Căn cứ nhỏ, hiệu quả lớn
Mỹ và Senegal vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác về quân sự và an ninh với nội dung chủ chốt là quân đội Mỹ có thể hiện diện thường xuyên, ở nhiều nơi và mọi thời điểm trên lãnh thổ quốc gia Tây Phi này.
Lính Mỹ tại căn cứ hải quân Lemonnier của nước này ở DjiboutiAFP
Cho dù chính phủ Mỹ và Senegal quả quyết thỏa thuận này chỉ nhằm đối phó với nguy cơ xảy ra khủng hoảng an ninh và nhân đạo ở Senegal và vùng xung quanh, nhưng ý nghĩa chiến lược của nó vượt xa hơn thế rất nhiều.
Trong thực chất, thỏa thuận này đã biến toàn bộ đất nước Senegal trở thành một căn cứ quân sự của Mỹ và Senegal được Mỹ bảo hộ về an ninh.
Thời nay, căn cứ quân sự ở nước ngoài là chuyện rất nhạy cảm và phức tạp về chính trị, đồng thời rất tốn kém về tài chính. Ở châu Phi, Mỹ đã chuyển từ chiến lược quân sự và an ninh dựa vào một số căn cứ quân sự lớn sang một mạng lưới nhiều căn cứ quân sự mới nhỏ hơn trải đều trên khắp châu lục.
Video đang HOT
Những căn cứ này nhỏ nhưng rất hiệu quả đối với Mỹ, chỉ được sử dụng khi Mỹ cần đến và có thể được nhanh chóng mở rộng thành căn cứ quân sự có quy mô như ở thời trước. Chúng được kết nối hữu cơ với nhau trong khuôn khổ bố trí chiến lược chung của Mỹ ở châu Phi. Hiện tại, mạng lưới này của Mỹ đã bao gồm khoảng 60 căn cứ ở 34 quốc gia châu Phi (chiếm 60% tổng số quốc gia trên châu lục).
Trong thực chất, thỏa thuận này đã biến toàn bộ đất nước Senegal trở thành một căn cứ quân sự của Mỹ và Senegal được Mỹ bảo hộ về an ninh. Trong hình: một bãi biển ở thủ đô Dakar của Senegal Reuters
Chiến lược này giúp Mỹ tránh được những vướng mắc với dân chúng và xã hội sở tại, lại có thể nhanh chóng triển khai quân đội ở khắp châu Phi. Mỹ có thể chậm chân hơn EU, Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với châu Phi, nhưng vượt xa tất cả các đối tác này về quân sự.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc: Hợp tác quân sự Mỹ - Philippines tạo 'chiến tranh lạnh' ở Biển Đông
Trung Quốc cáo buộc kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines là biểu hiện của một cuộc "chiến tranh lạnh", theo Reuters ngày 15.4.
Một cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Philippines - Ảnh: Reuters
Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên sau khi Mỹ công bố chiến lược hợp tác quân sự với đồng minh Philippines, đồng thời tiết lộ những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đã được tiến hành giữa quân đội hai nước.
"Sự tăng cường liên minh quân sự Mỹ và Philippines là biểu hiện của tinh thần Chiến tranh Lạnh, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông ", Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trên trang web của cơ quan này tối 14.4.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng việc tuần tra chung giữa Mỹ và Philippines tổ chức hồi tháng 3 và đầu tháng 4.2016 là "động thái quân sự hóa ở khu vực". Bắc Kinh đồng thời kêu gọi Washington và Manila thúc đẩy hợp tác quân sự song phương cần "tránh làm phương hại đến nước thứ ba".
Mỹ cho biết sau cuộc tập trận và tuần tra chung ở Biển Đông với Philippines, sẽ có 275 binh lính và 5 máy bay tấn công A-10 của Mỹ tiếp tục ở lại Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong buổi lễ kết thúc cuộc tập trận Balikatan 2016 giữa hải quân Mỹ và Philippines - Ảnh: Reuters
"Quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi sát tình hình này, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc", Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan thể hiện sự chân thành và tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực đã, đang cố gắng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông", tuyên bố viết.
Trong chuyến thăm Philippines nhân dịp hải quân 2 nước tập trận chung Balikatan ngày 14.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói rằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực "không nhằm gây xung đột với Trung Quốc", theo Reuters.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Chê' Mỹ và phương Tây, Áo tính chuyện hợp tác quân sự với Nga Tổng tham mưu trưởng quân đội Áo, tướng Othmar Commenda trong cuộc gặp tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng liên quân, Thứ trưởng Quốc phòng Nga, cho biết Áo sẵn sàng hợp tác quân sự với Nga, bất chấp cảnh báo của phương Tây và Mỹ. Áo tính chuyện hợp tác quân sự với Nga - Ảnh: Reuters "Mối quan hệ...