Cần cù…không sáng tạo: Tính tốt lại thành hiểm họa!
“Muốn tốt thì người nông dân vẫn cần cù, nhưng phải được làm trong môi trường KHKT, công nghệ tốt”.
Đó là quan điểm của TS Phạm Tiến Bình – Giảng viên, Tiến sĩ Kinh tế – Đại học kinh tế – Đại học QGHN về việc người Việt vẫn cần cù lao động nhưng hiệu quả kinh tế lại chưa cao.
Phải thoát khỏi tư duy lũy tre làng
PV:- Vừa qua, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, với sự tham gia của 1.005 sinh viên, du học sinh, trí thức trẻ (18-35 tuổi) trên cả nước, khi được hỏi về những đức tính của người Việt trong quá khứ và hiện tại, thì hầu hết đều chọn đức tính cần cù, tỷ lệ lên tới hơn 80%.
Theo ông, thời đại công nghiệp hóa, công nghệ hóa và toàn cầu hóa hiện nay, đức tính cần cù chịu thương chịu khó tự nó có đủ làm nên sức mạnh, hay nó phải bổ sung thêm những yêu cầu khác như tri thức, sáng tạo…v.v…thì mới tồn tại được?
TS Phạm Tiến Bình:- Bây giờ nếu đặt ra câu hỏi, đức tính đặc trưng của người Việt, cụ thể người nông dân thì chắc chắn cần cù sẽ là câu trả lời quen thuộc, cửa miệng. Nhưng tại thời buổi hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa, thì cần cù chỉ là 1 yếu tố chứ không giải quyết được vấn đề nâng cao đời sống, phát triển ngành nông nghiệp.
Vì vậy cho nên, một là, yếu tố khoa học kỹ thuật (KHKT), hai là, yếu tố tổ chức ở khâu nông nghiệp, chuyên môn hóa hay là mang tính tổ chức, ba là, yếu tố đầu tư cho nông nghiệp, đầu tư không phải đầu tư cửa miệng mà là đầu tư thực sự, trong đó có đầu tư về KHKT, đầu tư về cơ sở vật chất, hệ thống tưới tiêu, điện đóm, đầu tư về máy móc, thiết bị với giá rẻ, đầu tư về quy trình công nghệ. Đó là những điều kiện cần để cho nền nông nghiệp của nước ta phát triển.
GS.VS Trần Đình Long :Cần cù không sáng tạo, hiệu quả kém!
Tôi cho rằng, cần cù chỉ là đạo đức, là lối sống chứ cái đó không quyết định sự phát triển của nền nông nghiệp VN.
PV:- Một thực tế hiện nay đang xảy ra, nông dân dù có cần cù chăm chỉ lao động nhưng hiệu quả kinh tế thu được lại quá thấp hoặc lỗ to: đua nhau trồng cao su nhưng khi thu hoạch thì bán không được, giá thành thấp; thu hoạch thanh long, dưa hấu, củ cải, khoai lang… không bán được phải cho bò ăn hoặc bỏ thối tại ruộng. Có nghĩa chúng ta đang rơi vào tình trạng rất cần cù mà không hiệu quả, thậm chí thua lỗ nặng.
Theo ông, đây có phải là minh chứng cho quan điểm “nhiệt tình ngu dốt = tự hại mình” không và chúng ta phải làm gì để tháo gỡ nút chết này?
TS Phạm Tiến Bình:- Tôi thấy quan điểm này hoàn toàn đúng, bây giờ tôi chỉ cần nói một hình tượng đơn giản, đó là 1 bà cụ, gánh 6 quả bí đi chợ,quãng đường 3km, mất một buổi sáng, kèm theo đó là tốn bao nhiêu sức lực, bán 6 quả bí được 30 nghìn.
Đó cũng được coi là cần cù, vì buổi sáng phải dậy sớm, chưa nói đến việc trồng ra 6 quả bí vất vả như thế nào, tôi nói như vậy, để hình dung thấy hiệu quả của tính cần cù hiện nay như thế nào.
Tại sao lại như vậy, đó là vì đức tính tốt nhưng không được đặt vào một môi trường tốt, nên cái tốt ấy trở thành cái rất nguy hại. Vì vậy, tôi mới lấy ví dụ cụ thể, để thấy rằng, tất cả những gì đang tồn tại đều mang tính truyền thống, mang tính bản chất, để đưa vào xu thế phát triển, hội nhập, muốn có hiệu quả thì không thể chỉ có đức tính cần cù.
Thứ nhất, theo tôi, phải có chủ trương đúng, nhìn ra các nước trên thế giới họ đều đặt kinh tế dưới một bối cảnh chung, vì vậy, chúng ta cũng phải đặt nó dưới sự lãnh đạo, tầm nhìn mang tính chủ trương, không những về chủ trương hiện tại mà còn lâu dài, có nghĩa là có tầm nhìn.
Thứ hai, phải có kế hoạch đầu tư, đầu tư về cơ sở vật chất, đầu tư về quy trình công nghệ, gen…
Thứ ba, đầu tư về mặt tổ chức, trước đây ta đã từng là hợp tác xã (HTX), bây giờ bỏ HTX thì phải tổ chức lại một hình thức khác, sao cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Người Việt cần cù nhưng chưa sáng tạo
Thứ tư, đầu tư về thay đổi cách nghĩ cho người nông dân, hướng đến nếp nghĩ làm ăn lớn, nếp nghĩ phải dùng dầu, dùng khối óc, thoát khỏi tư duy sau lũy tre làng.
Video đang HOT
Một điều đáng nói nữa hiện nay là, chúng ta đưa khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống nhưng lại phản tác dụng. Làm sao có thể lý giải được cho việc biến được thịt thối thành thịt tươi, trồng rau chỉ 1-2 ngày ăn được, tất cả do khoa học kỹ thuật chứ không phải do điều gì khác.
Để thấy một điều, tại sao KHKT rơi vào con người cần cù lại hại đất nước, hại chính người dân của mình như thế.
Muốn tốt thì tất cả phải được tồn tại trong một môi trường trong sạch, nông nghiệp cũng vậy người nông dân vẫn cần cù, nhưng phải được làm trong môi trường KHKT, công nghệ tốt.
Cuối cùng, tôi cho rằng, tất cả mọi đức tính quý của người VN, phải đặt trong môi trường đầy đủ và thuận lợi. Mà môi trường thì rộng lắm, môi trường về mặt thể chế, về mặt xã hội, mặt an ninh, tổ chức, phong tục tập quán.
PV:- Ông suy nghĩ gì khi xã hội thường chỉ nhìn nhận và đánh giá cao đức tính cần cù mà không xét đến hiệu quả thực của sự cần cù ấy? Đó có phải là lực cản của sự phát triển không, thưa ông?
TS Phạm Tiến Bình:- Đánh giá sự cần cù là luôn luôn đúng, nhưng không phải lấy kết quả đó để thỏa mãn với cái đánh giá của mình.
Đánh giá chỉ mang tính chất ngoại giao là chính, nhưng không phải lấy đó để mà chỉ đạo sự phát triển của nền nông nghiệp, cái đó để động viên tư tưởng người nông dân mới đúng, giống như rừng vàng biển bạc cho nên cần cù của người nông dân, cũng như người VN nói chung, luôn luôn đúng.
Nhưng không thể lấy cái đó thay thế cho những vấn đề đặt ra hiện nay của nền nông nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
Hơn thế, chữ cần cù không phải lực cản sự phát triển, theo tôi lực cản hay không là do con người ta, nhận thức về đức tính ấy và hiệu quả từ nó, nên nếu thỏa mãn, tự ru ngủ thì đó mới thực sự là lực cản.
Bản thân cần cù không có lỗi, cần cù với người nông dân là hoàn toàn đúng, chỉ những người lấy cái đó để thỏa mãn, lấy cái đó để che hết tất cả mọi yếu tố phát triển nền nông nghiệp, thì đó là lỗi của con người nhìn và suy nghĩ về cần cù.
Cần cù và hiệu quả lao động có mối quan hệ biện chứng
PV:- Tương tự như với người nông dân, đội ngũ công chức cũng bị dư luận đánh giá có tới 30% công chức cắp ô, nghĩa là những người này vẫn đảm bảo giờ giấc, ngày công làm việc đầy đủ, họ mẫn cán, cần cù một cách hình thức trong khi hiệu quả công việc thì hầu như không có. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng nhiều lần về công chức như thế nhưng việc cắt giảm biên chế vẫn không có chuyển biến gì.
Nghĩa là chỉ mẫn cán một cách hình thức, không có hiệu quả thực tế…hiện tượng này được coi là chăm chỉ hay lười biếng thưa ông?
TS Phạm Tiến Bình:- Riêng chữ cần cù của công chức thì không đánh đồng được với chữ cần cù của người nông dân.
Tôi nói ngay, giả dụ người nông dân bước từ ruộng lên trên đường về họ nhặt cái que, cây củi, cúi xuống nhặt mang về làm chất đốt; đi qua ruộng rau lang thấy lá rau lang tốt, thì hái 1 nắm, dĩ nhiên không ảnh hưởng đến năng suất sau này, nhưng họ được bữa canh.
Đấy là cần cù khác, còn người công chức, là do một thể chế đưa ra, bắt người ta rơi vào tình trạng dù không có việc làm nhưng không bao giờ bỏ cái ghế đang ngồi.
Đây không thể gọi là cần cù, mà là 1 thể chế, 1 cơ chế quản lý để người công chức làm ăn chống đối, đi làm chỉ để đảm bảo giờ, cuối tháng lĩnh lương, nhưng hiệu quả công việc không có. Thậm chí, nhiều người lên chỉ chơi cờ vua, bắn gà… cho hết giờ để về, đó không phải là cần cù.
Người Việt cần cù nhưng…lạc hậu: Nếu không đã như châu Phi!
Nên điều tất yếu xảy ra, đó là dần dần thể chế sẽ tạo ra một dạng công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, bằng lòng với đồng lương, lấy tiếng là chính. Con gái mới ra trường được vào công chức lấy tiếng dễ lấy chồng, con trai được vào công chức được tiếng dễ lấy vợ, vị trí công chức ấy có điều kiện mới đục khoét nền kinh tế này.
PV:- Ông có ngạc nhiên khi rất nhiều người lại coi công chức mẫn cán theo kiểu hình thức “cắp ô” như vậy là khôn ngoan, biết sống giữa thời buổi khó khăn này?
TS Phạm Tiến Bình:- Ở đây chúng ta phải phân biệt, có người bằng lòng với vị trí của mình đang làm, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, có nguồn phụ trợ ngoài. Tôi nói ngay như có trường hợp, giả dụ vợ là công chức, còn chồng là đại gia, chồng không cần vợ làm ra tiền, miễn là đi làm, tối về đúng giờ về, còn lo chuyện gia đình, tiền nong thu nhập gia đình không cần quan tâm, và tất nhiên để được như vậy thì chỉ có làm công chức.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp công chức rất đau xót, vì họ nằm trong luồng muốn thể hiện, muốn cống hiến, muốn có hiệu quả cho cơ quan, cho tổ chức, cho đất nước nhưng không làm được, nằm trong cơ chế chính sách không kiểm soát được, nên những trường hợp ấy người ta thể hiện sự chán đời, muốn thay đổi cơ chế nhưng không làm được mà phải đợi cơ hội.
Nên thể loại sáng cắp ô, đi tối cắp ô về cũng có 2 loại, một loại là rất thích, rất thỏa mãn, một loại là rất bức xúc chỉ muốn thay đổi nhưng chưa thể thay đổi được.
Hơn thế, đặc thù cơ chế, sống lười có lợi hơn chăm, thì có cần cù, siêng năng cũng không để làm gì.
PV:- Từ góc độ một chuyên gia kinh tế, ông lý giải mối quan hệ giữa đức tính cần cù, chịu khó và hiệu quả thực của cái sự cần cù chịu khó ấy, như thế nào? Có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực, văn minh của thế giới được không, thưa ông?
TS Phạm Tiến Bình:- Tôi thấy giữa cần cù và hiệu quả lao động có mối quan hệ biện chứng, nhưng phải đặt trong bối cảnh, một môi trường cụ thể, bối cảnh môi trường về mặt XH, về mặt thể chế, môi trường về văn hóa.
Ví dụ, môi trường văn hóa, trước đây đi học ai dở tài liệu mà bị bắt sẽ rất xấu hổ, ngày hôm sau đi học không dám nhìn mặt ai. Bây giờ thì lại khác, ai đi thi có cơ hội dở tài liệu mà không dở được, thì bị coi là ngu.
Vì vậy, cho nên tôi bảo phải đặt trong một mối quan hệ biện chứng giữa cần cù và hiệu quả, đặt trong môi trường trong sạch để tạo phát huy hết khả năng tính cần cù, chịu thương chịu khó với công việc, với phong tục tập quán, truyền thống của quê hương đất nước.
Tất nhiên, chúng ta có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực văn minh của thế giới, nhưng cái đó phải là một quá trình, phải có một bộ máy tạo ra môi trường để phát huy.
