Căn cứ quân sự khét tiếng của Mỹ khó hồi sinh

Theo dõi VGT trên

Cảm thấy bị bắt nạt trong chuyện tranh giành chủ quyền trên Biển Đông, Philippines muốn Mỹ trở lại căn cứ quân sự nổi tiếng ở Subic, nhưng Lầu Năm Góc thấy việc đó ít ích lợi về quân sự và đắt đỏ về tài chính.

Năm 1991, khi thượng viện Philippines đóng cửa căn cứ quân sự ở Subic, căn cứ lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài lúc bấy giờ, thượng nghị sĩ Agapito Aquino, với giọng đầy xúc cảm, nói ra những gì mà đa số người dân nước này đang nghĩ đến: một “bình minh mới của đất nước” Philippines.

Thế rồi người Philippines đứng tiễn biệt con tàu USS Belleau Wood, đưa những thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng rời vịnh Subic đến Okinawa tháng 11/1992. Tống tiễn người Mỹ khỏi căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark gần đó, theo nghị sĩ Aquino, là hành động “giải thoát đất nước khỏi kìm kẹp” của những ông chủ thực dân.

Nhưng giờ đây người Philippines lại đang muốn quân đội Mỹ trở lại vịnh Subic, ngõ hầu tăng cho họ sức mạnh trong cuộc đối đầu với người Trung Quốc trên biển Đông. Ngay phía tây vịnh Subic, các tàu chiến của Trung Quốc đã lập rào chắn bãi cạn Scarborough – một trong những ngư trường giàu có nhất thế giới và nằm trong vùng 200 hải lý tính từ bờ biển Philippines.

Căn cứ quân sự khét tiếng của Mỹ khó hồi sinh - Hình 1

Tàu đổ bộ USS Tortuga của Mỹ tại vịnh Subic năm 2012. Ảnh: US Navy/HO.

Tháng này, Manila vừa đưa ra những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây các công trình kiên cố trên bãi cạn, như họ từng làm trên nhiều hòn đảo và bãi đá khác khắp Biển Đông. Về phía nam, các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã đuổi các tàu thăm dò khai thác của Philippines tại Bãi Cỏ Rong. (Bãi này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Philippines và Trung Quốc cũng đều tuyên bố có chủ quyền).

Trung Quốc đã mời Philippines khai thác chung, và khẳng định họ không xây công trình kiên cố ở Scarborough, nhưng Philippines vẫn cảm thấy đang bị bắt nạt. E ngại Trung Quốc đang là tâm lý phổ biến, và việc bàn thảo để đưa quân đội Mỹ trở lại Subic cũng như các địa điểm khác ở quốc đảo này đang được tiến hành.

Về mặt kỹ thuật, quân đội Mỹ có thể trở lại Subic bất cứ lúc nào. Cơ quan quản lý đô thị Subic, hiện quản lý vịnh này như một cảng tự do, vẫn duy trì những khu nhà lợp tôn sóng từng là nơi ở của các lính Mỹ. Nhà của sĩ quan – thường là các công trình xây cất bằng gạch và bê tông tử tế và có cửa sổ nhìn ra biển – vẫn đang được sử dụng để cho thuê. Một số ngôi nhà được khách thuê là những thương nhân người Hàn Quốc sửa chữa lại cho đẹp. Người Hàn đến đây để đầu tư vào các ngành điện tử và đóng tàu.

Sân bay Subic còn thừa công suất chưa dùng hết. Đường băng của nó đủ dài để đáp ứng các máy bay ném bom nặng nề đáp xuống, nhưng giờ chỉ dùng cho các cú hạ cánh nhẹ tênh của phản lực riêng của các công ty hoặc các máy bay du lịch, thể thao.

Cầu cảng nơi những hàng không mẫu hạm Mỹ từng dừng chân nay vẫn bỏ không, dù xung quanh nó đầy các câu lạc bộ du thuyền với những con thuyền sang trọngcủa các tỷ phú Hong Kong thường bay đến để nghỉ cuối tuần.

Nhưng trên thực tế, việc đưa những người lính Mỹ trở lại đây không đơn giản. Lý do của cái không đơn giản ấy minh họa cho sự trỗi dậy mãnh liệt về quân sự của Trung Quốc. Nước này giờ đây sở hữu nhiều hạm đội tàu chiến hiện đại, các tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình. Đây chính là điều mà các nhà tính toán chiến lược của Mỹ ở châu Á phải tính đến.

Để bắt đầu tiến trình hồi sinh căn cứ, người Philippines phải tự thay đổi điều luật cấm các lực lượng nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự vĩnh viễn trên đất nước. Cứ cho là điều đó thành hiện thực, thì người Mỹ cũng chưa chắc đã quan tâm. Các căn cứ cố định sẽ dễ dàng trở thành con vịt buộc, làm mồi ngon cho các tên lửa của Trung Quốc. Ngoài ra, căn cứ quân sự rất tốn tiền. Trong bối cảnh phải cắt giảm ngân sách như hiện nay, sẽ rẻ hơn nếu ký hiệp ước thân thiện với các nước, để quân đội Mỹ được quyền tiếp cận sân bay hay cảng của nước đó trong những tình huống cần thiết. Nói theo cách của nhà binh, Mỹ “cần chỗ đứng chứ không cần căn cứ”.

