Cần đánh giá về nợ xấu phát sinh dưới tác động của dịch COVID-19
Sáng 14/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày báo cáo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 là 412,7 nghìn tỷ đồng
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN và các bộ, ban, ngành, các UBND tỉnh, thành phố tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, cụ thể: Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 42; Tuyên truyền, phổ biến thực hiện Nghị quyết số 42; Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện Nghị quyết số 42; NHNN chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai Nghị quyết số 42; Tổ chức các hội nghị sơ kết triển khai Nghị quyết số 42 qua các năm; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các TCTD triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 42; Thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Về kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trong đó: Xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý); Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý); Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý).
Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (15/8/2017).
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị báo cáo cần bổ sung đánh giá về nợ xấu phát sinh dưới tác động của dịch COVID-19 như thế nào, nợ xấu cho vay các dự án BOT, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Video đang HOT
“Vấn đề trái phiếu doanh nghiệp đã cảnh báo nhiều lần rồi, chứ không phải bây giờ mới cảnh báo. Tình hình thị trường chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp chắc chắn tới đây rất nóng. Giao Ủy ban Kinh tế rà soát, kiểm tra, đánh giá”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu, đồng thời yêu cầu báo cáo cũng cần đánh giá rõ đóng góp của Tòa án, Viện kiểm sát, Công an trong thực hiện Nghị quyết 42.
Cũng theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, kết quả mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC, lũy kế từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/12/2021, VAMC đã: Mua được 339 khoản nợ theo giá trị thị trường đối với 193 khách hàng với dư nợ gốc đạt 11.723 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng; Thu hồi nợ đạt 120.738 tỷ đồng (bằng 66% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2021); Tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng giá trị trúng đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng; đồng thời, VAMC đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài sản bảo đảm (TSBĐ) có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại TCTD…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Thường trực UBKT đánh giá cao những nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò đầu mối của NHNN cũng như sự tham gia vào cuộc của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức phối hợp, triển khai thực hiện Nghị quyết số 42. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, bảo đảm đúng quy định.
Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn về xử lý nợ xấu được ban hành đã thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và đúng yêu cầu tại Nghị quyết. Có ý kiến cho rằng một số văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Nghị quyết và hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu.
Hiệu quả của Nghị quyết số 42 đối với công tác xử lý nợ xấu
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý TSBĐ và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thanh toán bằng TPĐB. Khi áp dụng 2 biện pháp xử lý này, các khoản nợ xấu này vẫn phải được TCTD, VAMC theo dõi và sử dụng các biện pháp để xử lý, thu hồi triệt để.
Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ; xử lý, bán, phát mại TSBĐ; mua nợ theo giá trị thị trường… tăng cao, theo đó lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021: Kết quả xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ là 148 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012-2017 nợ/tổng nợ xấu là khoảng 22,8%).
Kết quả xử lý, bán, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt khoảng 77.195 tỷ đồng, chiếm 20,3% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý (trong khi đó, lũy kế từ năm 2012-2017, kết quả xử lý TSBĐ để thu hồi nợ chỉ đạt 19.524 tỷ đồng).
Ngoài ra, Nghị quyết số 42 đã cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoại bảng (trước đây VAMC chỉ được mua nợ xấu hạch toán nội bảng, dẫn đến hạn chế các khoản nợ xấu được mua bán theo giá thị trường) và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng TPĐB sang mua theo giá trị thị trường.
Sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/12/2021: Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 đạt 100,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 26,51% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý; VAMC đã mua 339 khoản nợ theo giá trị thị trường với giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 – 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Thường trực UBKT thống nhất với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42. Từ khi có hiệu lực thi hành, Nghị quyết đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế; đóng góp quan trọng vào kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.
Trong thời gian áp dụng Nghị quyết, nợ xấu được xử lý của hệ thống các TCTD có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Các hình thức xử lý nợ xấu được đa dạng hóa, đặc biệt là xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ tăng mạnh so với trước đây. Các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu hoạt động sôi động hơn, hoạt động của VAMC đạt kết quả cao hơn, từ đó bước đầu tạo lập, phát triển thị trường mua bán nợ. Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã vào cuộc, tạo sự thay đổi đáng kể về nhận thức từ khi Nghị quyết có hiệu lực. Nhờ đó, đến cuối năm 2021, nợ xấu đã cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.
Tuy nhiên, để bảo đảm đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ các kết quả đã đạt được, đề nghị cần đánh giá rõ hơn về thực trạng nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu tương ứng; hiệu quả của các biện pháp khác quy định tại Nghị quyết; thực trạng hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu; phân tích rõ hơn việc thực hiện một số quy định về thu thữ TSBĐ, phối hợp giữa các cơ quan liên quan; ngoài ra, đề nghị bổ sung đánh giá tác động của việc thực hiện Nghị quyết đối với sự phát triển của hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Quốc hội điểm danh nhiều bộ ngành "lờ" báo cáo về chống lãng phí
Dù đoàn giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội có nhiều văn bản bản đôn đốc, nhắc nhở, nhưng vẫn còn tới 26 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 7 địa phương chưa gửi báo cáo.
Tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát tối cao về thực hành kiệm, chống lãng phí và các thành viên trong Đoàn nhấn mạnh cần làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương chưa gửi báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cụ thể, đến nay, dù đã quá hạn gần 2 tháng, đoàn giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở, nhưng vẫn còn tới 26 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 7 địa phương chưa gửi báo cáo.
Đoàn giám sát đề nghị các Bộ ngành, địa phương làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc không gửi báo cáo (Ảnh: quochoi.vn).
Tại cuộc làm việc với Thanh tra Chính phủ về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và các thành viên trong đoàn giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương sau đây nghiêm túc thực hiện yêu cầu giám sát.
Các thành viên đoàn giám sát nhấn mạnh, các thông tin từ báo cáo sẽ là cơ sở để đoàn giám sát có đầy đủ thông tin và chứng cứ xác đáng, đánh giá toàn diện, khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trên cơ sở đó, đoàn giám sát có thể lập báo cáo giám sát tổng hợp chung của đoàn.
Hiện nay, các báo cáo không chỉ chậm, mà nội dung còn sơ sài, không có số liệu cụ thể, thể hiện ý thức chưa nghiêm của một số Bộ ngành, địa phương, đơn vị trong việc tuân thủ các quy định của Luật và là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, thiếu sót trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn hình thức, chưa sát với thực tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và các thành viên trong đoàn giám sát đề nghị các Bộ ngành, địa phương, đơn vị làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc không gửi báo cáo, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chậm nộp báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 Sáng 24/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Uỷ ban Thường vụ Quốc biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN...