Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Liên Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT này 05/4/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn về căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp khắc phục hậu quả; trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư liên tịch gồm:
1 – Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
2 – Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp);
3 – Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
Video đang HOT
4 – Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Phòng Đăng ký kinh doanh).
5 – Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính kết luận hoặc quyết định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi tên doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có tên xâm phạm đặt trụ sở chính.
Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp kết luận hoặc quyết định.
Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây: 1- Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp; 2- Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp gửi Phòng Đăng ký kinh doanh; 3- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền và doanh nghiệp vi phạm không gửi báo cáo giải trình theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
HUY HUY
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tiền lương làm căn cứ truy thu của nhiều loại bảo hiểm
Theo công văn mới của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tiền lương sẽ làm căn cứ để truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp...
Cụ thể: Công văn 1379/BHXH-BT hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày 20/4/2016 của bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ:
Ảnh minh họa
Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
Tỷ lệ truy thu được tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp từng thời kỳ do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, Công văn 1379/BHXH-BT còn hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng khác, như:
Phương thức tính lãi, công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Các trường hợp truy thu, công thức tính lãi truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Các vấn đề về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
Đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, thời điểm đóng, thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện; hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định của Luật BHXH, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH.
Thủ tục hồ sơ, quy trình thu BHXH tự nguyện thực hiện theo Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hanh kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXHngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Chụp ảnh người ngoại tình đưa lên mạng, có phạm pháp? Trường hợp hành vi tung ảnh nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trong nhân phâm, danh dư cua người khác thì mới co thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hỏi: Chị gái em kết hôn và đã có em bé được hơn 2 tuổi. Gần đây, chị phát hiện chồng có bồ và công khai trên các trang mạng xã hội....