Video đang HOT

Điều quan trọng là, mọi biến động quân sự của Mỹ ở châu Á phải tính sao cho không chọc tức Trung Quốc, trong khi căng thẳng đang rất cao ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, bao gồm trong đó nhiều đảo nhỏ, các rạn san hô và bãi cạn. Vùng biển này là đối tượng tranh chấp chủ quyền không chỉ giữa Trung Quốc với Philippines mà còn với nhiều nước ASEAN khác. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng vẫn có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột một khi nó bùng lên.

Mỹ còn thận trong không muốn chọc giận Trung Quốc vì những lý do khác nữa. Bắc Kinh hiện nay đã cảm thấy bị bao vây bởi các đồng minh quân sự của Mỹ, từ Nhật Bản xuống đến Australia. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Bắc Kinh có những vũ khí khác ngoài quân sự, với tư cách là một đối tác thương mại và là ông chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là điểm đến quan trọng cho dòng đầu tư của các công ty ô tô, máy bay và bán lẻ Mỹ.

Vậy Mỹ và Philippines sẽ thu xếp với nhau như thế nào?

Roberto Garcia, chủ tịch Cơ quan quản lý đô thị Subic, nói rằng một trong các khả năng được tính đến là đặt một phi đội không quân Philippines tại sân bay, làm cơ sở hỗ trợ cho không quân Mỹ. căn cứ Subic hiện vẫn là cảng của các tàu hải quân Philippines, và tàu chiến của hải quân Mỹ có thể tiếp cận với mức độ hạn chế. Quyền tiếp cận này có thể được mở rộng.

Mỹ cũng đã điều thêm hai tàu tuần duyên già cỗi đời 1960 đến Subic để làm “nhà”. Các tàu này hiển nhiên là không phải loại hiện đại gì, như lời làu bàu của một cựu nghị sĩ Philippines, nhưng hai chiếc tàu đó nay đang là những chiến hạm hiện đại và lớn nhất của quốc đảo, dẫn đầu những con tàu tuần tra có niên đại từ Thế chiến II.

Hai nước có hiệp ước phòng thủ chung, và quân đội Mỹ cũng đang giúp quân đội Philippines dẹp loạn Hồi giáo ở đảo miền nam Mindanao. Nhưng những ngày sôi động ở Subic, với tư cách là căn cứ quân sự lớn nhất, dường như sẽ chỉ vang bóng một thời Chiến tranh Lạnh mà thôi, cho dù Mỹ và Philippines có đạt thỏa thuận gì sau những cuộc đàm phán hiện nay.

Mitch Schranz, sĩ quan tuyên úy của quân đội Mỹ nay đã nghỉ hưu, là một trong những người Mỹ cuối cùng rời Subic năm 1992. Sau đó ông quay lại đây lập gia đình với một phụ nữ Philippines. Schranz nhớ lại những buổi tiệc tùng túy lúy mỗi khi tàu sân bay Mỹ trở lại Subic sau nhiều tháng trên biển, khi hàng nghìn thủy thủ “sổ lồng” và lao vào những quán bar thâu đêm suốt sáng trong tiếng nhạc chói tai.

“Bầu không khí lúc đó như là ngày 4/7, năm mới và lễ hội carnival Mardi Gras gộp làm một”, Schranz nhớ lại.

Để phục vụ những mối tình nảy nở từ các đêm tiệc tùng ấy, Subic còn mở một trường mang tên “Trường học Cô dâu” dành cho các phụ nữ Philippines tìm cách để quen với cuộc sống người Mỹ, học từ cách dùng máy làm bỏng ngô trở đi.

Người Mỹ khi đó tuyển dụng tới 30.000 nhân công bản địa, tất cả đều được trả lương cao. Những nhân viên xuất sắc và có nhiều tiền người Philippines thậm chí còn lập một giải đấu bowling cho riêng họ.

Khi căn cứ Subic đóng cửa, “có một nỗi buồn chung”, Scharanz nói. “Sau 100 năm tồn tại – đùng một cái – mọi thứ tan biến hết”.

Theo VNE

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển

Philippines hôm nay đã cam kết tăng cường các cuộc tuần tra trên biển khi nước này tiếp nhận tàu chiến thứ 2 từ Mỹ nhằm thúc đẩy khả năng phòng thủ trong lúc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 1

Tàu chiến BRP Ramon Alcaraz đến vịnh Subic, phía tây bắc Manila trong lễ tiếp nhận ngày 6/8.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã dẫn đầu lực lượng hải quân chào đón BRP Ramon Alcaraz, một tàu chiến lớp Hamilton mà Manila mua của Mỹ.