Cho nên bây giờ tất cả những điều đó hơi tiêu cực, trước đây dưới dầu một người dân họ ngưỡng mộ công an, quân đội như thế nào, nói đến bộ đội là bộ đội cụ Hồ, nói đến công an là công an nhân dân, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, nhưng môi trường bây giờ tạo cho công an là chỗ kiếm ăn, tạo cho quân đội môi trường không phải đi bảo vệ Tổ Quốc, mà ngồi đó để đợi lên cấp, đợi hưởng quyền lợi đặc thù.
Đây là một môi trường không lành mạnh, làm hại bản chất con người, cần cù chịu khó vì công việc chung, nhỏ thì là cho cơ quan làng xóm, rộng ra là cho quê hương đất nước.
Sau này, phải có một thể chế, nhưng để có một môi trường, một thể chế không đơn giản, ngay từ bây giờ tất cả mọi người chúng ta, phải xác định nhìn ra vấn đề, xác định thay đổi thể chế để tạo ra môi trường trong sạch, có thể phát huy tính tốt của người VN thì kinh tế VN mới có thể phát triển.
– Xin cảm ơn TS đã chia sẻ với Đất Việt!
Thanh Huyền
Theo Vietbao
Người Việt ở Đài Loan cùng hướng về biển Đông
Các cô dâu Việt, công nhân, du học sinh người Việt ở Đài Loan... đang và tiếp tục tích cực kêu gọi đóng góp cho chương trình Hướng về biển Đông nhằm giúp các chiến sỹ hải quân Việt Nam đang bám biển bảo vệ Tổ Quốc.
Thông báo của cộng đồng người Việt ở Đài Loan cần đề phòng an toàn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo chị Thảo Vân - một trong những người chủ trì cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại TP.Đài Bắc ngày 11.5, cho biết, chương trình kêu gọi đóng góp Hướng về biển Đông được bắt đầu từ ngày 12.5 và thu hút được đông đảo cộng đồng Việt Nam ở Đài Loan tham gia.
Sau 10 ngày phát động, tính tới ngày 22.5, tổng số tiền quyên góp được đã lên tới 70.000 Đài tệ (500 triệu đồng). Trong đó có cả bạn bè người Đài Loan cũng tham gia ủng hộ tiền, khiến không ít cộng đồng người Việt tại Đài Loan đã khóc vì xúc động khi biết tin này.
Đại diện của tổ chức Trái tim yêu thương (một tổ chức xã hội của cộng đồng người Việt tại Đài Loan) cho biết, bước sang đầu tháng 6 tới, chương trình Hướng về biển Đông này sẽ tích cực đi phát động quyên góp hàng loạt tại các nhà ga lớn ở nhiều thành phố lớn ở Đài Loan như Đài Nam, Đài Trung, Đào Viên, Trung Lịch... bằng cách bê thùng đi quyên góp từng người.
Đài Loan và Việt Nam cần hiểu nhau hơn
Cũng từ Đài Loan, chị Thảo Vân, cho biết, cộng đồng người Việt tại Đài Loan sẽ họp mặt vào ngày 25.5 tới để kêu gọi tập hợp cho một cuộc biểu tình mới nhằm xin lỗi Đài Loan sau những tổn thất mà các doanh nghiệp Đài Loan đã gặp phải tại Bình Dương vừa qua đều đồng lòng tham gia một cuộc biểu tình mới nhằm xin lỗi chính quyền và nhân dân Đài Loan về những mất mát và thiệt hại mà họ phải chịu trong thời gian qua tại Bình Dương.
Avatar đồng loạt kêu gọi xin lỗi Đài Loan của cộng đồng người Việt ở xứ Đài - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vốn là một công nhân Việt Nam đã lao động tại Đài Loan 10 năm qua, chị Thảo Vân chân thành nói, "Xin gửi lời xin lỗi đến tất cả nhân dân Đài Loan, và những người bạn Đài Loan rất thân thiết... , những người bạn Đài đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi những năm qua, tôi không ngờ ngày hôm nay tôi lại ở trong hoàn cảnh này, bao lần quyên góp từ thiện, đưa tin tốt đẹp về cộng đồng người Việt Nam lên truyền hình, lên báo Đài Loan đều là do các bạn giúp đỡ tôi . Tôi chỉ biết xin lỗi mà thôi."
