Căn cứ quân sự Ấn Độ bị tấn công
Bốn tay súng đã bị tiêu diệt sau khi thực hiện một vụ tấn công vào căn cứ không quân của Ấn Độ gần biên giới Pakistan vào sáng ngày 2/1.
Căn cứ không quân Ấn Độ ở thành phố Pathankot, bang Punjab đặt trong tình trạng báo động cao sau vụ tấn công khủng bố. (Ảnh: AP)
Theo BBC, vụ tấn công xảy ra khoảng 3h30 sáng qua tại căn cứ không quân ở thành phố Pathankot, bang Punjab của Ấn Độ.
Thời điểm thực hiện vụ tấn công 5 tay súng mang theo vũ khí hạng nặng, giả mặc quân phục Ấn Độ và lái một chiếc xe mang biển số cơ quan chính phủ mà chúng cướp được tiến vào căn cứ để dễ dàng hành động.
Các binh sỹ tại căn cứ với sự hỗ trợ của các trực thăng bên trên đã đối phó và tiêu diệt 4 tay súng, trong khi tên còn lại hiện vẫn cố thủ trong tòa nhà. Trong khi đó, 2 binh sỹ của Ấn Độ thiệt mạng và 6 người khác bị thương sau cuộc đấu súng kéo dài vài giờ đồng hồ với những kẻ khủng bố. Hiện toàn bang Punjab được đặt trong tình trạng báo động cao.
Một nhân viên an ninh cho biết, 5 kẻ tấn công này thuộc một tổ chức khủng bố Hồi giáo có tên là Jaish-e-Mohammed. Nhóm này đóng ở vùng Kashmir nhưng chống lại Ấn Độ và được cho là do Pakistan hậu thuẫn tuy nhiên Pakistan bác bỏ cáo buộc này.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra và người đồng cấp Pakistan hội đàm tại Lahore để khởi động một sáng kiến về hòa bình.
Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ nổ súng giữa binh sĩ Ấn Độ và Pakistan dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) – đường biên giới trên thực tế dài 720km chia vùng Kashmir ở dãy núi Himalaya làm hai phần do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát. Tuy nhiên, cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir. Hai bên thường cáo buộc lẫn nhau nổ súng khiêu khích và vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực ranh giới này.
Minh Phương
Theo Dantri/BBC
Một ngày tại căn cứ "hổ mang chúa" hiện đại bậc nhất Việt Nam
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc " hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai, lao lên bầu trời bao la thực hành các bài tập nhào lộn, cắt bom, chiến đấu.
Đây là trung đoàn duy nhất của cả nước đào tạo phi công chuyên biệt cho chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất mà Việt Nam sở hữu.
Video đang HOT
Hai máy bay Su30Mk2 xuất kích thực hành bài tập bay đôi. Ảnh: Thuận Thắng.
Sau khi được đào tạo tinh nhuệ tại đây, các phi công mới được gửi về các trung đoàn Su30mk2 khác trong cả nước.
Mỗi chiến sĩ tham gia các đơn vị của buổi tập luôn ở trạng thái tập trung cao độ trong từng giây, từng phút.
Một giây lơ là có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Trước mỗi buổi bay tập, các phi công cấp 1 sẽ bay khí tượng để kiểm tra độ an toàn bay.
Một số hình ảnh ghi lại ngày tập luyện của các các chiến sỹ ở trung đoàn đặc biệt này:
Phi công sau khi kiểm tra sức khỏe, tinh thần ổn định hành quân ra đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng dài Su30Mk2 chờ xuất kích tại đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập bay đôi dành cho các phi công đã bay nhuần nhuyễn, đòi hỏi các phi công phải bản lĩnh và thao tác bay chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Đại tá Phan Xuân Tình, tham mưu trưởng trung đoàn 935, hướng dẫn lại một số thao tác quan trọng trong bài bay cho phi công 9X Bùi Văn Lập trước khi lên máy bay - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công bắt buộc phải mặc quần kháng áp trước khi lên máy bay. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư gắn bom thật lên Su30Mk2 cho bài diễn tập với các lực lượng mặt đất. Máy bay Su30Mk2 mang được tối đa 8 tấn bom trên 12 giá treo - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư lắp đạn cho máy bay Su30Mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Các kỹ sư tham gia phục vụ kiểm tra, sửa chữa S30Mk2 là những người được tuyển chọn kỹ từ các học viện quân sự. Tiếng gầm rú đinh tai, nhói màng nhĩ của Su30Mk2 khiến bệnh lý về tai là bệnh thường gặp ở các kỹ sư này - Ảnh: Thuận Thắng
Trong các ca huấn luyện kỹ sư Su30Mk2 làm việc từ 3g sáng, công việc căng thẳng với đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công kiểm tra động cơ, cần lái, nút điều khiển lần cuối trước khi bay - Ảnh: Thuận Thắng
Các chiến đấu cơ "hổ mang chúa" trở về căn cứ sau chuyến bay - Ảnh: Thuận Thắng
Su30Mk2 bung dù giảm tốc sau khi hạ cánh xuống đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Lính không quân xếp dù lại sau khi máy bay ngắt dù giảm tốc - Ảnh: Thuận Thắng
Một chuyến bay tập thành công - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công trẻ Trần Thanh Luân rạng rỡ sau một chuyến bay tập - Ảnh: Thuận Thắng
Hai chiến sĩ bắt tay chúc mừng nhau sau chuyến bay an toàn - Ảnh: Thuận Thắng
Các phi công trẻ chăm chú theo dõi bài giảng của thầy, đàn anh và đồng đội khác tại sân tập bay mô hình Su30mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công học trước hết là để đảm bảo sinh mạng cho mình nên tinh thần học cực kỳ nghiêm túc - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập đu quay hàng không của phi công. Khi bay, nhất là bay biển, nhào lộn một cái là ngửa mặt lên trời xanh, nhoáy một cái là biển. Trời xanh. Biển cũng xanh - Ảnh: Thuận Thắng
Bóng rổ cũng là môn bắt buộc luyện tập hằng ngày của phi công - Ảnh: Thuận Thắng
Các bài tập bay với Su30Mk2 diễn ra hằng tuần và nhiều giờ liền trong buổi sáng hoặc đêm - Ảnh: Thuận Thắng
Theo VTC News
Máy bay Nga thả 1500 quả bom vào căn cứ IS Máy bay chiến đấu tầm xa của Nga đã thực hiện 145 phi vụ vào các mục tiêu của IS kể từ khi Nga tham gia chiến dịch chống khủng bố tại Syria vào giữa tháng 10. Đài phát thanh Ekho Moskvy dẫn lời tướng Anatoly Konovalov, Phó chỉ huy của lực lượng hàng không tầm xa Nga nói: "Trong tổng số, máy...