Căn cứ trực thăng nguy hiểm bậc nhất Nga sát Trung Quốc
Căn cứ Cherginov nằm tại vùng Primorye giáp Trung Quốc và Triều Tiên được trang bị các trực thăng tấn công Ka52 đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất của Nga.
Chernigov là một trong những căn cứ không quân lớn nhất của Nga tại vùng Primorye một trong những khu vực có vị trí chiến lược của Nga tại vùng Viễn Đông, khi tiếp giáp trực tiếp với Biển Nhật Bản, cùng đường biên giới với Triều Tiên và cả Trung Quốc. Nơi đây có thể được xem là đại bản doanh của phi đội trực thăng tấn công Ka-52 của Không quân Nga tại Viễn Đông. Bên cạnh đó căn cứ quân sự này còn được trang bị nhiều loại trực thăng vũ trang khác một trong số đó là trực thăng vũ trang Mi-8AMTSh.
Việc Nga xây dựng phi đội trực thăng tấn công Ka-52 tại Primorye là điều khá hiển nhiên khi khu vực vùng Biển Nhật Bản luôn nằm trong tình trạng bất ổn với hàng loạt mâu thuẫn giữa các nước có lợi ích tại đây và điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52 là một trong những trực thăng vũ trang tiên tiến nhất của Không quân Nga hiện nay. Nga cũng là một trong số ít quốc gia đang đưa vào biên chế song song hai dòng trực thăng tấn công khác nhau là Ka-52 và Mi-28N. Ngoài biến thể dành cho Không quân Nga, Ka-52 còn được phát triển thành biến thể Ka-52K dành cho hải quân nước này với khả năng hoạt động trên các tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cỡ lớn.
Phóng sự ảnh về căn cứ không quân Chernigov được English Russia thực hiện ngay khi biên đội Ka-52 đóng quân tại đây chuẩn bị bước vào đợt huấn luyện bay chiến thuật đầu năm.
Dù Ka-52 mới được Nga đưa vào trang bị trong thời gian gần đây nhưng lịch sử phát triển của nó lại bắt đầu từ thời Liên Xô với người tiền nhiệm của mình là mẫu trực thăng tấn công Ka-50, tuy nhiên Ka-50 chỉ có biến thể một chỗ ngồi trong khi đó ở Ka-52 là hai. Trong ảnh là đội hỗ trợ mặt đất tại Chernigov đang trao đổi với phi công của một chiếc Ka-52 trước khi nó cất cánh.
Trước mỗi chuyến bay các phi công máy bay quân sự Nga đều phải tự mình kiểm tra mọi chi tiết bên ngoài máy bay nhằm phát hiện ra lỗi có thể ảnh hưởng đến chuyến bay cũng như bảo vệ chính mạng sống của mình lẫn tài sản của Quân đội Nga.
Ka-52 trang bị cánh quạt nâng đồng trục không chỉ giúp trực thăng hoạt động ổn định hơn mà còn cho phép nó hoạt động hiểu quả hơn trên biển kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Một phi công Ka-52 mỉn cười trước ống kính của đoàn phóng viên tham quan căn cứ không quân Chernigov trước khi thực hiện chuyến bay của mình.
Theo Không quân Nga, Ka-52 có thể được xem như là một chiếc “ xe tăng bay” với kho vũ khí đồ sộ mà nó có thể mang theo có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu mặt đất cho đến cả khả năng không chiến. Với biến thể Ka-52K mẫu trực thăng tấn công này còn có thể mang theo cả tên lửa chống hạm Kh-35.
Sẵn sàng xuất kích.
Tầm hoạt động hiệu quả của một chiếc Ka-52 có thể đạt tới 460km với khả năng mang theo 2 tấn vũ khí các loại trên sáu giá treo vũ khí. Tuy nhiên trong các đợt bay huấn luyện chiến thuật thông thường Ka-5 2 thường được trang bị 4 tổ hợp ống phòng rocket S-8 80mm cho hoạt động diễn tập bắn đạn thật.
Ka-52 trang bị hai động cơ VK-2500 cho phép nó có thể bay với vận tốc lên đến hơn 300km/h với trần bay tối đa 5.500m.
Trong ảnh là một nhân viên hỗ trợ mặt đất đang lắp mồi bẫy nhiệt chống tên lửa cho một chiếc Ka-52 trước khi nó cất cánh.
Từng bộ phận trên chiếc Ka-52 sẽ được kiểm tra kỹ trước khi nó cất cánh kể cả các bộ phận đơn giản nhất như vỏ che cho khẩu pháo tự động 2A42 30mm của Ka-52.
