng 27.000 hộ gia đình). Mục tiêu của dự án: Trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn); phục hồi 10.000ha rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ rừng ven biển bền vững thông qua hình thức giao 50.000ha rừng cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý lâu dài theo cơ chế đồng chia sẻ lợi ích.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mục tiêu của Dự án FMCR là cải thiện quản lý rừng ven biển nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và đề án tái cơ cấu ngành, đó là bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đồng thời kéo dài, nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng ven biển.
"Dự án cũng sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và đóng góp quốc gia của Việt Nam, phù hợp với các ưu tiên đảm bảo tăng trưởng xanh bền vững và xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới.
Thực hiện thành công Dự án sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia, bởi 2 địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng là các khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc cải thiện, phục hồi rừng tại các địa phương này sẽ góp phần bảo vệ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng ven biển hiện tại và quy hoạch trong tương lai. Đối với 6 tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ có diện tích rừng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, đặc biệt với những thắng cảnh đẹp và nhiều cảng biển, dự án sẽ góp phần tạo tiềm năng phát triển kinh tế xanh và du lịch sinh thái cho khu vực", ông Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Ngay sau Hội nghị, khởi động Dự án, đại biểu đã tham gia hoạt động phát động trồng rừng ngập mặn tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ - một trong những xã thuộc địa bàn thực hiện của Dự án. (Ảnh Minh Hà)
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, khẳng định, với những hoạt động ý nghĩa thiết thực như đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng chống chịu của các khu vực ven biển, trồng, phục hồi rừng ven biển..., dự án FMCR sẽ đóng góp lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Với địa bàn thực hiện của dự án rộng cùng sự tham gia, hưởng lợi của hàng ngàn hộ dân, kết quả của dự án cũng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của các địa phương tham gia dự án, trong đó có Quảng Ninh.
"Tỉnh Quảng Ninh cam kết với Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án các cấp, quyết liệt triển khai, thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt, đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của nhà tài trợ. Tỉnh cũng nỗ lực phối hợp làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc giải ngân cũng như kịp thời báo cáo hoặc chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh sẽ phát huy tốt kết quả đạt được, đảm bảo dự án có hiệu quả bền vững", Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nói.
Theo Danviet
Bến bãi phớt lờ, xe quá tải mặc sức tung hoành ở Quảng Ninh Hàng trăm xe quá tải thường xuyên hoạt động trên tuyến đường nối Quốc lộ 279 với Tỉnh lộ 326 thuộc địa bàn TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Những chiếc xe chở vật liệu xây dựng, khoáng sản đều quá tải ngang nhiên hoạt động trên tuyến đường nối QL279 với TL326 thuộc địa bàn TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) Xe...