Căn cứ quân sự Ukraina ở Crưm bị vây chặt
Hàng trăm tay súng đã bao vây một căn cứ quân sự của Ukraina tại bán đảo Crưm, trong khi Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Nga có thể mất quy chế thành viên G8 vì triển khai quân ở Crưm.
Theo AP, hàng trăm tay súng không rõ danh tính đã bao vây căn cứ quân sự của Ukraina tại Privolnoye trên bán đảo Crưm. Nhóm này đã sử dụng ít nhất 13 xe tải quân sự và 4 xe bọc thép được trang bị nhiều súng máy hạng nặng. Mỗi chiếc xe tải chở khoảng 30 binh sỹ Nga và mang biển số Nga.
Binh sỹ Ukraina canh gác căn cứ ở Privolnoye. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, phát biểu hôm 2/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi việc điều động quân sự của Nga đối với Ukraina là “một hành động xâm lược không thể tin được”. Tuyên bố này của ông Kerry được đưa ra sau khi có tin nói rằng, quân đội Nga đã kiểm soát bán đảo chiến lược Crưm ở Ukraina.
Tại một phát biểu khác trên kênh NBC, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cho rằng, Nga sẽ phải trả một cái giá rất đắt do triển khai quân tại Crưm. Theo ông, Nga sẽ không thể tổ chức hội nghị nhóm 8 nền kinh tế phát triển (G8) ở Sochi, thậm chí có nguy cơ mất quy chế thành viên trong G8.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, quốc gia này đã rút khỏi cuộc họp trù bị cho hội nghị G8. “Anh sẽ cùng với các nước G8 khác ngừng hợp tác trong khuôn khổ G8, nhóm mà Nga làm chủ tịch năm nay, trong đó gồm cả các cuộc họp trù bị cho hội nghị G8 diễn ra vào tuần này”.
Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cũng cho biết, nước này đã ngừng tham gia cuộc họp trù bị trước thềm hội nghị G8 ở thành phố Sochi của Nga. Nguồn tin nói, “chúng tôi đã ngừng tham gia hội nghị trù bị G8″.
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Ria Novosti ngày 2/3 đưa tin rằng, các nghị sỹ Ukraina đã khẩn khoản yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét lại việc triển khai thêm quân ở Crưm nhằm tránh leo thang quân sự trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại quốc gia này.
Trong tuyên bố của mình, Quốc hội Ukraina đã nhấn mạnh rằng, “bất kỳ một động thái dịch chuyển binh sỹ, thiết bị hay vũ khí nào, cũng nên được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận với những nhà chức trách có thẩm quyền của Ukraina, phù hợp với những điều ước và pháp luật của Ukraina”.
Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền của Ukraina Igor Tenniukh hôm 2/3 cũng lên tiếng cho biết, bộ này sẵn sàng thảo luận với Bộ Quốc phòng Nga về tình hình ở Crưm. “Chúng tôi tán thành đàm phán để không cho phép vi phạm luật pháp. Chúng tôi sẽ đàm phán với Bộ Quốc phòng Nga,” ông nói.
Thanh Vân (tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Bán đảo trù phú thành điểm nóng
Cộng hòa tự trị Crimea, nằm trên bán đảo Crimea có phong cảnh đẹp như tranh với nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, nằm giữa Biển Đen và biển Azov, ngăn cách với Nga bằng eo biển hẹp Kerch.
- Cuối thế kỷ 18, sau nhiều cuộc chiến đẫm máu với Đế chế Ottoman, Crimea thuộc về lãnh thổ của Nga. Đến năm 1954, nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Sergeyevich Khrushchyov, người gốc Ukraine đã chuyển quyền sở hữu Crimea từ Nga sang Ukraine.
- Người gốc Nga chiếm hơn 58% dân cư ở Crimea, trong khi người Ukraine chỉ chiếm 24% và 12% là người thiểu số Tatars. Với diện tích 26.200km2, dân số khoảng 2 triệu người, tiếng Nga được coi là ngôn ngữ chính thức tại bán đảo này.
- Từ năm 1996, hiến pháp Ukraine quy định Crimea có chế độ cộng hòa tự trị, nhưng khẳng định vẫn phải tuân theo hiến pháp Ukraine. Crimea có quốc hội và chính quyền riêng.
- Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, một số cuộc thăm dò tại Crimea cho thấy đa số người dân ở đây muốn sáp nhập trở lại với Nga, song các cuộc trưng cầu dân ý chính thức đã không được tiến hành.
- Hạm đội Biển Đen của Nga đã đóng căn cứ tại thành phố Sevastopol của Crimea, và duy trì hiện diện tại đây suốt hơn 230 năm qua.
- Năm 1997, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận để Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Sevastopol cho tới năm 2017. Đến năm 2010, dưới thời Tổng thống Vichtor Yanukovich, hai bên đã ký thỏa thuận gia hạn việc thuê căn cứ này tới năm 2042.
- Trong một quyết định mới nhất chính quyền Crimea đã quyết định tiến hành trưng cầu ý dân vào ngày 30-3 tới về kế hoạch hoàn thành quy chế tự trị và mở rộng quyền tự quyết của nước cộng hòa tự trị này. Sau khi cáo buộc phe đối lập ở Kiev đã tiếm quyền một cách vi hiến, chính quyền Crimea đã đề nghị Nga đưa quân tới hỗ trợ để bảo đảm an ninh tại đây.
Theo ANTD
"Ngòi nổ" Crimea: Nước xa khó cứu lửa gần Bán đảo Crimea của Ukraine về cơ bản đã không còn nằm trong tầm kiểm soát của Kiev. Vùng đất du lịch nổi tiếng thanh bình giờ đây trở thành "ngòi nổ' không chỉ bên trong Ukraine, trong quan hệ Nga - Ukraine, mà còn cả trong quan hệ quốc tế. Xe tăng quân đội Nga áp sát biên giới Ukraine Chỉ một...