Cộng đồng người Việt ở Đài Loan cũng kịch liệt phản đối hành động quá khích của những người Việt đã đập phá trong sự kiện Bình Dương và kêu gọi người dân trong nước cần phân biệt rõ Đài Loan với Trung Quốc.
Cô dâu Nguyễn Thị Hương cũng xót xa: "Thành thật xin lỗi Đài Loan nơi tôi đã từng sống gần 10 năm qua, bao nỗi khổ, buồn, vui. Họ đã giúp tôi, động viên tôi. Tôi đã xem Đài Loan như quê hương thứ hai của mình. Nhưng không ngờ ở Việt Nam lại xảy ra những việc vô cùng đáng tiếc và đau lòng. Tôi rất mong Đài Loan thông cảm và tha lỗi cho những người Việt Nam đang sống trên đất Đài nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung. Thành thật xin lỗi Đài Loan."
chị Thảo Vân (cầm loa) tham gia chủ trì cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Đài Loan ngày 11.5 - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhiều cô dâu Việt khác ở xứ Đài cũng cho biết họ rất buồn suốt mấy ngày qua vì nhiều kênh thời sự Đài Loan liên tục đăng tải 24/24 về sự kiện Bình Dương. Rất nhiều người Việt đều cảm thấy có lỗi với Đài Loan vì người Đài Loan đã rất tốt với họ và luôn ủng hộ họ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 11.5.
Đạo diễn truyền hình người Đài Loan Ngô Đông Mục (Ngo Tong-Bok) rất thông cảm với nỗi lòng của bạn bè Việt ở Đài Loan. Ông đã nói: "Đã bị ép tới mức này, sự việc đương nhiên là phức tạp. Không chỉ đơn thuần là sự kiện người Việt đập phá doanh nghiệp. Nhưng những người Việt Nam có lương tâm trong sáng (bao gồm cả người Việt ở Đài Loan, hay những người đã xuống đường biểu tình) không làm hại tới tính mạng hoặc hôi của thì không nên tự trách mình. Hiện tại điều mà mọi người có thể làm được là phải giữ bình tĩnh."
Chị Thảo Vân cho biết chị cũng đang bận rộn làm việc với phía Đài Loan để nhờ họ hỗ trợ cảnh sát bảo vệ an ninh cho cuộc biểu tình xin lỗi Đài Loan sắp tới.
Bảo vệ người Việt xa xứ
Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở Đài Loan cũng kêu gọi người Việt ở Đài Loan hiện phải hết sức cẩn thận khi đi ra ngoài, nhất là ban đêm ở các khu vực Đào Viên, Đài Nam...
ghi chép tiền đóng góp cho chương trình Hướng về biển Đông - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một số người Việt tại Đài Loan cho biết hiện họ đã nhận được nhiều tin nhắn điện thoại của cộng đồng người Việt tại xứ Đài, khuyên ở trong nhà giữ an toàn, nhằm tránh sự trả thù của bang hội Trúc Liên. Cũng có nguồn tin chưa xác thực cho rằng bang hội này đã bắt đầu thanh toán người Việt tại Đài Loan bằng một loạt súng hơi bắn bi sắt.
Một số người Việt đã bị người Đài quá khích đánh trọng thương khi đi ra ngoài mua thức ăn bởi những bất bình và thành kiến từ vụ đập phá ở Bình Dương.
"Người Việt ở Đài Loan hiện đang phải chịu rất áp lực và bất lợi. Thậm chí nhiều người không dám đi ra ngoài đường." chị Thảo Vân xác nhận.
Một số nhà máy, công xưởng Đài Loan đã chính thức phát thông báo bằng cả hai thứ tiếng Hoa-Việt, nhắc nhở: người Việt không nên đi ra ngoài khi không có việc cần; khi cần ra ngoài, phải đi từ 2 người trở lên; khi trò chuyện với người Đài Loan không nên đề cập tới vụ bạo động Bình Dương; tránh mọi hành động khiêu khích (nếu có) trong công xưởng từ phía lao động người Đài Loan, phải phản ánh lại cho chủ quản công xưởng, không được tự ý đáp trả.
Theo TNO
Ra "Quyết tâm thư 5 điểm" phản đối Trung Quốc Lúc 16h chiều 15/5 tại khuôn viên Đại học Nha Trang, cán bộ, viên chức, sinh viên nhà trường đã tổ chức mít tinh ôn hòa và ra "Quyết tâm thư 5 điểm" phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Tại lễ mít tinh, đông đảo sinh viên đã giương cao các khẩu hiệu phản...