Căn cứ tàu ngầm hạt nhân tối mật của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô xây dựng nhiều căn cứ tàu ngầm hạt nhân tối mật nhưng chưa từng đưa vào sử dụng.
Trong ảnh là lối vào trên mặt đất của một căn cứ tàu ngầm khổng lồ của Liên Xô bị bỏ hoang ở khu vực Viễn Đông của nước này từ những năm 1980 khi Moscow và Washington ký một số thỏa thuận cắt giảm cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém.
Căn cứ được xây dựng từ những năm 1960, ăn sâu vào trong lòng núi gần 500 m, làm nơi trú ẩn cho hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Một lối vào dành cho tàu ngầm đã được xây bịt lại bằng gạch.
Căn cứ có hai đường hầm lớn kết nối với nhau bằng nhiều đường hầm nhỏ có thiết kể đủ lớn để tàu ngầm đi qua an toàn.
Căn cứ vào những dấu tích còn lại, các chuyên gia tin rằng căn cứ này đã bị bỏ hoang trước khi hoàn thiện.
Sơ đồ do các chuyên gia vẽ lại cho thấy rõ hai đường hầm lớn chạy song song, được nối bởi nhiều đường hầm nhỏ tạo thành một mê cung trong lòng núi.
Video đang HOT
Một trong hai đường hầm chính chứa đầy nước, dài 450 m, rộng 19 m, cao từ 10-12 m, đủ khả năng chứa vài tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn.
Khu chứa nước ở cuối đường hầm chính, giúp điểu chỉnh mực nước bên trong.
Mùa đông nước trong đường hầm chính luôn đóng băng.
Đường hầm lớn thứ hai ước tích dài 225 m rộng 8 m.
Việc đo đạc kích thước thực thế của căn cứ hiện gặp nhiều khó khăn vì nhiều đường hầm vẫn nằm dưới mặt nước và các chuyên gia không thể xác định chúng dẫn đến đâu.
Các đường dây điện trong đường hầm đã được tháo dỡ hoặc chưa kịp lắp đặt.
Một đường hầm nhỏ khác trong căn cứ.
Tuy là một địa điểm bỏ hoang nhưng nơi này vẫn được canh gác cẩn mật và nhiều khả năng sẽ được hải quân Nga sử dụng trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu của Nga cho biết họ đo được mức phóng xạ trong đường hầm cao hơn dự kiến, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.
Nguyễn Hoàng
Nguồn: The Sun
Theo VNE
Chiếc tàu ngầm hạt nhân Liên Xô đủ sức xóa sổ một quốc gia
Mỗi tàu ngầm lớp Akula của Liên Xô được trang bị 20 tên lửa R-39 mang theo tổng cộng 200 đầu đạn hạt nhân, đủ sức biến một quốc gia thành tro bụi.
Một tàu ngầm lớp Akula. Ảnh: Radikal.ru.
Các tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới không thuộc về Mỹ mà là Liên Xô. Một trong số những tàu ngầm đáng sợ như vậy là tàu ngầm lớp Akula, mang theo lượng tên lửa gắn các đầu đạn hạt nhân có sức công phá gấp 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, có thể thổi bay đồng thời 200 mục tiêu, theo National Interest.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, tàu ngầm Đề án 941 "Akula" được Liên Xô thiết kế để hình thành lực lượng răn đe hạt nhân trên biển. Sau khi biết Hải quân Mỹ chuẩn bị ra mắt tàu ngầm lớp Ohio trang bị 192 đầu đạn hạt nhân, lãnh đạo Liên Xô quyết định phát triển mẫu tàu ngầm của riêng mình để đối phó với mối đe dọa này. Kết quả là tàu ngầm lớp Akula đã ra đời.
Tầu ngầm lớp Akula hoạt động ở khu vực Bắc Cực, tương đối gần lãnh thổ Liên Xô, nơi được lực lượng không quân và hải quân bảo vệ. Các tàu ngầm loại này được chế tạo với lớp vỏ kiên cố và khoang nổi lớn, đủ sức vượt qua các tảng băng vùng cực. Hai chân vịt được che chắn để tránh va chạm với băng.
Tàu dài gần 172 m, rộng 25,5 m, đủ để lắp cả tên lửa lẫn một khoang nổi lớn trong vỏ tàu. Kết quả là lớp Akula có lượng giãn nước khi chìm 48.000 tấn, gấp đôi tàu ngầm Mỹ. Tàu này có thể di chuyển với vận tốc 44 km/h khi nổi và gần 50 km/h khi lặn, nhờ hai lò phản ứng hạt nhân OKB-650 có công suất tổng cộng gần 100.000 mã lực.
Tàu ngầm lớp Akula trang bị tên lửa R-39 Rif (NATO định danh: SS-NX-20 Sturgeon), loại tên lửa đạn đạo ba tầng cỡ lớn dài 16 m, nặng 84 tấn, tầm bắn gần 7.210 km, đủ sức tấn công bất kỳ địa điểm nào trên lục địa Mỹ.
Cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh là cuộc cạnh tranh về số lượng đầu đạn hạt nhân. Tàu ngầm lớp Akula chỉ mang được 20 tên lửa, so với 24 tên lửa của tàu ngầm lớp Ohio, nên mỗi tên lửa Liên Xô phải mang được nhiều đầu đạn hơn tên lửa Trident C-4 của Mỹ.
Một quả R-39 chứa 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 100 kiloton (tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT) và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu độc lập. Điều này làm tăng kích cỡ và khối lượng tên lửa, bù lại mỗi tàu ngầm lớp Akula mang tổng cộng 200 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn 8 đầu đạn so với lớp Ohio. Khi phóng 20 quả tên lửa này, tàu ngầm lớp Akula đủ sức xóa sổ bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Liên Xô dự kiến đóng 8 tàu ngầm lớp Akula nhưng cuối cùng chỉ đóng 6 chiếc. Sau khi Liên Xô tan rã, hải quân Nga kế thừa cả 6 chiếc này. Ngày nay Nga chỉ còn duy nhất chiếc Dmitriy Donskoy trong biên chế, hai tàu khác đang được cân nhắc tháo dỡ để tập trung đóng thêm các tàu ngầm hạt nhân Đề án 955 Borei.
Tàu ngầm lớp Akula (phía sau) và Borei. Ảnh: Reddit.
Trước đó, Moscow đã tháo dỡ ba tàu ngầm lớp Akula. Chiếc Dmitriy Donskoy đã được nâng cấp lên cấu hình Đề án 941UM, đóng vai trò là bệ phóng thử nghiệm cho tên lửa RSM-56 Bulava mới sắp hoàn thiện. Nhiều khả năng chiếc Dmitriy Donskoy sẽ bị loại biên sớm.
Duy Sơn
Theo VNE
Vụ đâm tàu ngầm hạt nhân suýt kích hoạt Thế chiến 3 Một vụ va chạm nghiêm trọng giữa hai tàu ngầm hạt nhân Mỹ và Liên Xô ngoài khơi bờ biển Anh trong giai đoạn cao trào Chiến tranh Lạnh suýt chút nữa đã kích hoạt Thế chiến 3. Tổng thống Mỹ Gerald Ford khi đó đã không bố công bố vụ va chạm tàu ngầm hạt nhân. Theo Express, vụ va chạm giữa...