Căn cứ quân sự Mỹ ở Syria bị tấn công, thủ phạm lên tiếng
Nhóm ‘ Kháng chiến Hồi giáo’ tại Iraq tuyên bố đã tấn công 3 vị trí ở Syria có quân đội Mỹ hiện diện.
Kênh Al-Mayadeen tại Lebanon đưa tin vào ngày 23/10, “nhiều tiếng nổ được nghe thấy” tại mỏ dầu Al-Omar ở tỉnh Deir-ez-Zor của Syria. Ngoài ra, nhiều báo cáo cho hay các máy bay không người lái (UAV) cũng đã tấn công Al-Shadadi ở tỉnh Hasakah và At-Tanf, căn cứ quân sự kiên cố của Mỹ ở phía nam Syria.
Sau đó, nhóm tự xưng “Kháng chiến Hồi giáo” tại Iraq đã lên tiếng nhận trách nhiệm tiến hành các cuộc tấn công trên. Trong tuyên bố hôm 23/10, nhóm này nói đã tấn công các căn cứ của Mỹ gần Al-Omar và Al-Shaddadi, cũng như “tấn công trực tiếp” vào các căn cứ “bị Mỹ chiếm đóng”. Song những hình ảnh kèm theo tuyên bố này được cho là từ năm 2019.
Tuy nhiên, chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết vào sáng 23/10, quân đội Mỹ đã “phá hủy 2 UAV cảm tử xuất hiện gần lực lượng Mỹ và liên minh ở phía tây nam Syria trước khi chúng tiếp cận được mục tiêu”.
Theo CENTCOM, sự việc không gây thương vong về người và thiệt hại vật chất. Tuy nhiên, CENTCOM đang “theo dõi tình hình trong khu vực một cách thận trọng, và sẽ có những hành động cần thiết tương xứng” để bảo vệ quân đội Mỹ.
Khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ đang có mặt ở Syria, kiểm soát các mỏ dầu quan trọng và cửa khẩu sông Euphrates với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do người Kurd đứng đầu. Chính phủ Syria đã nhiều lần cáo buộc sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cáo buộc Iran hậu thuẫn cho các lực lượng thực hiện hàng loạt vụ tấn công gần đây bằng UAV và tên lửa nhằm vào các căn cứ của Mỹ ở Syria và Iraq.
Hôm 23/10, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói Iran đang “tích cực tạo điều kiện” cho các cuộc tấn công này, đồng thời cáo buộc Tehran hỗ trợ cho Hamas và Hezbollah trong cuộc xung đột với Israel.
Vụ tấn công của Hamas phơi bày lỗ hổng tình báo của Israel
Israel đã đầu tư nguồn lực khổng lồ để thu thập thông tin tình báo về Hamas nhưng cuộc tấn công hôm 7.10 cho thấy nỗ lực đó dường như vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Trong lúc Israel đang quay cuồng ứng phó sau cuộc tấn công đẫm máu của lực lượng Hamas hôm 7.10, giới chức an ninh và quốc phòng nước này phải đối mặt với ngày càng nhiều câu hỏi về việc nhóm chiến binh đã thực hiện chuyện đó như thế nào và liệu đây có phải là thất bại tình báo của Israel.
Trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 (còn được gọi là Chiến tranh Ả Rập - Israel lần 4), lực lượng Israel đã mất cảnh giác trước các đoàn xe tăng của Syria và Ai Cập. Giờ đây, đúng 50 năm sau cuộc chiến đó, quân đội của nhà nước Do Thái một lần nữa rơi vào thế bị động trước một cuộc tấn công bất ngờ.
Hàng chục rốc két bay từ Gaza tới Israel trong cuộc tấn công của Hamas hôm 7.10. Ảnh AFP
"Diễn biến trông khá giống với những gì đã xảy ra vào thời điểm đó (50 năm trước)... Như chúng ta có thể thấy, Israel đã hoàn toàn bị bất ngờ trước một cuộc tấn công được phối hợp rất tốt", Reuters dẫn lời tướng về hưu Giora Eiland, cựu lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Israel.
Hàng trăm người thiệt mạng ở Israel và Gaza sau cuộc tấn công của Hamas
Thất bại tình báo?
Israel thường được coi là cường quốc tình báo mạnh nhất trong khu vực, với phạm vi bao phủ rộng khắp Gaza. Cho đến nay, Israel đã kiềm chế Hamas và Gaza bằng chiến lược dựa vào mạng lưới tình báo có thể cảnh báo các động thái của Hamas và dựa vào sức mạnh của quân đội Israel để đẩy lùi các cuộc hành quân trên bộ của Hamas, theo báo The New York Times. Trong cuộc tấn công của Hamas hôm 7.10, hai rào chắn này đều không phát huy tác dụng.
Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Israel Eyal Hulata, Hamas đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công này từ lâu. "Rõ ràng đây là một cuộc tấn công có sự phối hợp chặt chẽ và thật không may là họ đã có thể gây bất ngờ về mặt chiến thuật cho chúng tôi và gây ra thiệt hại nặng nề", Reuters dẫn lời ông Hulata.
