Cần đánh giá mất rừng có phải là nguyên nhân sạt lở, mưa lũ ở miền Trung
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành nói về tác động của việc xây dựng thuỷ điện, mở đường, làm nhà… đến đợt mưa lũ, sạt lở kinh hoàng ở miền Trung vừa qua.
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10/2020, trả lời câu hỏi của báo chí về việc xây dựng thuỷ điện, phá rừng… tác động thế nào đến đợt mưa lũ, sạt lở kinh hoàng vừa qua ở miền Trung, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng đợt thiên tai vừa rồi có lẽ khốc liệt hơn đợt thiên tai năm 1999, xảy ra tại khu vực miền Trung với 4 trận bão liên tiếp, số 6, 7, 8, 9 trong đó cơn bão số 9 mạnh nhất 20 năm vừa qua, mưa lớn kéo dài đã gây ra lượng mưa lớn hơn cả lịch sử năm 1999.
Tuy nhiên, theo ông Thành, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, các địa phương, đưa tin kịp thời của thông tin báo chí, đến giờ này, thiệt hại chỉ bằng một phần nhỏ so với năm 1999.
“ Về vấn đề con người có làm tăng thêm thiên tai hay không, cụ thể những thiên tai gây ra thiệt hại lớn về tính mạng của người dân thời gian vừa qua như sạt lở đất, lũ ống và lũ quét: Chúng ta đã được các chuyên gia về địa chất đánh giá nguyên nhân chính khu vực miền Trung là một khu vực đồi núi cao, phân cách. Về địa chất có nhiều loại đất đá cổ, bị đập vỡ nứt nẻ tạo ra các lớp vỏ phong hóa rất dày, nhiều đất sét. Đây là điều kiện hết sức bất lợi, khi mưa lớn, đặc biệt lâu ngày, nước chứa trong các lớp phong hóa này sẽ bị nhão và có lực trượt kéo xuống phía dưới“, ông Thành nói.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, còn có hoạt động dân sinh, khi chúng ta phát triển, cần phải mở đường, san ủi để có mặt bằng xây dựng nhà ở, trường học, xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có cả các nhà máy thủy điện để bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Đây là những hoạt động tạo ra việc cắt taluy, mất chân sườn dốc, làm mất ổn định… Các hoạt động này là nguyên nhân kích hoạt thiên tai có thể xảy ra.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. (Ảnh: Khương Trung).
“ Mất rừng có phải là nguyên nhân không? Cần đánh giá cụ thể rõ trong từng trường hợp cụ thể. Bởi vì như đã biết năm 2016 ở Yên Bái, chúng ta chứng kiến những trận sạt lở đất kinh hoàng ở khu vực rừng nguyên sinh. Khi đó, chúng ta đã chụp được những bức ảnh từ flycam rừng nguyên sinh sạt lở như vết hổ cào trên sườn núi. Do đó, có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau“, ông Thành nói thêm.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ TN&MT bày tỏ vụ sạt lở đất vừa rồi, công trình thủy điện Rào Trăng 3 đang trong quá trình xây dựng, xảy ra sự cố rất đáng tiếc. Thực tế, thời gian vừa qua mưa lũ đều lớn hơn năm 1999 nhưng chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung đã thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, điều hành, cắt được rất nhiều lượng nước. Nếu lượng nước này mà về hạ du thì diện ngập, mức độ ngập hơn mức năm 1999.
“ Thời gian vừa rồi, chúng ta thấy chỉ có một số điểm ở mức lũ lịch sử thôi, còn ở hạ du đã được cắt lũ, diện ngập, độ sâu ngập thấp hơn đáng kể so với năm 1999“, ông Thành nói.
Về đánh giá tác động môi trường cho các công trình thủy điện nhỏ, theo ông Thành, Bộ TN&MT, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia luôn luôn đánh giá thẩm định về các yếu tố tác động đến đặc thù, bao gồm các tác động đến rừng, thảm thực vật và đa dạng sinh học, đánh giá dòng chảy tối thiểu mà thủy điện trả lại cho hạ du và các yếu tố liên quan khác.
Luật Lâm nghiệp đã có quy định hết sức chặt chẽ về việc chuyển đổi đất rừng cho tất cả các loại dự án, không riêng gì các dự án thủy điện với các biện pháp hạn chế hết sức chặt chẽ. Việc bảo đảm trồng lại rừng, phát triển rừng, hiện nay một số nhà máy thủy điện đã bắt đầu nâng cao nhận thức, thực hiện vừa giữ nguồn sinh thủy cho khu vực nhà máy của mình vừa bảo đảm tránh sạt lở đất.
“ Trong thời gian tới, để giảm thiểu các nguy cơ này, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương và các bộ có liên quan đã tham mưu cho Chính phủ loại bỏ 472 quy hoạch thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch và 213 điểm tiềm năng có thể xây dựng thủy điện cũng cần được xem xét hết sức kỹ lưỡng, chặt chẽ để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, bảo đảm bền vững, tránh được những rủi ro thiên tai như trong thời gian vừa qua“, ông Thành cho biết.
Giãn, xóa nợ cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ và bão số 9
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như giãn, hoãn, xóa nợ... cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ lớn.
Quân đội và chính quyền địa phương đang cùng với người dân khẩn trương cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân tại các khu vực bị sạt lở tại Nam Trà My, Quảng Nam - Ảnh: NGỌC HIỂN
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp khắc phục thiệt hại do mưa lũ, sạt lở và bão số 9 gây ra tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp, để khẩn trương hỗ trợ người dân, các ngành, các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành thực hiện hàng loạt biện pháp cấp bách như:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tăng cường lực lượng, phương tiện đến các khu vực bị sạt lở có người bị vùi lấp, khu vực bị cô lập do mưa lũ để phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện cứu hộ, cứu nạn.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai khẩn trương chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương theo quy định.
Đặc biệt, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn (giãn, hoãn, xóa nợ...) cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ lớn và bão số 9 gây ra theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động xuất cấp hàng từ nguồn dự trữ quốc gia theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xuất cấp kịp thời cho các địa phương, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất.
"Các mặt hàng xuất cấp bảo đảm chất lượng, phân bổ đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích; vận chuyển kịp thời đến các địa phương được cứu trợ, hỗ trợ" - Thủ tướng lưu ý.
Nhiều khu vực tại miền Trung bị sạt lở do mưa lũ - Ảnh: MINH HÒA
Chủ đập thủy điện phải tham gia cắt, giảm, làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du
Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công thương đã có chỉ đạo như trên đối với các chủ đập thủy điện.
Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu các chủ đập thủy điện phải tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả.
Các chủ đập thủy điện phải tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường; vận hành đảm bảo an toàn công trình.
Đồng thời, các chủ đập thủy điện cũng phải triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo...).
Các chủ đập thủy điện phải đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.
Bộ Công thương cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện trực thuộc tập đoàn thực hiện các nội dung nói trên.
Đề xuất cấp 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Theo tờ trình ngày 26/10 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số gạo trên để cứu đói nhân dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ. Cụ thể,...