Video đang HOT
Toàn bộ phi đội Ka-52 tại Chernigov đã sẵn sàng xuất kích cho mùa huấn luyện mới. Theo Kiến Thức
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Một ngày tại căn cứ "hổ mang chúa" hiện đại bậc nhất Việt Nam
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc " hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai, lao lên bầu trời bao la thực hành các bài tập nhào lộn, cắt bom, chiến đấu.
Đây là trung đoàn duy nhất của cả nước đào tạo phi công chuyên biệt cho chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất mà Việt Nam sở hữu.
Hai máy bay Su30Mk2 xuất kích thực hành bài tập bay đôi. Ảnh: Thuận Thắng.
Sau khi được đào tạo tinh nhuệ tại đây, các phi công mới được gửi về các trung đoàn Su30mk2 khác trong cả nước.
Mỗi chiến sĩ tham gia các đơn vị của buổi tập luôn ở trạng thái tập trung cao độ trong từng giây, từng phút.
Một giây lơ là có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Trước mỗi buổi bay tập, các phi công cấp 1 sẽ bay khí tượng để kiểm tra độ an toàn bay.
Một số hình ảnh ghi lại ngày tập luyện của các các chiến sỹ ở trung đoàn đặc biệt này:
Phi công sau khi kiểm tra sức khỏe, tinh thần ổn định hành quân ra đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng dài Su30Mk2 chờ xuất kích tại đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập bay đôi dành cho các phi công đã bay nhuần nhuyễn, đòi hỏi các phi công phải bản lĩnh và thao tác bay chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Đại tá Phan Xuân Tình, tham mưu trưởng trung đoàn 935, hướng dẫn lại một số thao tác quan trọng trong bài bay cho phi công 9X Bùi Văn Lập trước khi lên máy bay - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công bắt buộc phải mặc quần kháng áp trước khi lên máy bay. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư gắn bom thật lên Su30Mk2 cho bài diễn tập với các lực lượng mặt đất. Máy bay Su30Mk2 mang được tối đa 8 tấn bom trên 12 giá treo - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư lắp đạn cho máy bay Su30Mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Các kỹ sư tham gia phục vụ kiểm tra, sửa chữa S30Mk2 là những người được tuyển chọn kỹ từ các học viện quân sự. Tiếng gầm rú đinh tai, nhói màng nhĩ của Su30Mk2 khiến bệnh lý về tai là bệnh thường gặp ở các kỹ sư này - Ảnh: Thuận Thắng
Trong các ca huấn luyện kỹ sư Su30Mk2 làm việc từ 3g sáng, công việc căng thẳng với đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công kiểm tra động cơ, cần lái, nút điều khiển lần cuối trước khi bay - Ảnh: Thuận Thắng
Các chiến đấu cơ "hổ mang chúa" trở về căn cứ sau chuyến bay - Ảnh: Thuận Thắng
Su30Mk2 bung dù giảm tốc sau khi hạ cánh xuống đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Lính không quân xếp dù lại sau khi máy bay ngắt dù giảm tốc - Ảnh: Thuận Thắng
Một chuyến bay tập thành công - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công trẻ Trần Thanh Luân rạng rỡ sau một chuyến bay tập - Ảnh: Thuận Thắng
Hai chiến sĩ bắt tay chúc mừng nhau sau chuyến bay an toàn - Ảnh: Thuận Thắng
Các phi công trẻ chăm chú theo dõi bài giảng của thầy, đàn anh và đồng đội khác tại sân tập bay mô hình Su30mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công học trước hết là để đảm bảo sinh mạng cho mình nên tinh thần học cực kỳ nghiêm túc - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập đu quay hàng không của phi công. Khi bay, nhất là bay biển, nhào lộn một cái là ngửa mặt lên trời xanh, nhoáy một cái là biển. Trời xanh. Biển cũng xanh - Ảnh: Thuận Thắng
Bóng rổ cũng là môn bắt buộc luyện tập hằng ngày của phi công - Ảnh: Thuận Thắng
Các bài tập bay với Su30Mk2 diễn ra hằng tuần và nhiều giờ liền trong buổi sáng hoặc đêm - Ảnh: Thuận Thắng
Theo VTC News
Cận cảnh tiêm kích đem bom nhiệt áp tấn công IS Xuất hiện hình ảnh cho thấy máy bay ném bom Su-22M4 Syria mang bom nhiệt áp có sức hủy diệt lớn để thực hiện các phi vụ không kích phiến quân IS. Kể từ năm 2011 tới nay, máy bay ném bom Su-22M4 và các chiến đấu cơ khác của Không quân Syria dù hứng chịu nhiều tổn thất nhưng tới nay lực...