Hamas (tức "Phong trào Kháng chiến Hồi giáo") là một phong trào chính trị - quân sự của người Palestine ra đời vào năm 1987. Hamas cùng với Fatah là hai tổ chức đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực thành lập một nhà nước độc lập của người Palestine trên các vùng lãnh thổ mà Israel hiện kiểm soát, bao gồm Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Từ năm 2005, Hamas và Fatah đã mâu thuẫn với nhau, đặc biệt là sau chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp năm 2006. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm năm 2007 khi Hamas giành quyền quản lý trên thực tế tại Gaza. Fatah vẫn giữ quyền kiểm soát Chính quyền Palestine (PA) ở Bờ Tây thông qua Tổng thống Mahmoud Abbas.
Israel và nhiều nước phương Tây, bao gồm Mỹ, coi Hamas là tổ chức khủng bố, cáo buộc Iran hậu thuẫn lực lượng này. Israel và Hamas đã tấn công qua lại trong nhiều cuộc giao tranh kể từ năm 2006, gây thương vong cho dân thường ở cả hai bên. Song kể từ khi gây thiệt hại nặng nề cho Gaza trong cuộc chiến kéo dài 10 ngày vào năm 2021, Israel đã áp dụng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" để duy trì sự ổn định tại khu vực.
Trong 18 tháng qua khi bạo lực gia tăng khắp Bờ Tây, Gaza tương đối yên tĩnh, ngoại trừ các vụ đụng độ lẻ tẻ, chủ yếu liên quan đến phong trào thánh chiến Hồi giáo nhỏ hơn và Hamas phần lớn vẫn đứng bên lề.
Tuy nhiên, bộ máy an ninh của Israel bị động khi các tay súng Hamas - với số lượng lên đến hàng trăm người theo ước tính của Israel - đã phá vỡ hàng rào phòng thủ và xâm nhập các thị trấn ở miền nam nước này hôm 7.10.
"Đây là một thất bại tình báo; không thể nào khác được... Đó là một thất bại về an ninh, làm suy yếu những gì được cho là cách tiếp cận quyết liệt và hiệu quả của Israel đối với Gaza", Jonathan Panikoff, cựu quan chức tình báo quốc gia của chính phủ Mỹ đặc trách Trung Đông, bình luận với Reuters.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (trái) và người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad của nước này, David Barnea, vào tháng 5.2023. Ảnh THE TIMES OF ISRAEL
Một phát ngôn viên quân đội Israel cho biết các cuộc thảo luận về công tác tình báo sẽ diễn ra "trong tương lai" nhưng hiện tại trọng tâm là chiến đấu. "Chúng tôi sẽ nói về điều đó khi chúng tôi cần nói về nó", người phát ngôn nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
Mỹ cũng bất ngờ
Một số quan chức dân sự và quân sự cấp cao của Mỹ cho biết cuộc tấn công của Hamas đã khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden bất ngờ, theo báo The Wall Street Journal. Các quan chức này nói họ không thấy bất kỳ báo cáo tình báo nào trong những ngày gần đây cảnh báo Washington về cuộc tấn công.
"Tôi tin chắc rằng chúng tôi không có thông tin gì", chuẩn đô đốc đã về hưu Mark Montgomery cho biết. Cựu sĩ quan này từng đến Israel vào đầu năm nay và trong chuyến đi, ông đã ghé thăm lực lượng phòng thủ tại một trong những khu định cư (kibbutzim) ở miền nam Israel mà Hamas đã tràn vào hôm 7.10. Ông Montgomery cho biết một sĩ quan quân đội cấp cao của Mỹ tại khu vực đã lên máy bay và trở về Mỹ trong những ngày gần đây, ngụ ý rằng chuyện đó sẽ không xảy ra nếu Washington biết trước về cuộc tấn công của Hamas.
Theo các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ được báo The New York Times dẫn lời, cuộc tấn công của Hamas đã gây bất ngờ cho giới chức tình báo Israel, nhất là về cách các chiến binh này tiến vào và rời khỏi lãnh thổ Israel. Một trong các quan chức Mỹ cho biết, mặc dù tình báo Israel đã thu thập được một số dấu hiệu cho thấy Hamas đang lên kế hoạch cho một chiến dịch lớn, họ vẫn chưa hình dung được một bức tranh rõ ràng.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi tại sao Israel và Mỹ lại bị che mắt trong khi sự phức tạp của cuộc tấn công cho thấy Hamas cần phải tiến hành nhiều bước chuẩn bị. "Có thể có dấu hiệu cho thấy việc tích trữ đạn dược và sự chuẩn bị của lực lượng tấn công, đồng thời đã có hoạt động mạng ở Israel trước cuộc tấn công", Mick Mulroy, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, bình luận.
Israel điều F-16 tập kích sân bay ở Syria Quân đội Nga xác nhận Israel triển khai nhóm tiêm kích F-16 tấn công hạ tầng tại sân bay Al-Nayrab ở thành phố Aleppo của Syria, nhưng không thể khiến sân bay dừng hoạt động. Cột khói bốc lên từ hiện trường một vụ không kích trên lãnh thổ Syria. Ảnh: TimesofIsrael RiaNovosti ngày 29/8 dẫn lời Chuẩn Đô đốc Vadim Kulit, phó...