Con tàu thả neo tại Subic, một căn cứ hải quân cũ của Mỹ trên bờ biển phía tây của đảo Luzon nhìn ra Biển Đông, nơi Philippines có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

"Giờ đây tàu BRP Alcaraz đã đến Philippines, chúng ta sẽ tăng cường các cuộc tuần tra trên vùng đặc quyền kinh tế của mình", Tổng thống Aquino nói trong bài phát biểu tại lễ tiếp nhận tàu. "Con tàu sẽ thúc đẩy khả năng của chúng ta trong việc ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào".

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 2

Tổng thống Philippines Aquino lên thăm tàu BRP Ramon Alcaraz.

Alcaraz, được đặt theo tên một người anh hùng thời Thế chiến II, là tàu chiến thứ 2 mà Philippines mua của đồng minh Mỹ trong những năm gần đây để nâng cấp nền quân đội vốn được trang bị yếu kém.

Con tàu đầu tiên, BRP Gregorio del Pilar, được mua vào năm 2011 và ngay lập tức được cử đi để tuần tra các vùng biển của Philippines nhằm đối phó với điều mà Manila gọi là tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.

Hồi năm ngoái, tàu Gregorio del Pilar đã đối mặt với các tàu Philippines trong cuộc đối đầu căng thẳng vì Scarborough/Hoàng Nham, một bãi cạn nhỏ ngoài khơi gần Subic. Trung Quốc sau đó đã giành quyền kiểm soát bãi cạn sau khi Philippines rút lui.

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 3

Tàu Alcaraz được mua của Mỹ hồi năm 2012 và đã trải qua quá trình tân trang với chi phí trên 15 triệu USD.

Tàu Alcaraz 3.250 tấn có thể chịu được các con sóng mạnh và trụ trên biển lâu hơn so với bất kỳ tàu hiện thời nào của Philippines, cho phép nó tiến hành các cuộc tuần tra rộng hơn, hải quân nước này cho hay.

Quân đội Philippines bị xem là một trong những lực lượng yếu nhất trong khu vực và đang tìm kiếm sự trợ giúp của Mỹ để thúc đẩy các khả năng.

Chính phủ Philippines hồi tuần trước cho hay viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Manila có thể tăng hơn 60% lên 50 triệu USD trong năm nay, với khả năng mua tàu hải quân thứ 3.

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 4

Tàu Alcaraz đang tiến vào vịnh Subic.

Một số lượng nhỏ các binh sĩ Mỹ hiện đang hoạt động luân phiên để tham gia công tác huấn luyện tại Philippines, bộ quốc phòng nước này gần đây cho biết đang đàm phán với Mỹ để cùng sử dụng các căn cứ quân sự tại Philippines.

Các máy bay trinh sát P3 Orion của hải quân Mỹ cũng đang trợ giúp Philippines thu thập thông tin tình báo về các hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 5

Đông đảo các quan chức và người dân tham gia lễ tiếp nhận tàu vào ngày 6/8.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng.

Subic, cùng với căn cứ không quân Clark gần đó, từng là các căn cứ quân sự của Mỹ trong một thời gian dài. Đến năm 1991, thượng viện Phippines đã bỏ phiếu phê chuẩn việc đóng cửa các căn cứ này tại quốc gia Đông Nam Á.

Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển - Hình 6

Tổng thống Aquino bắt tay với các thủy thủ trong lễ tiếp nhận tàu chiến thứ 2 từ Mỹ.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ 'quét sạch' lực lượng Ukraine ở Kursk

10:07:35 05/11/2024
Vùng Kursk sẽ sớm sạch bóng binh lính Ukraine. Khi chúng ta giành lại được lãnh thổ từ tay đối thủ, sẽ có rất nhiều việc cho các tình nguyện viên , ông Putin nói.

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?

Netizen

13:47:10 05/11/2024
Tiếng Việt là một trong những môn học đầu tiên mà các học sinh được tiếp xúc khi bước vào tiểu học. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em sẽ dần hình thành tư duy logic,

Các thành viên mới của Fifty Fifty được lựa chọn chỉ trong 4 tháng

Nhạc quốc tế

13:45:34 05/11/2024
Đội hình mới của Fifty Fifty nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ sự mới mẻ trong hình ảnh và âm nhạc chất lượng hơn.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại dự án trạm quan trắc nước Bạc Liêu

Pháp luật

12:04:11 05/11/2024
Ngày 4.11, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, liên quan dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Man City dốc hầu bao vì Rodrygo

Sao thể thao

11:48:52 05/11/2024
Đội bóng nước Anh dự định hỏi mua tiền đạo người Brazil với giá 150 triệu euro, nhằm hy vọng mua cầu thủ này về sân Etihad để bổ sung sức mạnh hàng công.