Căn cứ NATO ở Afghanistan bị tấn công, 7 binh sĩ thiệt mạng
Ngày 04-01-2014, các phần tử vũ trang đã tấn công vào một căn cứ quân sự của NATO ở miền đông Afghanistan, khiến 7 người chết, trong đó có một binh sĩ NATO.
Các quan chức địa phương cho biết, vụ tấn công xảy ra ở tỉnh Nangarhar, ở miền đông Afghanistan. Vào sáng 04-01, sáu phần tử vũ trang đã tấn công vào một căn cứ quân sự của NATO ở tỉnh Nangarhar, trong đó có một kẻ đánh bom tự sát đã phóng xe qua cổng căn cứ quân sự này và cho kích nổ một quả bom xe.
Sau đó năm phần tử vũ trang khác đã tiến vào đấu súng với các nhân viên an ninh, tất cả các phần tử vũ trang này đều bị giết chết. Có một binh sĩ NATO đã bị thiệt mạng trong vụ giao tranh này. Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Binh sỹ NATO ở Afghanistan
Thời gian gần đây, liên quân Mỹ và NATO liên tiếp bị Taliban tấn công theo đủ kiểu. Vào sáng sớm ngày 25-12-2013 vừa qua, Taliban đã phóng hai quả rocket vào khuôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kabul, song không gây thương vong.
Video đang HOT
Ngày 16-11-2013, một kẻ đánh bom tự sát đã đâm xe vào một xe quân đội Afghanistan ở Kabul. Có ít nhất 6 người thiệt mạng và 22 người bị thương bao gồm người dân và binh lính.
Ngay sau các vụ tấn công trên, lực lượng Taliban ở Afghanistan đều lên tiếng nhận trách nhiệm về mình.
Theo ANTD
Al-Qaeda vẫn hồi sinh ở Trung Đông
Chưa bao giờ mạng lưới al-Qaeda phải hứng chịu tổn thất nhiều như vậy sau hàng loạt cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Mặc dù vậy, mạng lưới khủng bố này vẫn chứng tỏ một khả năng hồi sinh.
Không kích hết tác dụng
Theo các thống kê của phương Tây, đã có 25 trong tổng số hơn 40 nhân vật quan trọng của al-Qaeda bị loại khỏi vòng chiến đấu kể từ lúc bắt đầu thời gian cầm quyền đến nay của Tổng thống Obama.
Đối với mạng lưới khủng bố ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tập trung tấn công vào đầu não của chúng ở trên đất Yemen. Tuy nhiên, nếu như các đợt tấn công bằng máy bay không người lái ở Yemen đã đánh "dập đầu" nhánh al-Qaeda ở bán đảo Arập (AQPA), thì hiệu quả của các vụ không kích lại không được phát huy để có thể ngăn chặn sự mở rộng của mạng lưới khủng bố địa phương.
Thực tế, các vụ tấn công lặp đi lặp lại bằng các máy bay không người lái, cho dù được tăng cường để có thể tiêu diệt hoặc bắt giữ các nhân vật cốt cán của al-Qaeda, vẫn chưa đủ để làm suy yếu lâu dài một phong trào khủng bố đã biến tướng và ngày càng có nhiều chân rết ở các vùng lãnh thổ mà chúng cắm chốt.
Theo đánh giá của các chuyên gia về al-Qaeda ở Iraq và Syria, các chi nhánh của mạng lưới này có khả năng thích ứng rất lớn với thực địa mà chúng phát triển. Các nhánh này cũng có khả năng dễ dàng thay đổi ban lãnh đạo của chúng bởi sự biến mất của một phần tử thánh chiến là điều đã được tính đến trong lôgích chiến đấu của chúng. Tất cả các phần tử khủng bố đều có một tư tưởng thánh chiến chống "phương Tây nghịch đạo".
Mặt khác, các phần tử khủng bố cũng rất biết cách di chuyển nơi ẩn náu trước các vụ tấn công của máy bay không người lái. Ngay cả khi al-Qaeda ở Yemen từ bỏ một số khu vực sau đòn tấn công của các đơn vị quân đội và đặc nhiệm Mỹ, các thành viên của chúng vẫn có thể lẩn trốn tại các vùng có tộc trưởng yếu thế và chính quyền yếu kém để có thể tiếp tục chuẩn bị lực lượng và vũ khí. Và khi một số nhánh địa phương của al-Qaeda bị suy yếu do các vụ đào tẩu thường xuyên xảy ra, thì đây vẫn là kết quả từ mâu thuẫn giữa các thủ lĩnh địa phương hơn là từ hành động tấn công tiêu diệt do phương Tây tiến hành.
Lợi dụng sự bất ổn
Sự hỗn loạn do các cuộc nổi dậy của người Arập gây ra cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các phần tử "chức trách" al-Qaeda, chẳng hạn như trường hợp trở về Libya của Abou Anas Al- Libi hoặc về Ai Cập của một số phần tử khác. Abou Moussab Al-Souri là một chỉ huy quân sự khét tiếng của al - Qaeda, là kẻ đã được phóng thích nhờ lệnh đặc xá của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thời kỳ đầu phong trào nổi dậy.
Không ai biết phần tử trên đang ẩn náu ở đâu, có thể tại quê hương của hắn ở Syria, hoặc đã di chuyển sang nước Iraq láng giềng, nơi mạng lưới al-Qaeda Iraq (AQI) đang lợi dụng cuộc khủng hoảng tại Syria để tăng cường lực lượng và mở rộng mạng lưới. Tại Iraq, bất chấp việc các thủ lĩnh cốt cán lần lượt bị tiêu diệt kể từ sau cái chết của nhân vật khát máu Abou Moussab Al-Zarqaoui, AQI chưa bao giờ bị chẹn họng. Ngược lại, thủ lĩnh hiện thời của AQI là Abou Omar Al-Bagdadi vẫn qua lại Iraq và Syria thường xuyên và gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại cả hai nước.
Khả năng bền bỉ của AQI gần đây được củng cố do sự gia nhập của các tù nhân trốn trại sau một cuộc tấn công nhằm vào các nhà tù ở phía bắc thủ đô Baghdad. Trong những năm qua, các cơ quan tình báo phương Tây cũng đã phát hiện nhiều phòng thí nghiệm hóa học bí mật của al-Qaeda ở miền bắc Iraq.
Nói tóm lại, sự bất ổn bao trùm thế giới Arập, từ Libya đến Iraq, đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố phát triển bất chấp những tổn thất nặng nề sau các vụ tấn công của phương Tây.
Theo Báo Tin tức
Đại sứ Syria: Nếu thắng, khủng bố sẽ kéo sang Nga, Trung Đại sứ Imad Maustafa ước đoán các phần tử tham gia phiến quân chống chính quyền Syria chủ yếu là khủng bố, chiếm tới 40% lực lượng khủng bố toàn cầu và đến từ nhiều quốc gia. Đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustafa hôm qua 1/7 đã có bài trả lời phỏng vấn tờ báo chí khẳng định rằng Damascus sẵn...